Hôm nay,  

Di Trú, Di Dân Và Công Dân

07/04/200600:00:00(Xem: 5799)
- Thượng viện đang tranh luận về đề luật di trú. Nhưng người ta cần nhìn xa hơn…

Hoa Kỳ là quốc gia thành hình từ di dân.

Thực ra, quốc gia nào cũng từng gặp hoàn cảnh ấy vì thế giới hiếm có loại quốc gia thuần chủng, gồm chỉ một sắc dân xưa nay cùng sống trên một lãnh thổ từ ngàn xưa cho đến ngày nay.

Những di dân đầu tiên đặt chân lên khu vực ta gọi là nước Mỹ ngày nay là những "thổ dân", nhưng họ có thể xuất phát từ châu Á, vượt qua eo biển Behring rồi từ Alaska đi xuống đã mấy chục ngàn năm về trước.

Những "thổ dân" đầu tiên của Việt Nam có thể là người Malay-Polynesian của Đông Nam Á, hòa nhập với di dân đổ xuống từ miền Bắc hay Tây Bắc và bị đẩy dần lên vùng trung du, thượng du. Rồi những người Việt Nam đa chủng ấy trở thành di dân khi tiến dần xuống miền Nam, và hòa nhập -hay đồng hóa- các sắc tộc khác khi Việt Nam thôn tính vương quốc Chàm và một phần lớn của Thủy Chân Lạp -phân nửa nước Cao Miên- và tiếp nhận cả di dân từ Trung Hoa chạy xuống… Sáng lập nhà Lê, vua Lê Lợi có thể là người Mường, và sáng lập nhà Trần là một gia đình di dân từ Trung Hoa…

Vấn đề vì vậy tùy thuộc vào một yếu tố là thời gian, lâu hay chóng, xa hay gần và mật dộ tập trung nhiều hay ít ở những vùng chiến lược nhất. Suốt khoảng thời gian đằng đẵng ấy, xứ nào cũng có tranh luận về di dân, giữa người đến trước và kẻ đến sau, trong một tiến trình vừa đối kháng vừa hội nhập, ôn hòa hay không thì cũng còn tùy.

Sau khi di dân từ Hoa Kỳ đến nước Mỹ, cuộc tranh luận có thể nói là đầu tiên đã xảy ra: ngay trước thời "lập quốc" của Hoa Kỳ, di dân gốc Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan (Scotland và Ireland) đặt chân lên vùng đất này đã khiến những người đến trước từ nước Anh nêu vấn đề. Thành phần "Tô-Ái" là những tay du thủ du thực, khách tứ chiếng, có thể làm thay đổi bản sắc của họ. Nhưng thành phần di dân ấy là cần thiết, vì Hoa Kỳ khi đó thiếu nhân lực để vượt mở mang lãnh thổ về hướng Tây thành một hậu phương. Cứ chết kẹt trên dải đất Bắc Nam cách trở của bờ biển Đông, họ không chặn được những đòn tấn công - của nước Anh - đến từ Âu châu.

Hoa Kỳ thành hình như vậy, từ những sắc dân đến từ Âu châu rồi Phi châu.

Trong suốt hai trăm năm lập quốc đến nay nước Mỹ đã tiếp nhận nhiều đợt di dân khác từ Đông Âu, Nam Âu hay cả châu Á và lần nào cũng có tranh luận giữa di dân mới và di dân cũ. Người đến trước e là kẻ đến sau sẽ đe dọa quyền lợi, việc làm, lương bổng hoặc "bản sắc văn hóa" của mình. Nhưng mọi cuộc tranh luận đều tiến tới giải pháp hội nhập và Hoa Kỳ trở thành siêu cường công nghiệp hóa, có nền kinh tế và quân lực lớn nhất thế giới.

Cho nên, nếu chúng ta có thấy giới lãnh đạo, trong chính quyền và bên Quốc hội, tranh luận về chuyện di dân, thì cũng đừng nên cho rằng đây là lần đầu.

Nhưng lần này, cuộc tranh luận có thể là nghiêm trọng nhất - và đáng e ngại nhất - vì giới lãnh đạo lại không nhìn thấy tầm quan trọng của nó để giải thích cho công chúng rõ.

Từ Âu châu qua, đa số mọi người đều nghĩ đến quy luật kinh tế bần cùng là "người khôn của khó". Bần cùng vì tưởng rằng tài nguyên quốc gia là một cái bánh, người này ăn là người kia mất phần, di dân vào là mình mất việc. Dân Á châu lại có một quy luật khác, mơ hồ mà thực sự chính xác hơn, đó là "trời sinh voi trời sinh cỏ". Trời vốn không có mặt để lên tiếng, nhưng con người sẽ tìm ra giải pháp.

Tình hình tại Hoa Kỳ gần với trường hợp thứ nhì hơn là thứ nhất. Di dân làm giàu thêm cho cả cộng đồng cũ và mới. Lý do chẳng là một sự thật về luân lý hay kinh tế, mà vì địa dư. Lãnh thổ Hoa Kỳ quá rộng nên nước Mỹ vẫn có mật độ dân số thấp. Số người sống trên cùng một diện tích địa dư tại Hoa Kỳ vẫn còn quá thấp, khoảng 34 người một cây số vuông, bằng một phần tư mật độ dân số Âu châu (115 người) và một phần mười mật độ dân số Nhật Bản (337 người).

Nếu đất chật người đông thì càng thêm người năng suất kinh tế có thể càng giảm và di dân trở thành gánh nặng. Hoa Kỳ chưa gặp vấn đề ấy. Nếu có so sánh với mẫu quốc cũ là nước Anh (mật độ khoảng 250 người một cây số vuông), Hoa Kỳ có thể có dân số đến hai tỷ người! Còn lâu mới tới mức độ ấy!

Nếu vậy, vì sao cuộc tranh luận lần này lại nghiêm trọng"

Trong các đợt biểu tình để tác động vào cuộc tranh luận ở Quốc hội, chúng ta có nghe thấy một số người gốc Mexico nêu nhận xét: họ không vượt qua biên giới mà chính là biên giới đã vượt qua họ. Đảo ngược tương quan nhân quả của cuộc tranh luận, những di dân này không cho là mình đã đe dọa quyền lợi của người đi trước mà chính là nước Mỹ đã cướp đất của họ!

Lý luận ngược ngạo này thực ra không sai.

Sau cuộc cách mạng giành độc lập của Texas năm 1835 và chiến tranh Mỹ-Mễ năm 1846, một phần lãnh thổ của Mexico trở thành lãnh thổ Mỹ. Nhưng khác với nhiều tiền lệ tàn khốc ở thời khác xứ khác, sau đợt thôn tính (hay phát triển, tùy giác độ), người Mỹ không ra tay diệt chủng mà vẫn sống chung với người Mễ trong vùng biên vực theo kiểu cộng đồng đồng tiến. Và hai quốc gia Hoa Kỳ và Mexico không phàn nàn gì về chuyện ấy.

Ngày nay sự thể đã đổi khác, vì vậy cuộc tranh luận mới nghiêm trọng.

Lý do là di dân gốc Mễ không giống các loại di dân khác của lịch sử Hoa Kỳ.

Khi người Đức, người Ý, người Nga, người Ấn hay cả người Hoa, người Việt, đến nước Mỹ đã phân tán ra nhiều nơi chứ không tập trung hẳn vào một vùng. Họ đem theo thực phẩm, bếp núc, bàn thờ hay nhiều tập quán sinh hoạt riêng và góp phần làm cho nền văn hóa Mỹ thêm đa diện, phong phú và kinh tế thêm phú cường. Họ đem theo những gì có thể làm giàu cho nước Mỹ nhưng không đi cùng những gì có thể đe dọa nước Mỹ.

Nếu nước Đức, nước Nga hay Trung Hoa, Ấn Độ lại là láng giềng của Hoa Kỳ, tình hình có khi đã khác!

Các thành phần di dân nói trên đều sống phân tán trong lãnh thổ và xã hội Mỹ, và không có một hậu phương tiếp giáp ở ngay bên kia biên giới.

Tại Hoa Kỳ, ta có nào Little Tokyo, Chinatown, Little Italy, Little Saigon, nhưng không có những trung tâm gọi là Little Mexico mà lại có một xứ Mexico rất lớn ở bên kia sông Rio Grande. Và giữa hai quốc gia có rất nhiều trung tâm sinh hoạt đặc thù của người Mễ, từ vùng biên vực nửa Mễ nửa Mỹ lên đến các tiểu bang miền Nam, từ Texas đến California, tới cả miền Tây Bắc Hoa Kỳ.

Nói cho xa mà gần hơn, nếu di dân gốc Vân Nam hay Lưỡng Quảng của Trung Quốc lại cứ tập trung ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và hướng về Bắc Kinh hơn là Hà Nội hay Sài Gòn, thì người Việt ta có lo ngại không"

Hoặc nhìn vào một loại lịch sử giả định, nếu Quang Trung thôn tính xong Lưỡng Quảng như nhiều người Việt đã mơ ước hay luyến tiếc, ngày nay dân số hai tỉnh ấy (tổng cộng 160 triệu, gần gấp đôi dân số Việt Nam) sẽ bỏ phiếu cho đại biểu ở Bình Dương, Nghệ An hay cho những đồng hương gần gũi, những người mà lòng dạ có thể vẫn hướng về Bắc Kinh"

Khi tranh luận là di dân làm giàu hay gây hại cho nước Mỹ, người ta đặt sai vấn đề.

Chẳng trước thì sau, di dân nào cũng làm giàu cho nước Mỹ, di dân người Mễ cũng vậy. Chúng ta không nên kỳ thị dân Mễ vì họ lãnh lương thấp hay cướp mất việc của các nhóm thiểu số nghèo túng khác. Về kinh tế - quyền lợi - kỳ thị là sai. Về đạo lý cũng vậy.

Nhưng, về đại thế chính trị, sau cả trăm năm hướng về Âu châu, lãnh đạo Hoa Kỳ quên hẳn các bài học lịch sử của mình và của nhân loại: họ không có chánh sách di trú đúng đắn với di dân từ miền Nam, và vì những lợi ích nhất thời đã để lại cho xã hội từ 11 đến 12 triệu di dân nhập lậu, đa số đến từ Mexico.

Đa số này lại tập trung ở vùng biên vực và dân số gia tăng đã làm thay đổi cục diện chính trị nơi đó. Trong vòng dăm chục năm nữa, khoảng 2050, những người gốc Latino sẽ hết là thiểu số trong xã hội Mỹ, và sẽ là đa số tại các tiểu bang biên vực. Đấy mới là vấn đề.

Ngày nay, thành phần này trương cờ Mexico và đặt ngược vấn đề về biên cương.

Chính quyền Mexico chẳng những bất lực mà còn vô trách nhiệm về kinh tế nên xúi giục thêm nhiều đợt di dân nhập lậu để giảm bớt áp lực chính trị vì nạn thất nghiệp ở nhà. Hãy xem cách họ đối xử tàn tệ với di dân từ các nước khác ở Nam Mỹ xâm nhập bất hợp pháp vào Mexico thì ta sẽ thấy ra tính chất đạo đức giả của họ khi họ đả kích Hoa Kỳ. Nước Mỹ rất rộng lượng với di dân, một phần vì quyền lợi kinh tế, nhưng một phần nữa chính là nhờ bản chất bao dung, vốn là đặc tính chung của di dân. Nhưng tình trạng này không thể kéo dài được nữa chẳng phải vì vấn đề kinh tế hay văn hóa mà vì an ninh chiến lược của Hoa Kỳ.

Lịch sử thế giới đã có rất nhiều cuộc tranh chấp và cả chiến tranh khi sự chuyển dịch dân số di dân làm lệch tương quan lực lượng trong các vùng biên vực. Gần nhất mà không duy nhất là vụ Kosovo! Chuyện này đang xảy ra tại Hoa Kỳ.

Dân gốc Mễ không chỉ trương cờ Mexico mà còn cho rằng năm xưa di dân vào Texas đã cướp đất của họ. Việc họ nhập lậu ngày nay là chính đáng, cũng sẽ chính đáng như việc họ đòi lại đất đai đã mất, chẳng vậy mà đến 70% dân Mễ, ở Mexico và tại Hoa Kỳ, vẫn cứ cho là nước Mỹ kỳ thị chủng tộc và bóc lột sức lao động của di dân. Họ thiếu công bằng với xã hội tiếp cư vì cho rằng mình là nạn nhân của một sự bất công trước: bị Mỹ cướp đất. Một số người hết coi vùng biên vực là lãnh thổ Mỹ và Hoa Kỳ là quốc gia của họ, mà con cái rất đông của họ còn muốn đòi lại đất cũ. Nếu đủ đông, có khi họ sẵn sàng bỏ phiếu đòi ly khai, tự trị hay độc lập.

Lịch sử thế giới không thiếu gì chuyện ấy.

Bài toàn chiến lược này hoàn toàn không có trong đề luật của Thượng viện và trong cả đề luật Hạ viện đã biểu quyết năm ngoái.

Lãnh đạo Hoa Kỳ không phân biệt được ba tầng của vấn đề: trên đại thể, Hoa Kỳ phải có chánh sách di dân đối với những người đến từ mọi nơi; trong đó, phải có chánh sách di dân đối với những người đến từ miền Nam; và trong chánh sách Nam diện này phải có đối sách với di dân định cư tại các vùng biên vực, từ Texas đến New Mexico, qua Arizona đến California.

Cốt lõi của vấn đề nằm tại các vùng biên vực ấy.

Nhưng, vấn đề có khi đã thành quá trễ vì tại các vùng ấy, nhiều giới đại diện dân cử lại thuộc gốc Latino, họ sẽ quyết định căn cứ trên quyền lợi tối thượng và trường cửu của Hoa Kỳ hay của đồng hương ở bên kia sông"

Nhức đầu!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.