Hôm nay,  

Kinh Tế Hoa Lục Sắp Đè Bẹp Kinh Tế Việt Nam

24/06/200100:00:00(Xem: 4147)
HANOI - Nền kinh tế Việt Nam đang gặp cơ nguy bị nền kinh tế TRung Quốc đè bẹp, đặc biệt là sau khi Hoa Lục trở thành hội viên WTO. Đó là nhận định của báo Asian Wall Street Journal qua bài “In the Giant’s Shadow” (Dưới Bóng Che của Người Khổng Lồ) hôm Thứ Sáu 22-6. Dưới đây là tóm lược.

Hãy viếng thăm biên giới Việt-Hoa để có cái nhìn thoáng về tương lai. Gần như tất cả mọi thứ hàng Trung Quốc đổ vào biên giới Việt, làm tốt hơn và giá rẻ hơn là hàng này làm ở Việt Nam: bàn ghế, vật dụng điện, máy cơ khí, quần áo - kể cả quần jeans phẩm chất trung bình vẫn giá hời tới 2 đô la một quần - giày, ngay cả tượng Phật. Các đĩa CD in lậu từ các phim mới nhất của Hollywood, tung ra chỉ vài tuần sau khi trình chiếu ở Mỹ, bán giá một phần tư chi phí của một đĩa CD địa phương.

Xe gắn máy, hình thức giao thông căn bản, cho 1 điển hình về ảnh hưởng hàng nhập cảng giá rẻ đang ảnh hưởng trên toàn bộ Việt Nam. Giá một chiếc Honda Dream 2 cỡ 90 phân khối, ráp với giấy phép ở Hà Nội từ giá 4,500 đô la đã phả sụt giá còn 1,800 đô la, chỉ vì tràn ngập các loại xe Hoa Lục bán giá chỉ 500 đô la, trong đó có chiếc còn mang nhãn hiệu “Hongda.” Để xúc phạm thêm vết thương Nhật Bản, các thợ máy người Việt còn đem phụ tùng xịn Honda ráp vào máy của TRung Quốc.

Cuộc cạnh tranh này sẽ dữ dội thêm, khi Hoa Lục gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, có thể là trong năm nay. “Việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ làm gay gắt thêm các nan đề mà Đông Nam Á từng gặp phải kể từ đầu các năm 1990s,” theo lời nhà nghiên cứu Kunio Yoshihara. “Thí dụ, hàng may dệt và các sản phẩm lao động khác sản xuất bởi các công ty [Đông Nam Á] sẽ ngày càng khó thắng nổi sản phẩm Hoa Lục.”

Như Đông Nam Á từng khám phá, sự đi lên của 1 siêu cường kinh tế thường sẽ làm các nước láng giềng khó chịu. Với dân số hơn 1.2 tỉ và biên giới với 13 nước khác, TRung Quốc sẽ ngày càng khống chế Đông Á, và sẽ vừa là 1 đối thủ kinh tế vừa là đồng minh kinh tế. Đối với các nước dưới bóng mát người khổng lồ, câu hỏi chính là: Cái giá nào họ phải trả cho sự đi lên của Trung Quốc"

Trong bản tường trình thường niên năm ngoái, Rodolfo Severino, tổng thư ký ASEAN, cảnh cáo rằng Trung Quốc đang thu hút khối lượng đầu tư quốc tế khổng lồ mà lý ra đã đổ vào ASEAN. Một lượng định mới đây bởi ASEAN phổ biến trong 1 hội nghị Jakarta cho thấy việc Bắc Kinh vào WTO sẽ lấy ít nhất 10% đầu tư quốc tế vẫn đang đổ vaò ASEAN sẽ chuyển hướng vào Hoa Lục.

Vào WTO sẽ tăng hiệu quả của Trung Quốc, đẩy xuất cảng hàng may dệt, giày, và các nông sản. Ngắn hạn, điều này sẽ gây khó dễ cho Ấn Độ và vài nước Đôngnam Á đang phát triển vốn đã bị gặp nạn thời khủng hoảng kinh tế 1997-98. Họ cần phải nâng cao bậc thang sản phẩm để tránh cạnh tranh trực tiếp với Hoa Lục ở các mặt hàng giá trị thấp, mặc dù khả năng của họ hạn chế trong vài trường hợp vì yếu kém về kỹ thuật.

Họ cũng cần tiến cao hơn nếu muốn hưởng lợi việc Hoa Lục mở cửa thị trường xe hơi, viễn thông, hàng không, dược phẩm, dịch vụ tài chánh và khu vực khác. Cho nên các công ty ở các nước tân tiến - Mỹ, Âu Châu và Nhật - và các nước Đông Á kỹ nghệ hóa - Singapore, Đài Loan và Nam Hàn - ở vị trí tốt nhất để hưởng lợi ngay khi mà Hoa Lục mở cửa.

Dù Hoa Lục và Đông Nam Á cạnh tranh ở các sản phẩm tương tự và sự xuất cảng cùng thị trường, phân nửa trong khối 10 nước ASEAN sẽ hưởng lợi nhờ Hoa Lục vào WTO. Đặc biệt, 5 nước sẽ tăng được xuất cảng vào Hoa Lục, mặc dù tất cả 10 nước sẽ bị giảm xuất cảng tới phần còn lại thế giới. Mã Lai sẽ tăng xuất cảng 35.6 triệu đô, Thái Lan 16.1 triệu, Singapore 14.1 triệu, Phi 2.9 triệu và Indonesia 277,000 đô la.

Mặc dù ASEAN đang dàn quân cho chiến lược Khối Tự Do Mậu Dịch ASEAN, điều ông Severino nói bây giờ là tất yếu, nhưng Đông Nam Á đang bị giới đầu tư bỏ rơi. Bên cạnh sức hấp dẫn của Hoa Lục, họ bị ngăn cản bởi bất ổn chính trị tại nhiều nước, đặc biệt là Indonesia, đang cho Đông Nam Á hình ảnh của bất ổn.

Trong khi đó, Hoa Lục đổ dồn tài nguyên vào giáo dục, xây hạ tầng cơ cấu và canh tân để cho cơ hội ngang hàng Tây Phương trong các thập niên tới. Như lời lãnh tụ Singapore Lý Quang Diệu nói đầu tháng này, khi kết thúc chuyến công du Hoa Lục, “Bạn hãy hình dung một Đài Loan - 23 triệu dân - nhân với 50 lần.” Ông thêm, “Chúng ta phải tìm những lĩnh vực vừa vặn để chiếm ưu thế, sử dụng cái dẫn đầu hiện nay trong các lĩnh vực này. Nếu chúng ta ngồi yên, chúng ta sẽ thua Hoa Lục thê thảm trong tất cả các lĩnh vực.”

Vẫn không rõ các lãnh tụ CSVN có nhìn thấy thảm họa đang ngồi dưới bóng người khổng lồ này hay chưa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.