Hôm nay,  

Uyên Ương Cước

26/06/199900:00:00(Xem: 7432)
Tôi có tật thỉnh thoảng phải nhắc đến các bà, nín lâu không được. Tôi vốn mê các bà, lại thích đá banh nên tuần này thấy các bà kéo nhau ra sân cỏ, tôi mừng hết nổi. Liên đoàn Nữ Túc Cầu năm nay chọn nước Mỹ làm nơi tranh giải quán quân thế giới là đúng quá trời. Tôi nghĩ đó còn là một sự trả thù đích đáng.
Ở Mỹ người ta chỉ thích ôm banh bầu dục chớ không thích đá banh tròn. Banh bầu dục là môn thể thao của các ông, nó thể hiện sức mạnh vũ phu, các cầu thủ va chạm như các xe ủi đất đụng nhau cái rầm, té rồi xúm lại đè lên nhau thành cái ụ, có khi lừa bắt được banh rồi ôm chạy như ma đuổi chẳng ra giống gì hết. Nhưng bóng tròn cần đến cả sức mạnh lẫn sự dẻo dai uyển chuyển, đôi khi thấy các cầu thủ đá banh hay lấy banh như một vũ điệu tuyệt vời. Tôi nghĩ ở bên Tây phương bóng tròn phù hợp với các bà hơn hết.
Dân Mỹ lơ là với túc cầu. Về các môn thể thao nữ, các ông chỉ khoái xem các nữ vận động viên nhào lộn trên hồ bơi hay biểu diễn trên sân băng, sân nệm, có lẽ các ông thích xem những thân hình nở nang uốn éo hầu như bộc lộ ra hết. Cái óc dê già này cũng là điều dễ thông cảm. Thế nhưng các ông phải coi chừng, quý bà đã vùng lên lật ngược thế cờ. Năm nay có 16 đội nữ cầu thủ các nước kéo nhau đến Mỹ chia thành 4 bảng đấu với nhau trong các vòng loại kể từ ngày thứ bẩy 19-6. Trận đầu tiên do nước chủ nhà ra quân đá với Đan Mạch, và đã mở hàng với chiến thắng vẻ vang 3 bàn trắng.
Chúng tôi chưa muốn bàn về các trận đấu, vì nó mới bắt đầu. Ở đây chỉ nói đến khí thế đi lên của các bà các cô chơi trên sân cỏ lún phún. Trận đấu khai mạc ở sân Giants Stadium NJ đã có 78,792 khán giả mua vé xem, một con số kỷ lục chỉ thua con số người đến dự thánh lễ của Giáo Hoàng John Paul II nơi này trước đây. Hãy làm một sự so sánh, năm 1995 giải nữ túc cầu thế giới diễn ra ở Thụy Điển chỉ có 14,000 khán giả đến xem trận khai mạc. Trong 26 trận đấu chung cuộc 1995 tổng cộng có 460,000 người đến xem. Còn ở Mỹ năm nay có 32 trận và cho đến ngày thứ tư 23-6, một ngày trước trận đấu vòng loại giữa Mỹ và Nigeria, số vé bán ra đã lên đến hơn 500,000. Trận chung kết sẽ diễn ra ngày 10 tháng 7 ở Nam California. Các ông TV lớn ở Mỹ thấy hố to rồi, nên đã mau lẹ đổi lại tư thế dòm để chiếu cho cả thế giới cùng xem các bà đá. Năm 1995 chỉ có 5 trận được chiếu trên truyền hình, năm 1999 tất cả các trận đều được chiếu. Năm xưa chỉ có một đài ABC chiếu, năm nay các đài thể thao như ESPN, ESPN 2 và ABC đều chiếu.

Về bóng tròn, ở Mỹ các bà đá giỏi hơn các ông rất nhiều. Giải túc cầu thế giới năm 1998 (nam), các ông Mỹ đá quá xệ, vừa ra quân đã thua lên thua xuống, ngay trong vòng đầu đã bị loại thê thảm. Về đội banh nữ của Mỹ, tôi đã xem trên TV năm 1991 khi đội này hạ đội banh nữ Trung Quốc để chiếm giải Nữ túc cầu đầu tiên thế giới. Đó là trận đấu rất đẹp khiến tôi phải sửng sốt, dù lúc đó tôi còn ở Việt Nam. Từ đó tôi đã thấy yêu các bà Mỹ đá banh. Giải nữ túc cầu 1995 ở Thụy Điển do Na Uy đoạt. Nhưng năm 1996, trong trận đấu nữ túc cầu Thế vận ở Atlanta, Mỹ đã thắng Trung Quốc 2-1 để đoạt huy chương vàng. Chỉ có điều đáng tiếc là ít người để ý đến trận đấu này, vì lúc đó ABC bao thầu Thế Vận nên chỉ chiếu có vài đoạn. Rõ thật có của quý trong nhà mà không xem, thật là dại.
Bây giờ còn quá sớm để đoán xem các đội cầu nữ nào có thể đoạt giải 1999, vì ngoài Mỹ còn có nhiều đội mạnh như Trung Quốc, Na Uy, Ba Tây và có thể các em mầm non sẽ dọt lên hạ các bà đo ván. Nhưng tôi vẫn phục lăn các nữ tướng bóng đá Mỹ. Trong trận đấu ra quân thứ bẩy trước, tôi đã thấy các bà đá. Nếu các ông Mỹ đá banh như xe ủi đất bị rã xích, các bà Mỹ lại đá thật hay. Lúc vờn bóng chuyển banh nhẹ nhàng như beo, như cọp, có khi chạy mau hơn “lăng ba vi bộ”, lúc “sút” banh thì mạnh như súng đồng, sấm nổ. Quả là các em lúc thì như trúc mọc đầu đình trước gió, lúc lại như liễu rủ bên hồ ẻo lả, thật là tài.
Tôi thích gọi các bà là em, là nàng vì các bà còn nhỏ tuổi. Điều này dễ hiểu vì loại thể thao trên sân cỏ này chỉ hợp với các vị nữ còn trẻ, xương cốt còn có khả năng chịu đựng phong ba, còn các sân chơi có nệm êm ấm có mái che có lẽ hợp hơn với các vị đã xồn xồn. Tôi muốn nêu thí dụ vị tiền đạo của đội banh Mỹ là Mia Hamm, 27 tuổi, người thật mảnh mai duyên dáng, chỉ sau tiếng còi khai trận có 17 phút, đã được banh do đồng đội chuyển nhẹ, rồi dùng chân trái sút một quả sát dưới thành ngang cho banh lọt vào khung thành địch, phá luới lần đầu. Báo Time gọi nàng là siêu sao túc cầu đã đưa đội tuyển Mỹ lên vòm trời cao. Riêng tôi nhìn cái đá đó, muốn tặng cho nàng biệt hiệu “Uyên ương cước” Mia.
Các bà đá banh Mỹ phần lớn đã là những bà mẹ. Có một giai thoại nhỏ của tờ Newsweek, tôi xin mạn phép diễn nôm như sau. Có ông nhà báo đưa câu hỏi dễ giận là tại sao huấn luyện viên Tony Dicico - không giống như nhiều nam huấn luyện viên cầu thủ khác - lại cho phép các ông theo tư cách tình nghĩa phu thê đến thăm các bà ở trại giữa thời kỳ huấn luyện gắt gao, vị nữ Thủ quân của đội banh Mỹ Julie Foudy đáp: “Thì chúng em chỉ là một bầy gái có khí huyết phương cương (hot-blooded babes) và sung sức tràn trề (physical energy) chớ sao”.
Tôi thấy ta thán cho phe đực rựa vô cùng. Trước đây ở nhà đi làm về là được các bà hầu. Bây giờ các ông được gọi đến hầu để các bà xả xú-bắp. Sướng thật!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.