Hôm nay,  

Nói Vậy Không Phải Vậy, Còn Tệ Hơn Vậy Nữa

15/07/200200:00:00(Xem: 4409)
Nửa thế kỷ đồng bào Miền Bắc, một phần tư thế kỷ đồng bào Miền Nam sống với CS, nhân dân VN bị kiểm soát chặt chẽ từ lời ăn tiếng nói đến suy nghĩ, việc làm. Trong hoàn cảnh nghẹt thở đó, người dân cũng phải tìm cách "kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm". Cách nói của người dân thấp cổ bé miệng dưới chế độ CS vô cùng khôn khéo. Cười vào mặt CS mà không bắt bẻ được, móc lò CS tức chết đi mà không bỏ tù được. Chưa nơi nào, chưa thời nào chuyện tiếu lâm nhà cầm quyền phong phú và sinh động hơn thời CS ở Miền Bắc. Nói lái, nói cạnh, nói khóe, nói vặt, nói mắc, lời đầy lưỡi câu, giọng đầy ngạnh để "bôi bác chế độ" và ngạo cười lãnh tụ CS; phồn thịnh nhứt phải nói là thời sau ngày 30 tháng 4, khắp ba miền của đất nước. Cách dùng chữ, chuyển nghĩa, và biến hoá của ngôn từ là một dấu ấn rõ rệt của cuộc sống bị dồn ép dưới thời CS, đáng cho những nhà ngôn ngữ học nghiên cứu. Nhưng nói chung, người dân thường dùng phương pháp hết sức bình dân, quen thuộc, dễ hiểu. Đó là nói vậy, chớ không phải vậy, còn tệ hơn vậy nữa.

Nhiều nhiều lắm. Lộng kiếng treo hình Bác Hồ theo lịnh của phường khóm là nói lái. Đề nghị nghĩa là bó buộc phải làm; cải tạo là tù đày: đó là nói khoé. Nói như đọc thiệu "Không có gì quí hơn độc lập tự do", câu khẩu hiệu CS thường treo ở Trại Giam và ngoài xã hội ( được xem như trại tù lớn ): đó là nói ngược. Nhưng gần đây người dân Việt sáng tạo cách nói mới, như nói cà lâm để rủa xả hai cách làm tiền của Đảng và Nhà Nước. Đó là dịch vụ là dịch vật và làm luật là lo lót.

Anh Phan Ngọc Nhuận dân Tây gốc Việt của thành phố sản xuất Rượu Chát Bordeaux nổi tiếng của Pháp kêu trời trên Báo Thông Luận được Việt Báo khai thác. Cái dịch vụ hay dịch vật ø Ngân hàng CS. Dịch vụ ngân hàng CS đã khiến cho Anh rút ngắn chuyền về quê nghỉ sau khi về hưu và suýt bỏ của chạy lấy người, điều mà các nhà báo Tây Phương dùng mỹ từ học là "chào VNCS bằng chân". Anh Nhuận kêu Trời, " dịch vụ phí ngân hàng ở VN, ôi trăm phương ngàn kế để siết cổ khách hàng." Mỗi lần rút tiền Ngân hàng CS sơ sơ bắt anh trả 3.25%, tức 100 đồng mất 3,25 đô la, mắc hơn từ Mỹ gởi về Sàigòn chỉ trả 2 đồng. Tiền của Anh ngân hàng giữ, còn bao nhiêu cũng không buồn cho anh biết. Anh phải ra tại chỗ làm dữ, một người không tiếp khách, ngồi trong phòng lạnh và kín -- hẵn là cán bộ đảng viên rồi Anh Luận ơi-- mới ra trả lời. Ớn quá Anh Nhuận xin ra rút hết để về Pháp. Ngân hàng không cho và cũng không cho đóng tài khoản, mà buộc Anh phải chuyển qua một ngân hành trung gian do CS chỉ định. Lệ phí của cái dịch vụ dịch vật phí ấy sơ sơ chỉ 10% thôi. Cứ còn 1000 trong ngân hàng thì chuyển về Pháp Anh chỉ còn được được 900 thôi.

Anh Nhuận có lẽ di tản sớm, trước ba lần CS đổi tiền, vét sạch nhà sạch của của nhân dân nên không biết. CS coi tiền của dân là của Đảng, Nhà Nước. Không thấy sao, Uûy Ban, Toà án, Công an, cái gì CS cũng kẹp chữ nhân dân vào. Chỉ riêng có ngân hàng làø ngân hàng nhà nước. Kỳ đầu đổi, ai có bao nhiêu, nạp cho Nhà Nước bao nhiêu cũng mặc kệ, mỗi người chỉ được lãnh ra 200 đồng tiền CS. Kỳ hai vàø ba, CS Hà nội hạ giá chính đồng tiền cũ của chính họ phát hành ra khi đổi tiền mới, nên vét còn mạnh hơn kỳ trước. Chưa đủ họ chỉ phát theo nhu cầu của gia đình do chính Đảng, Nhà Nước qui định. Sau ba kỳ đổi tiền người dân treo cao, sử dụng nhiều và mạnh câu khẩu hiệu "Sạch Nhà Sạch Cửa" mà khóm phường buộc phải treo trên vách trước đó. CS biết nên sau đó ra lịnh cấm treo câu ấy nữa.

Quyền in, phát, định giá tiền là thuộc chủ quyền quốc gia. Cờ vào tay CS mặc sức phất. Không biết chừng nào CS Hà nội đổi tiền, định giá tiền lại đây. Thế cho nên chỉ người ngoại quốc mới dám vào VNCS làm ăn vì họ có chánh phủ của họ bảo vệ quyền lợi bằng ngoại giao. Chớ người Việt tỵ nạn CS dù vô quốc tịch nào đi nữa, theo luật CS và dưới mắt Đảng, vẫn còn là "con dân" của CS Hà nội. Ai bảo vệ người Việt hải ngoại về nước làm ăn trong việc đổi tiền, gởi tiền ở ngân hàng, và đầu tư vốn trong sản xuất kinh doanh hay đia ốc" Con số thống kê chỉ rõ dù CS Hà nội kêu Việt kiều khan cổ họng, về chơi thì có ở lại thì không. Thà cho bà con thân nhân sơ sơ mỗi năm cho 3 tỷ đô la, chớ làm ăn với CS thì khỏi. Con số đầu tư của Việt Kiều quá nhỏ so với lợi tức kiếm được là 15 tỷ mỗi năm. Kinh nghiệm máu, nước mắt, mồ hôi mà!

Kế đến là hai chữ làm luật hay lo lót. Chữ này đồng bào Miền Bắc xài nhiều hơn Miền Nam vì kinh nghiệm CS nhiều hơn. Cái gọi là Quốc Hội, cơ quan quyền lực tối cao của đất nước (chữ CS dùng) chỉ là bộ máy đánh thuế cao, kêu sưu nặng nơi nhân dân dùm cho Đảng. Nói khác là bộ máy làm tiền hợp pháp cho Đảng. Cho nên xe bị cảnh sát chận, hàng hóa bị Quản Lý Thị trường làm khó, người bị khóm phường gây rắc rối, hai chữ đầu tiên của người dân thấp cổ bé miệng tự nói là làm luật hay lo lót. "Thủ tục đầu tiên", cán bộ đòi là tiền đâu. Nếu người Tây Aâu Bắc Mỹ tin dân chủ pháp trị, yêu Quốc Hội, cơ quan lập pháp như trái tim của mình, hiểu được cách dùng chữ cười ra nước mắt của người Việt sống dưới chế độ CS như vậy, sẽ buồn 5 phút và khen dài dài cách dùng chữ nghĩa của người Việt.

Nhứt tự lục nghì (một chữ có sáu nghĩa). Không thể hiểu rõ nghĩa một chữ khi nó đứng riêng rẻ, mà phải hiểu qua ngữ cảnh (context) có thể là vế, câu, hay đoạn văn. Ngoài ra nghĩa của chữ còn nằm trong điệu bộ, cách phát âm, dụng ý là những cách chuyên chở 75% ý nghĩa của chữ. Trong một chế độ kềm kẹp, người dân phải ép mình qua ngỏ hẹp để phát biểu cảm nghĩ, nghĩa của chữ còn tùy thuộc bối cảnh nói và hoàn cảnh của thời đại. Chính nhờ vậy mà ngôn ngữ càng ngày càng phát triễn. Những chữ như hồ hởi, phấn khởi, đồng tình CS ỷ mạnh đem vào Miền Nam nhưng dân không xài nên trở thành tử ngữ. Hoặc bị biến thành nghĩa tiêu cực để làm giàu cho Việt ngữ bình dân và để cười CS cho bỏ ghét.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.