Hôm nay,  

Tin Nước Úc

17/04/200600:00:00(Xem: 6009)
CÁC BỘ TRƯởNG CAO CẤP CủA CHÍNH PHủ LIÊN BANG ÚC BỊ “THẨM VẤN” VỀ VỤ AWB!

ÚC ĐẠI LỢI: Một cựu viên chức Liên hiệp Quốc vừa đưa ra một lời tuyên bố gây chấn động rằng: cách đây sáu năm bà đã khuyến cáo chính phủ Howard rằng Cơ quan Lúa mì Úc Đại Lợi (AWB) có thể đang trả lệ phí chuyên chở bằng xe vận tải cho Iraq và điều này vi phạm lệnh cấm vận Liên hiệp Quốc. Diễn biến gây sửng sốt này xảy ra ngay khi Tổng trưởng Mậu dịch Mark Vaile và Ngoại trưởng Alexander Downer chuẩn bị ra khai chứng tại cuộc điều tra Cole ngày thứ Hai và thứ Ba.
Các lời khẳng định của bà Felicity Johnston được phát trên chương trình Four Corners của đài truyền hình ABC tối thứ Hai vừa qua. Được biết bà Johnston, một viên chức quan thuế Anh làm việc trong chương trình đổi dầu hỏa lấy thực phẩm (Oil-for-Food) của Liên hiệp Quốc, sẽ được mời ra làm nhân chứng trong tháng này. Kể từ khi vụ xì-căng-đan này bị bể ra, các bộ trưởng của Chính phủ luôn luôn nói họ không bao giờ biết công ty độc quyền xuất cảng lúa mì này trả lệ phí vận chuyển cho Iraq, và họ cũng chẳng có lý do nào để ngờ vực như vậy.
Thế nhưng bà Johnston nói rằng bà đã nêu vấn đề này với nhà ngoại giao Úc, bà Bronte Moules, trong tháng Giêng 2000 sau khi các nhà ngoại giao Canada khẳng định AWB đang vi phạm lệnh trừng phạt của Liên hiệp Quốc. Bà Johnston nói rằng bà cũng đã chuyển các lời tố cáo về hành động lại quả (kick backs) cho ủy viên Mậu dịch của Úc ở Hoa Thịnh Đốn lúc đó là ông Alistar Nicholas.
Trong chương trình Four Corners, bà Johnston nói rằng bà hoàn toàn chắc chắn đã đề cập vấn đề lệ phí vận chuyển với ông Nicholas. Cả ông Nicholas lẫn bà Moules, lúc đó là đệ nhất bí thư trong phái đoàn Úc ở Liên hiệp Quốc, đều quả quyết bà Johnston đã chẳng bao giờ nói chuyện với họ về lệ phí vận chuyển bằng đường bộ. Cả hai viên chức này đã nói với cuộc điều tra Cole rằng họ không ghi chép trong các cuộc thảo luận với bà Johnston. Các bức công điện của họ gửi về Canberra đã không đề cập đến lệ phí chuyên chở bằng xe vận tải.
AWB cuối cùng đã trả gần $300 triệu đô-la, trong thời gian ba năm, tiền lại quả cho chế độ Saddam Hussein. Dù với sự can thiệp của bà Johnston và hàng chục hợp đồng giữa AWB và Iraq về việc chuyên chở lúa mì bằng xe vận tải, ủy viên Terence Cole đã không nghe chứng cớ nào về việc các viên chức của chính phủ Howard điều tra các món tiền trả này.
Ông Mark Vaile đã liên tục bào chữa cho vai trò của Bộ Ngoại giao và Mậu dịch Úc (DFAT) trong xì-căng-đan này, và nói rằng công việc kiểm tra giá cả trong các hợp đồng UN là của Liên hiệp Quốc chứ không phải là DFAT. Ngày hôm qua, ông Downer thề là sẽ nói sự thật khi ra làm nhân chứng trước cuộc điều tra Cole. Vị ngoại trưởng phủ nhận ông ta hoặc bộ ngoại giao đã phớt lờ lời khuyến cáo về các vụ lại quả của AWB. Trong khi đó Thủ lãnh Đối lập Kim Beazley nói rằng Chính phủ đã nhận được các lời khuyến cáo về hoạt động của AWB và đã đến lúc nó phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này.

TELSTRA ĐẠI HẠ GIÁ ĐỂ CẠNH TRANH

ÚC ĐẠI LỢI: Hàng ngàn khách hàng của công ty điện thoại Teltra sẽ có thể gọi không giới hạn các cú điện thoại địa phương và đường dài với lệ phí cố định hàng tháng chỉ có $89.90. Trước mối đe dọa dịch vụ điện thoại internet ngày càng trở nên rất phổ biến, trong tuần tới đây Telstra sẽ gửi một lá thơ đến những khách hàng được chọn lựa, báo cho họ biết về đề nghị “all you can eat” rất hấp dẫn này. Nó cũng bao gồm mức giá tối đa 50 cent cho các cú gọi dài 20 phút tới những chiếc điện thoại di động của Telstra. Và các khách hàng sẽ không phải ký hợp đồng một hoặc hai năm.
Quyết định này được xem như một cú đánh phủ đầu chống lại các công ty gồm Ninemsn và Yahoo!7. Mức thu nhập từ các đường dây điện thoại cố định của Telstra đã giảm 7 phần trăm còn $3,8 tỷ trong sáu tháng qua. Đề nghị này là một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược của Telstra để giữ các khách hàng. Đây là lần đầu tiên Telstra đề nghị một lệ phí cố định bất kể số lượng hoặc thời gian của các cú gọi.
Telstra không nói bao nhiêu khách hàng sẽ nhận được đề nghị đặc biệt này, dù là tờ Herald biết nó sẽ bắt đầu với vài chục ngàn người trước khi đề nghị rộng rãi hơn. Các cư dân sống trong khu vực thôn quê và các vùng ngoại ô thành phố là những ứng viên đầu tiên, bởi vì họ buộc phải gọi các cú đường dài cho bạn bè và gia đình.
Dịch vụ điện thoại Internet đã rất phổ biến ở Âu Châu và Hoa Kỳ sau khi một công ty có tên là Skype hoạt động ở Luxembourg cách đây bốn năm, cho phép người ta nói chuyện trên mạng. Giờ đây khoảng 50 triệu người đang sử dụng dịch vụ của Skype, nhưng nó đã tạo ra cả một kỹ nghệ gồm các công ty Úc như Engin và Freshtel- cung cấp các cú gọi miễn phí giữa các khách hàng của họ ở bất cứ nơi đâu, và các cú gọi địa phương và toàn quốc không tính thời gian chỉ có 10 cent. Engin tính 3,5 cent một phút tới Anh Quốc trong một plan $9,95 một tháng, trong khi Freshtel tính 6,9 cent một phút hoặc 3,9 cent trong một plan $5,95 một tháng.
Telstra đã chuẩn bị nguy cơ bị giảm thu nhập từ các cú gọi đường dài trong khi cố gắng giữ các khách hàng. Nó tin tưởng nếu các khách hàng sử dụng dịch vụ đường dây cố định, họ rất có thể sẽ mua các điện thoại di động hoặc ký hợp đồng internet broadband của nó. Ông John Stanhope, giám đốc tài chánh của Telstra, mới đây đã phát biểu rằng công ty đang tập trung nỗ lực để ngăn chặn sự tụt giảm mức thu nhập từ các đường dây cố định.
Giá cả chứng khoán của Telstra đã sụt giảm rất nhiều trong những năm gần đây và Tổng trưởng Ngân sách, Peter Costello, đã miêu tả nó là “một sự đầu tư gây sửng sốt”. Chính phủ được trông đợi tuyên bố sẽ bán như thế nào số 51% cổ phần còn lại trong Telstra trong tháng Năm tới đây.

THủ TƯỚNG ÚC sẽ CỨNG RẮN ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI TẦM TRÚ PAPUAN

CANBERRA: Bộ Di Trú có thể buộc phải nghĩ đến quyền lợi nước Úc, không chỉ quan tâm đến nhân đạo, khi quyết định ai được phép tư cách tÿ nạn. Trong tuần qua, Thủ tướng John Howard đã cảnh cáo những người Papuan đang nghĩ đến việc đào thoát tới Úc: “Đừng tưởng rằng chúng tôi muốn quý vị đến Úc.” Nhưng trong khi ông Howard cố gắng xoa dịu Nam Dương - sau khi Úc cấp chiếu khán cho 42 người tầm trú Papuans- Jakarta đã đình chỉ tất cả các kế hoạch cho một hiệp ước an ninh mới với Úc.
Nam Dương muốn Úc bảo đảm sẽ có một phản ứng cứng rắn hơn đối với bất cứ người Papuan nào đào thoát từ tỉnh phía đông của nó tới Úc. Khi được hỏi về hiệp ước an ninh mà Úc hy vọng ký trong năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Dương, Juwono Sudarsono, nói rằng: “Tôi nghĩ chúng tôi phải chờ xem các diễn biến mới.” Mặc dù quyết định cuối cùng về việc ban cấp tư cách tÿ nạn vẫn ở nơi Bộ Di Trú và được đưa ra phù hợp với các luật lệ quốc tế, các viên chức trong tương lai có thể phải tính đến quan điểm của các quốc gia mà những người nạp đơn xin tÿ nạn đào thoát.
Muốn trấn an Nam Dương về vụ người Papuan xin tÿ nạn, ông Howard ca ngợi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono là “vị tổng thống tốt nhất” mà người Papuan đã có được từ trước tới nay, và sự vi phạm nhân quyền có thể tệ hại hơn nữa nếu khu vực này ly khai. Vị thủ tướng phát biểu rằng: “Nếu bạn khuyến khích một tiến trình tách ra thành nhiều mảnh của Cộng hòa Nam Dương, bạn cuối cùng sẽ có rất nhiều sự rối loạn và vi phạm nhân quyền.”
Nguồn tin Chính phủ đã nói với tờ The Herald rằng các viên chức di trú cấp chiếu khán bảo vệ cho nhóm 42 người Papuans trong tháng qua đã xét đến một bản tường trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hành động vi phạm nhân quyền bởi quân đội Nam Dương. Bản tường trình này viết rằng các lực lượng an ninh Nam Dương đang tiếp tục hành động bắn giết bất hợp pháp những người nổi dậy, và các thường dân vô tội, trong những khu vực có hoạt động ly khai ở Papua.
Các viên chức cao cấp từ Bộ Di Trú, Bộ Ngoại Giao và Bộ Thủ tướng đang xem xét các phương cách để thay đổi tiến trình cấp chiếu khán bảo vệ. Tiến trình này có thể cho phép nước Úc tìm sự bảo đảm về nhân quyền từ các quốc gia bị tố cáo. Ông Howard nói rằng bất cứ sự thay đổi nào cũng phải phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế của nước Úc.
Hiện tại các viên chức di trú quyết định có cấp tư cách tÿ nạn hay không. Họ phỏng vấn những người nạp đơn và xem xét sự thông tin về quốc gia đó từ các nguồn khác nhau, gồm Cao ủy Tÿ nạn Liên hiệp quốc và đôi khi Bộ Ngoại Giao. Giáo sư Don Rothwell, một chuyên gia về luật quốc tế tại trường Đại học Sydney, nói rằng tính đến các quan tâm ngoại giao khi đánh giá đơn xin tÿ nạn có thể vi phạm Công ước năm 1951 về việc đối xử với người tÿ nạn. Ông giải thích rằng nếu nước Úc tham khảo với quốc gia mà họ đào thoát, như vậy nó sẵn sàng chấp nhận sự ảnh hưởng chính trị.
Bộ trưởng Quốc phòng Juwuno nói rằng các cuộc thảo luận thêm nữa về hiệp ước an ninh cần được tham khảo với Bộ ngoại giao Nam Dương. Trong khi đó các nguồn tin từ Chính phủ Nam Dương khẳng định rằng hiệp ước an ninh, nhằm tăng cường các mối quan hệ quân sự giữa hai nước, giờ đây không chắc chắn. Một người nói rằng: “Chúng tôi đang trong tình trạng chờ đợi cho tới khi biết rõ phản ứng của Úc trong tương lai như thế nào. Chúng tôi muốn biết phản ứng của Úc là gì nếu một đợt người Papuan thứ hai tới Úc.” Trong khi đó những người tranh đấu Papuan nói rằng hàng trăm người ủng hộ phong trào ly khai giờ đây đang hoạch định đào thoát tới Úc.

THÊM MỘT THANH NIÊN BỊ Xử Tử BởI BĂNG ĐảNG ở SYDNEY!

NSW: Một thanh niên đã bị xử tử bằng một loạt đạn trong khi cuộc chiến giữa các băng đảng bùng nổ trở lại ở vùng phía tây Sydney buổi tối hôm qua. Vụ bắn giết này xảy ra theo sau vụ giết chết tay đấm quyền anh Bassam Chami, 26 tuổi, và người bạn thân Ibrahim Assad, 27 tuổi. Hai người này bị bắn gục tại Granville ngày 29 tháng Ba và vụ nổ súng này đã gây ra một loạt các vụ tấn công báo thù.
Vụ nổ súng mới nhất này xảy ra sau khi chính phủ Tiểu bang công bố trong tuần qua rằng 108 cảnh sát sẽ được chuyển đến một biệt đội chống tội ác gốc Trung Đông mới được thành lập để điều tra các vụ nổ súng kể từ năm 2003. Trong vụ tấn công buổi tối hôm qua ở Fairfield, nạn nhân bị bắn hạ trong khi đang đi bộ từ một cửa tiệm bán rượu trên đường Hamilton Rd. Cảnh sát cho biết một số viên đạn đã bắn vào người đàn ông có hình dáng Maori này.
Một người hàng xóm chạy tới trợ giúp nạn nhân đã nói với tờ Daily Telegraph rằng nạn nhân đang đi bộ với một người bạn khi vụ nổ súng xảy ra. Người hàng xóm này kể rằng: “Tôi đã không nghe bất cứ tiếng la hét nào, chỉ có ba viên đạn được bắn từ một chiếc xe hơi chạy ngang qua. Tôi liền chạy tới nạn nhân trong khi gọi xe cứu thương. Anh ta bị một vết đạn ở bụng và tay và thở rất khó khăn, tôi chẳng thể giúp gì hơn cho anh ta.” Ông ta nói thêm rằng con đường này luôn luôn gặp rắc rối, phần lớn bởi vì cây xăng 7-Eleven mở cửa 24/24, nhưng ông ta chưa bao giờ chứng kiến mức độ bạo động đáng sợ như thế này.
Một nhân chứng khác kể rằng bà đã nhìn thấy nạn nhân đi bộ từ cửa tiệm bán rượu. Anh ta đang đứng trên lề đường, một số người chạy xe ngang qua nổ súng và rồi chạy mất. Cảnh sát đã thực hiện một cuộc lục soát khắp các con đường lân cận sau khi đóng cửa con đường Hamilton Rd. Cái chết của người đàn ông này xảy ra ngay khi một nhóm người gốc Trung Đông cướp xe rất bạo động tại một trạm rửa xe ở Strathfield South.
Hai người đàn ông cầm vũ khí, các nhân chứng miêu tả là một khẩu súng ngắn Glock, cướp một chiếc BMW M3 với mã lực rất mạnh từ một người đàn ông trong khi ông ta lấy nó từ trạm rửa xe tại góc đường Hume Highway và Cosgrove Rd lúc 5:20 pm. Hai tên cướp này đã dí súng vào đầu người đàn ông ngay trước mặt các nhân viên và khách hàng tại trạm rửa xe trước khi tẩu thoát bằng chiếc BMW này. Người chủ xe sau đó đã được nhân viên cứu thương điều trị vì bị chấn thương tinh thần. Các nhân chứng kể rằng hai tên cướp xe này đã loạng choạng khi tẩu thoát vì không điều khiển quen chiếc xe chạy số tay.


Người ta tin rằng hai tên này cũng đã dính líu đến một vụ cướp cách đó 7 cây số, nơi mà cảnh sát đã đối đầu trong một vụ nổ súng tại cửa tiệm Food For Less trên đường Woodburn Rd, Berala vào lúc 8 pm. Cảnh sát cho biết ba người đàn ông đã xông vào cửa tiệm và đe dọa các khách hàng và nhân viên bằng một khẩu súng ngắn trước khi cướp một số tiền mặt. Không ai bị thương trong vụ này, cảnh sát đang điều tra các sự liên kết giữa hai vụ cướp này.

VIÊN THÁM Tử THAM NHŨNG ĐÒIBỒI THƯỜNG $40,000 VÌ ĐAU LƯNG!

NSW: Trong khi là một cảnh sát viên, Christopher Laycock đã nhận hối lộ, tống tiền, đánh cướp và cung cấp tin tức cho các keỷ phạm tội. Ngày Chủ Nhật vừa qua, viên cựu thám tử bị sa thải nhục nhã này cho rằng chứng đau lưng đã khiến anh ta không đạt được mục tiêu mong muốn là trở thành một thành viên của NSW Police. Laycock, người con trai 34 tuổi của cựu phó tư lệnh cảnh sát John Laycock, đã xuất hiện trước tòa Administrative Decisions Tribunal (ADT) để đòi số tiền bồi thường từ NSW Police.
Anh nói rằng đã bị đối xử phân biệt và không được xem xét đến để đề bạt bởi vì “cái lưng đau nhức” mà anh ta đã bị khi còn là một cảnh sát viên treỷ tuổi. Laycock bị sa thải trong tháng Mười Một năm 2004 sau khi thú nhận tư cách đồi bại trong một phiên xử của Police Integrity Commission (PIC). Khi xuất hiện trước tòa ADT, Laycock đứng trong cùng tòa nhà với PIC, chỉ cách 12 tầng lầu, nơi anh đã thú nhận một loạt các hành động thối nát ở mức độ gây sửng sốt trong các phiên xử từ tháng Mười 2004 đến tháng Giêng năm ngoái.
Trong các phiên xử đó, Christopher Laycock đã thú nhận một loạt các hành động thối nát gồm: cung cấp tin tức cho một keỷ tình nghi ấu dâm về một cuộc điều tra sắp tiến hành để đổi lấy $3900; tống tiền một keỷ tình nghi giết người số tiền $10,000 để làm “lệch hướng sự chú ý” của anh ta; nhận số tiền hối lộ để gây ảnh hưởng đối với hội thẩm đoàn; lấy trộm số vàng và tiền mặt lên đến $70,000 từ một người đàn bà ở Glebe và đánh cướp một chủ nhà hàng Sydney số tiền $23,500 trong một cuộc đột kích không được phép vào căn nhà của ông ta.
Trong tháng Mười Hai năm ngoái, PIC đưa ra một bản tường trình về cuộc điều tra Laycock, đề nghị Quốc hội tiểu bang buộc tội anh ta có “tư cách thối nát ở mức độ gây sửng sốt”. Giờ đây, trong khi cộng đồng chờ đợi các lời buộc tội được đưa ra, Laycock ra làm nhân chứng trong phiên tòa ADT để nói mình là một nạn nhân của sự đối xử phân biệt bởi các cấp trên.
Ngày hôm qua Laycock đã thua hiệp đầu khi tòa phán rằng anh ta không thể đòi bồi thường vì “bị phân biệt đối xử gián tiếp”. Lời yêu cầu mời các cảnh sát viên đang tại ngũ ra làm nhân chứng vì lợi ích của anh ta cũng đã bị bác. Trong lời tranh luận mở đầu, các luật sư của Tư lệnh Cảnh sát, chấp nhận rằng Laycock thật sự bị đau lưng. Nhưng họ phủ nhận bất cứ sự đối xử phân biệt nào đã xảy ra, và khẳng định sự đau lưng này đã không góp phần làm anh ta không được xét đến để đề bạt. Phiên xử tiếp tục ngày hôm sau.

CỘNG ĐỒNG HỒI GIÁO KHÔNG HỢP TÁC VỚI CảNH SÁT VÌ SỢ TRả THÙ!

NSW: Các thành viên của cộng đồng gốc Trung Đông ở Sydney vừa thú nhận rằng họ sẽ không tố cáo những keỷ chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công trả đũa ở Cronulla và các vụ nổ súng băng đảng ở vùng phía tây Sydney bởi vì họ sợ bị trả thù. Một cuộc điều tra bởi tờ Daily Telegraph tìm thấy rằng họ tin cảnh sát sẽ không bảo vệ họ nếu họ báo các keỷ phạm tội này, và rất sợ hãi các vụ tấn công trả thù nhắm vào gia đình họ.
Trong khi các viên chức cảnh sát chỉ trích sự im lặng của cộng đồng Hồi giáo về các vụ phạm tội nghiêm trọng, đây là lần đầu tiên các thành viên trong cộng đồng lên tiếng về sự lo sợ của họ, nhưng cũng nói họ tin tưởng họ đã bị miêu tả không công bằng bởi nhà chức trách. Họ phủ nhận đã cố tình giữ kín các tin tức, nhưng thú nhận những người có thể có tin tức quan trọng không dám tiết lộ với cảnh sát vì sợ trả thù.
Ông Abdul Hamid El Ayoubi, thuộc Hiệp hội Hồi giáo Lebanese, nói rằng cộng đồng của ông ta đã trở thành ‘những keỷ giơ đầu chịu báng” cho các “lỗi lầm” của cảnh sát. Ông El Ayoubi nói với tờ Daily Telegraph rằng: “Hầu hết những người trong cộng đồng Trung Đông sẽ bốc điện thoại liên lạc với cảnh sát nếu họ biết bất cứ điều gì. Nhưng người ta rất miễn cưỡng nói vì lo sợ một điều gì đó xảy đến với họ.”
Tiến sĩ Jamal Rifi, thuộc tổ chức Australian Muslim Doctors Against Violence và là cựu chủ tịch của ủy ban Liên lạc Cộng đồng, nói rằng nhiều người trong cộng đồng Hồi giáo không tin lời cảnh sát nói rằng họ sẽ được bảo vệ. Tiến sĩ Rifi nói: “Người ta kinh tởm đối với những gì đang xảy ra. Chúng tôi lo sợ cho con cái chúng tôi. Hơn bất cứ người nào khác chúng tôi muốn những keỷ phạm tội bị bắt và bỏ tù. Nhưng hiện đang có sự giả định sai lầm rằng mỗi người trong chúng tôi đều biết keỷ phạm tội là ai. Riêng những người có thể biết một điều gì đó nhưng không trình báo chỉ vì nếu liên lạc cảnh sát tên tuổi của họ có thể bị biết đến và gia đình họ sẽ lãnh đủ.”
Ông Rifi nói rằng ông “tin chắc” gia đình của võ sĩ quyền anh Bassam Chami và Ibrahim Assaad biết những keỷ đã giết chết người thân của họ là ai. Tiến sĩ Rifi cho biết ông đã nói chuyện với những người chứng kiến vụ giết người này và họ đã trao cho cảnh sát bất cứ tin tức nào mà họ đã có. Trong khi đó ông El Ayoubi nói rằng “Cảnh sát biết keỷ nổ súng ở Granville là ai, nhưng họ không thể bắt chúng.” Nhưng nhiều người trong cộng đồng Hồi giáo mà tờ Daily Telegraph tiếp xúc cho biết họ sẽ không báo cảnh sát bắt những người trong cộng đồng họ bởi vì nó là điều không thể chấp nhận được về mặt văn hóa.
Ông Abdul Fahda đã chẳng bao giờ sống tại một địa điểm nhiều hơn một vài ngày. Ông ta biết mình đang là một mục tiêu vì đã lên tiếng chống lại những vụ bắn giết bừa bãi. Người đàn ông 54 tuổi này đã trở thành người phê bình chỉ trích về nền an ninh trật tự kể từ khi đứa con trai 25 tuổi, Ahamd, bị bắn chết trong năm 2003. Ông Fahda đã nói với tờ Daily Telegraph rằng: “Cộng đồng này cảm thấy bị bỏ rơi bởi Chính phủ và cảnh sát và họ không tin tưởng cảnh sát sẽ bảo vệ họ. Mọi người đều biết các keỷ phạm tội là ai, nhưng họ đang bị đe dọa nếu nói với cảnh sát họ sẽ bị chúng bắn vào nhà.”

MỘT CảNH SÁT LIÊN BANG CẤP CAO BỊ ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC VÌ TIN THẦY BÓI!

CANBERRA: Một viên cảnh sát liên bang thâm niên đã bị đình chỉ công tác sau khi ông ta hỏi ý kiến một bà thầy bói về một âm mưu ám sát Thủ tướng John Howard. Dù bị ràng buộc bởi các quy tắc ứng xử rất nghiêm ngặt của AFP, nhất là về các bí mật và các vấn đề an ninh quốc gia, viên cảnh sát này đã đến gặp một bà thầy bói quen biết ở một tỉnh nhỏ và tiết lộ tin tức mật liên hệ đến ông Howard và lời đe dọa giết chết.
Trong một bản tuyên bố gửi tới tờ Sun-Herald ngày hôm qua, một phát ngôn nhân của AFP nói rằng: “Tôi có thể xác nhận chúng tôi đang điều tra vụ này. Một thành viên của AFP đã bị đình chỉ công tác....AFP coi tất cả các lời tố cáo về hành vi sai trái bởi nhân viên là rất quan trọng, và không tha thứ việc sử dụng dịch vụ bói toán trong các vấn đề an ninh.”
Tờ Sun-Herald có thể tiết lộ tâm điểm của vấn đề gây tranh cãi này là bà Elizabeth Walker, một bà đồng sinh đeỷ ở Tô Cách Lan hiện hành nghề ở Cooma. Khi bị đối chất về việc này, bà ta nói rằng: “Đây là một hoàn cảnh cực kỳ tế nhị. Làm thế nào mà ông đã có thể tìm ra việc này" Nếu việc này lộ ra ngoài, người đàn ông này sẽ bị mất việc. Tôi không thể bình luận bởi vì, trọng nghề nghiệp chuyên môn của tôi, sự giữ bí mật về thân chủ là điều quan trọng nhất. Tôi không thể tiết lộ bất cứ điều gì. Thân chủ của tôi thuộc đủ loại người - các chính trị gia, những người nổi tiếng, nhưng tôi không nói họ là những ai.”
Cảnh sát Liên bang đã được báo động về vụ vi phạm quy tắc an ninh này trong tháng Mười Hai năm ngoái. Mặc dù viên cảnh sát này không thuộc nhóm tùy tùng AFP của Thủ tướng, ông ta chia seỷ các chi tiết bí mật về sự đe dọa giết này và biết rõ nó được xem là rất nghiêm trọng. Biết các cuộc điều tra bị bế tắc, ông ta quyết định tự hành động và đến hỏi ý kiến của bà thầy bói Walker.
Theo sự tìm hiểu của tờ báo Sun-Herald, bà Walker, trong tuổi 50, không có tên trong danh sách các ông bà thầy bói khắp toàn nước Úc thuộc tổ chức Australian Psychics Association. Tuy nhiên bà ta là người rất nổi tiếng trong tỉnh nhà. Tiếp các thân chủ 5 ngày một tuần, với đủ mọi dịch vụ về tâm linh giá từ $60 một giờ. Các người bạn cho biết bà thầy bói này di dân đến Úc trong đầu thập niên 1980 và trở thành hiệu trưởng trường tiểu học Cooma. Sau này bà ta từ chức để tập trung thời gian vào khả năng tâm linh.

MICHELL LESLIE LÀM VIỆC TỪ THIỆN ĐỂ LÀM LẠI CUỘC ĐỜI

ÚC ĐẠI LỢI: Cô người mẫu chơi ma túy Michell Leslie dường như đang làm lại cuộc đời với các hoạt động từ thiện - và thậm chí đã gặp được một vị quốc vương. Nhưng Leslie người đã từng nói chẳng bao giờ kiếm tiền bởi bán câu chuyện của mình- vừa đạt được một thỏa thuận với tạp chí New Idea, theo đó sẽ xuất bản câu chuyện về chuyến đi mới đây của cô đến Căm Bốt.
Năm tháng sau khi được thả từ một nhà tù ở Bali, cô người mẫu này đã trở lại Á Châu để làm việc với những đứa treỷ không nhà, kỷ niệm 15 năm hoạt động của tổ chức từ thiện Cambodian Krousar Thmey, được thành lập bởi nam diễn viên Jack Thompson và phóng viên chụp ảnh Peter Carrette ở Sydney. Leslie và ông bố Albert đã đến phi trường Sydney sáng sớm hôm qua cùng với Carrette, nhưng thay vì tiết lộ mục đích của chuyến đi, Leslie đã nói với tờ Daily Telegraph rằng cô chỉ đang holiday.
Robyn Foyster, chủ bút của New Idea, buổi tối hôm qua nói rằng tạp chí này giữ đúng chính sách của công ty là “không trả tiền cho những người phạm tội bị kết án”, nhưng đã thương lượng với Leslie để đăng một câu chuyện về cô người mẫu cải sang đạo Hồi này. Foyster từ chối coh biết những chi tiết liên quan đến cuộc thương lượng với Leslie, ngoại trừ lời xác nhận rằng họ đang hoạch định trong tương lai sẽ đăng một câu chuyện về công việc từ thiện của cô ta. w
Trong tháng Mười Một năm ngoái, tạp chí này đã thối lui từ các cuộc thương lượng về câu chuyện của Leslie sau khi Tổng trưởng Công lý Chris Ellison khuyến cáo cô ta nên tìm sự cố vấn luật pháp trước khi làm chuyện này, bởi vì luật lệ ngăn ngừa người ta kiếm lợi từ một hành động phạm tội, ngay cả phạm tội ở ngoại quốc. Công ty này nói rằng: “Mặc dù, giống như mọi cơ quan truyền thông ở khắp nước Úc, chúng tôi quan tâm đến câu chuyện này, New Idea không trả tiền cho người phạm tội bị kết án.”
Leslie, 24 tuổi, và người cha đã làm việc từ thiện một tuần lễ với 1500 treỷ vô gia cư và đã gặp quốc vương Norodom Sihanouk ở Kampong Cham, một tỉnh phía đông của Căm Bốt, cách xa Phnom Penh khoảng 120 cây số. Chuyến đi làm công việc từ thiện này xảy ra trong khi Leslie chuẩn bị một cuộc trở lại đã chờ đợi từ lâu với các buổi trình diễn thời trang cho Australian Fashion Week - một công việc người mẫu đầu tiên kể từ khi cô được thả tự do từ nhà tù ở Bali sau khi bị bắt vì tội sở hữu hai viên thuốc lắc (ecstasy).
Ngày hôm qua khi được hỏi lý do tại sao cô đã trở lại một quốc gia Á Châu quá sớm sau khi bị kết tội ma túy, Leslie đã từ chối nói chuyện về thời gian tù đầy ngắn này và chỉ nói: “Tôi cùng với cha tôi đi nghỉ xa trong thời gian ngắn.” Dù với các sự tiên đoán sự nghiệp của Leslie sẽ lên cao sau thời gian bị tù ba tháng, cô người mẫu Úc lai Phi Luật Tân này đã gặp khó khăn trong cố gắng tìm việc làm kể từ khi được phóng thích trong tháng Mười Một năm ngoái.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.