Hôm nay,  

Các Biến Chứng Tại Bệnh Viện Tốn Kém Lớn

11/10/200300:00:00(Xem: 4462)
Một bản phúc trình cho biết những biến chứng có thể tránh được như nhiễm trùng sau khi giải phẫu, nơi giải phẫu bị toét hay hở bất ngờ và các biến chứng khác thường khiến cho 32,000 người bị thiệt mạng tại Hoa Kỳ và tốn kém hơn 9 tỷ đô la mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu của chính phủ liên bang, Cơ Quan Nghiên Cứu Về Chăm Sóc Sức Khỏe phân tích các dữ-kiện của 18 trường hợp bị biến chứng mà đôi khi là do sai lầm về y-tế, khiến các bệnh nhân phải nằm thêm hơn 2.4 triệu ngày ở bệnh viện mỗi năm.
Các điều tìm ra được còn đánh giá thấp vấn đề, vì có nhiều biến chứng đã xảy ra mà không được liệt kê trong hồ sơ hành chánh của bệnh viện.
Theo báo cáo y-khoa của Cơ Quan Nghiên Cứu Về Chăm Sóc Sức Khỏe năm 1999 cho biết là các sai sót y-tế tại bệnh viện đã làm cho 44,000 đến 98,000 người tại Hoa Kỳ bị thiệt mạng. Bản báo cáo này nhằm gây thêm chú ý trên toàn quốc đến vấn đề và đưa đến nhiều khuyến cáo đề nghị cải tiến sự an toàn về y-tế.
Báo cáo mới dựa vào dữ-kiện của 994 bệnh viện khắp nước Mỹ trong năm 2000, cho thấy thêm chi tiết về các biến chứng đặc biệt và chi phí đi theo mỗi biến chứng.
Nhiều trong số 18 biến chứng, kể cả việc bỏ quên các dụng cụ y-khoa trong người bệnh nhân sau khi giải phẫu là có thể tránh được. Tuy nhiên, một số như là chảy máu/xuất huyết sau khi giải phẫu không thể lúc nào cũng có thể tránh được. Bác sĩ Chunliu Zhan của Cơ Quan Nghiên Cứu Về Chăm Sóc Sức Khỏe và Phẩm Chất cho biết. Bác sĩ Zhan đã thực hiện nghiên cứu chung với bác sĩ Marlene Miller bây giờ đang cộng tác với Bệnh Viện Nhi Đồng Johns Hopkins.
"Với mức độ lớn như thế, các con số cho thấy rõ ràng là chúng ta phải thức tỉnh," Bác sĩ Saul Weingart và Lisa Iezzoni của Trung Tâm Y-khoa Beth Israel Deaconese phát biểu trong một bài xã-luận kèm theo bản báo cáo.
Biến chứng quan trọng nhất là nhiễm trùng đi vào máu sau khi giải phẫu đã xảy ra cho 2,592 bệnh nhân. Nhiễm trùng đi vào máu khiến cho mỗi bệnh nhân phải nằm bệnh-viện thêm trung bình 11 ngày và tốn phí thêm $57,727, cộng thêm 22% nguy cơ bị tử vong.
Những nhân viên y tế có thể làm giảm thiểu việc nhiễm trùng nếu họ rửa tay kỹ lưỡng hơn, Bác sĩ Zhan cho biết.
Biến chứng quan trọng thứ hai là vết giải phẫu bị toét hay hở khiến bệnh nhân phải nằm thêm ở bệnh viện 9 ngày và chi phí thêm $40,323 cho mỗi bệnh nhân và gần 10% nguy cơ bị tử vong.
BS Zhan nói thêm là các con số thống kêkhông thể bao gồm tất cả những tai hại vì biến chứng.
Thí dụ, một thương tích thường xảy ra - cơ thể bị chấn động đau đớn khi sanh qua đường âm đạo mà không có sử dụng kềm hay mỏ vịt (forceps) hay các dụng cụ khác - hoàn toàn không làm cho bệnh nhân ở thêm ngày nào ở bệnh viện hay tử vong nhưng có thể đưa đến các biến chứng khác cho sản-phụ và trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu nói thêm. Có 51,223 thương tích như thế được ghi nhận trong cuộc nghiên cứu.
Zhan nói là cuộc nghiên cứu của ông không giải đáp được là có sự tiến bộ trong việc thực hành y-khoa) hay không từ khi có Báo Cáo của Viện Y Khoa Quốc Gia (National Institue of Health) năm 1999.
Cơ quan của ông là một trong số các cơ quan đang hoạt động để giảm thiểu các sai sót và biến chứng y-khoa. Một trong nhiều điều, cơ quan gần đây phát triển một danh mục liệt kê những điều bệnh nhân và gia đình của họ có thể làm để được điều trị an toàn hơn, kể cả các câu hỏi đặt ra cho bác sĩ về kết quả có thể mong đợi từ cuộc giải phẫu, và bệnh nhân cũng nên nghiên cứu và tìm tòi xem bệnh viện nào có thể chữa trị hay chăm sóc cho trường hợp bệnh tật của mình một cách tốt nhất.
Những Điều Bệnh Nhân Nên Làm Để Được Chăm Sóc Tốt Hơn.
Tích cực tham gia vào công cuộc điều trị bệnh của mình chứ đừng giao hết cho bác sĩ và y tá. Có nghĩa là quý vị phải tham gia vào mọi quyết định về cách chữa trị. Bệnh nhân phải biết mình có thể mong đợi kết quả sau khi chữa trị ra sao, có cách chữa trị nào khác hay không, các phản ứng phụ, và cơ nguy bị biến chứng như thế nào. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy là những bệnh nhân dự phần vào việc săn sóc sức khỏe của mình thường có kết quả tốt đẹp hơn.
§ Hãy cho bác sĩ của biết tất cả thuốc mình đang dùng. Điều này bao gồm thuốc cần có toa bác sĩ và thuốc mua ở quầy hàng mà không cần toa, thuốc bổ như là vitamins và thuốc nam. Ít nhất là mỗi năm một lần, mang tất cả thuốc uống và thuốc bổ của quý vị đến cho bác sĩ xem. Quý vị nên mang tất cả các thứ thuốc mình đang dùng cho bác sĩ xem và thảo luận với bác sĩ về các thuốc này. Điều này có thể giúp bác sĩ của quý vị cập nhật hóa hồ sơ bệnh lý của quý vị, và giúp quý vị được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

§ Hãy cho bác sĩ của quý vị biết các dị ứng và các phản ứng có hại đối với các thứ thuốc. Điều này giúp cho quý vị tránh được dùng các thứ thuốc có thể làm tổn thương quý vị.
§ Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào về cách sử dụng thuốc ghi ở nhãn dán ngoài chai/lọ thuốc, hãy mạnh dạn hỏi. Nhãn ghi cách sử dụng thuốc có thể khó hiểu. Thí dụ, hãy hỏi là "uống 4 liều (hay viên) mỗi ngày" có nghĩa là uống một liều (hay viên) mỗi 6 giờ đồng hồ trong suốt ngày hay chia đều ra trong giờ mình thức (không kể lúc ngủ).
§ Hỏi Dược Sĩ dụng cụ nào đo lường các thuốc nước tốt nhất. Hãy hỏi thêm nếu quý vị không biết chắc chắn làm thế nào để lường được đúng lượng thuốc. Nghiên cứu cho thấy là nhiều người không biết cách làm thế nào để lường lượng thuốc nước cho đúng cách. Thí dụ, nhiều người dùng muỗng cà phê (teaspoon) thường có trong nhà, mà thường hay không lường đúng dung tích một muỗng cà phê (hay muỗng nhỏ) của thuốc nước. Các dụng cụ đặc biệt như là syringe (ống tiêm) có ghi khắc số dung tích, giúp cho việc đo lường thể tích chính xác.
§ Yêu cầu cấp cho các thông tin về phản ứng phụ của thuốc viết hay in trên giấy. Nếu quý vị biết điều gì có thể sẽ xảy ra, quý vị sẽ sẵn sàng nếu xảy đến, hơn là một việc gì đó xảy ra mà quý vị không mong đợi. Như thế, quý vị có thể nói ra ngay các tác động tai hại và được sự trợ giúp trước khi quý vị lâm vào cảnh tồi tệ hơn. Các nghiên cứu cho thấy là các thông tin về phản ứng phụ được viết ra giúp cho bệnh nhân nhận ra các triệu chứng của phản ứng phụ và sau đó cho bác sĩ hay dược sĩ các thông tin này.
§ Nếu bạn có sự chọn lựa, hãy chọn một bệnh viện mà có nhiều bệnh nhân được chữa trị hay giải phẫu mà quý vị cần. Nghiên cứu cho thấy là các bệnh nhân có khuynh hướng thu được kết quả tốt hơn khi được chữa trị ở bệnh viện có nhiều kinh nghiệm với tình trạng của bệnh nhân.
§ Nếu quý vị đang ở trong bệnh viện, hãy hỏi những nhân viên phục vụ tiếp xúc trực tiếp với quý vị họ có rửa tay hay chưa. Rửa tay là một cách ngăn ngừa lan truyền các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, điều này không được thực hiện thường xuyên hay kỹ lưỡng đúng mức. Một nghiên cứu gần đây cho thấy là khi bệnh nhân hỏi các nhân viên trong bệnh viện có rửa tay không, các người này rửa tay thường hơn và dùng nhiều sà-phòng hơn.
§ Khi xuất viện, hỏi bác sĩ của bạn về chương trình điều trị tại nhà của quý vị. Điều này bao gồm cả hiểu biết về các thứ thuốc bạn dùng và biết được khi nào quý vị có thể trở lại cuộc sống và hoạt động bình thường. Nghiên cứu cho thấy là lúc xuất viện, bác sĩ nghĩ là bệnh nhân hiểu nhiều hơn là các bệnh nhân thực sự biết về các điều họ phải làm và không được làm khi các bệnh nhân trở lại nhà.
§ Nếu quý vị phải giải phẫu, hãy chắc chắn là quý vị, bác sĩ cá nhân (hay gia-đình), và bác sĩ giải phẫu đều đồng ý và rất rõ ràng là sẽ phải làm các điều nào. Giải phẫu sai nơi (thí dụ, giải phẫu chân phải thay vì chân trái) ít khi xảy ra. Nhưng chỉ một lần cũng là quá nhiều. Điều rất đáng mừng là giải phẫu sai nơi là 100% có thể tránh được. American Academy of Orthopaetic Surgeons khuyến khích các bác sĩ giải phẫu hội viên ký trực tiếp vào nơi được giải phẫu (trên cơ thể bệnh nhân).
§ Hãy nói và phát biểu những điều mình muốn hỏi và quan tâm đến. Quý vị có quyền hỏi bất cứ người nào liên quan đến sự chăm sóc sức khỏe của mình. Quý vị nên ghi xuống giấy tên và chức vụ của tất cả những người chăm sóc cho mình trong bệnh viện, kể cả y tá và bác sĩ.
§ Hãy chắc chắn là có một người, như là bác sĩ cá nhân của quý vị, chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe của quý vị. Điều này rất quan trọng nếu quý vị có nhiều vấn đề về sức khỏe hoặc đang ở trong bệnh viện.
§ Hãy chắc chắn là tất cả các chuyên viên y-tế chăm sóc sức khỏe cho quý vị có các thông tin quan trọng về sức khỏe của quý vị. Đừng bao giờ giả định là mọi người đều biết các điều mà họ phải biết.
§ Yêu cầu một người trong gia đình hay một người bạn hiện diện chung với quý vị và người này sẽ là đại diện cho quý vị (người có thể giúp quý vị thực hiện một số việc hoặc nói lên những gì mà bạn không nói được). Ngay cả là có thể quý vị không cần đến ngay bây giơ,ø nhưng sau này có thể quý vị có thểõ phải cần đến.
§ Quý vị nên biết là nhiều hơn không phải là tốt hơn. Điềâu tốt cho mình là tìm hiểu tại sao thử nghiệm hay cách điều trị cần thiết và giúp cho quý vị được gì"
§ Nếu quý vị có làm thử nghiệm, không nên cho rằng "không được thông báo kết quả thì tốt rồi." Hãy hỏi kết quả của thử nghiệm đó và nếu có điều bất thường thì nên biết cần phải theo dõi ra sao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.