Hôm nay,  

Chủ Nghĩa Toàn Cầu Và Khuôn Mặt Lưu Manh Của Nó

03/08/200200:00:00(Xem: 3738)
Một trong những vấn đề kinh tế bức thiết của thời đại chúng ta, đó là rất nhiều "cái được gọi là những nền kinh tế đang phát triển" thực sự không phải đang phát triển. Dân chúng thuộc những xứ sở dân chủ, kỹ nghệ hóa Tây Phương đã bị sốc thực sự, khi họ biết, ở những nước như Uganda, hay Ethiopia, hay Malavi, tuổi thọ của đàn ông hay đàn bà không mong gì vượt qua con số 45. Hay là ở Sierra Leone, 28% trong số tất cả trẻ em chết trước khi được "ăn mừng" lên năm tuổi. Hay là hơn một nửa những trẻ em ở Ấn Độ bị thiếu ăn, suy dinh dưỡng. Hay ở Bangladesh, một nửa đàn ông, và chưa tới một phần tư đàn bà, là biết đọc và biết viết. [Những số liệu từ 1999/2000 World Development Report, Table 2].

Điều này còn nhức nhối hơn nữa: Không hề có một sự tiến bộ nào, ít ra là trên "mặt trận kinh tế" tại nhiều nơi, nếu không muốn nói là tất cả những nước nghèo đói nhất trên thế giới, nơi mà mức thu nhập mạt rệp của người dân thật xứng đôi vừa lứa với sự vô tài bất tướng của chính quyền trong cái việc tạo nên thảm cảnh trần gian. Trong số 50 quốc gia, bình quân thu nhập đầu người thấp nhất vào năm 1990, thì 23 quốc gia, mức thu nhập đầu người năm 1999 thấp hơn năm 1990. Ở 27 quốc gia kia, mức thu nhập nhỉnh hơn lên, là 2.7%. Với mức độ nhinh nhỉnh như vậy, phải mất 79 năm họ mới có được thu nhập của Hy Lạp, một trong những nước nghèo nhất của Hiệp hội các nước Âu Châu.

Quả thực là một vấn đề nhức nhối, nếu người ta để ý tới những lời tuyên đoán lạc quan của một số kinh tế gia, vào những năm đầu tiên của thời kỳ hậu chiến. Có ông tỏ ra rất mừng cho những nước kém phát triển: họ sẽ không phải trả giá gì hết, cứ việc noi theo đàn anh, nghĩa là những nước đã có một nền kinh tế phát triển, tránh những vết xe đổ, tránh những lồi lầm mà đàn anh đã gặp phải. Nobel kinh tế gia Simon Kuznets nhắn nhủ: sẽ căng lắm đấy, khi khởi sự kỹ nghệ hóa, con số người nghèo sẽ tăng lên, thâu nhập giữa giầu và nghèo sẽ cách biệt, nhưng dần dần mọi việc sẽ êm xuôi thôi.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều nhà kinh tế hiện nay, đang lao vào những câu hỏi nhức nhối kể trên, sau những tiên đoán đầy lạc quan như vậy. Và họ đồng thanh tự hỏi, đâu là nguồn cơn của thảm cảnh trần gian" Một trong những người đó giơ tay chỉ đích danh tên lưu manh, kẻ khốn nạn: Quĩ tiền tệ thế giới (IMF).
(còn tiếp)

Jennifer Tran giới thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.