Hôm nay,  

Một Chút Tài Liệu Cận Đại. Bạn Đồng Minh Và Quân Thù

15/02/199900:00:00(Xem: 9194)
Phan Lê
Đi ngược lại con đường vong quốc của chúng ta- của cả
miền Nam VN - ôn lại quá khứ ta thấy đã vấp phải bao nhiêu nguyên
ủy khắc nghiệt từ nhỏ tới lớn, để đến nỗi giờ đây chúng ta phải
tha hương, tạm dung thân nơi đất lạ.
Hôm nay chúng ta đề cập đến một người bạn, mà mối giao
tình nông nổi giữa ta và họ là một trong những nguyên nhân đưa
ta đến con đường vong quốc.
Khi Mỹ giúp ta hất cẳng Pháp ra khỏi đất nước, VN ta trở
thành một nưới độc lập, có chủ quyền, Mỹ được ta xem như một đồng
minh lớn, mang sứ mạng giúp nước ta hùng mạnh về quốc phòng, hưng
thịnh về kinh tế, xã hội, y tế, giáo dục, v.v..., để cùng đứng
chung với họ trên một chiến tuyến chống Cộng Sản quốc tế. Nhưng
trên thực tế, người bạn mới này giúp đỡ ta không phải vì lòng hào
hiệp, vì tình bằng hữu, mà chủ tâm buộc ta phải lệ thuộc họ về
mọi phương diện, theo ý đồ toàn cầu của họ. Không cứ gì nước ta,
mà cả các nước "đồng minh" khác của Mỹ cũng cùng chung số phận.
Những người lèo lái quốc gia có lòng tự trọng, muốn giữ
quốc hồn quốc thể, muốn người bạn đồng minh chỉ nên giúp họ điều
hành xứ sở, tự bảo vệ độc lập chủ quyền, thì vị thế hoặc sinh
mạng những người đó khó tồn tại. Bằng chứng là TT Ngô Đình Diệm
bị hạ bệ và giết chết. Trường hợp tương tự xảy ra cho TT
Macsaysay ở Phi Luật Tân và TT Phác Chính Hy ở Nam Triều Tiên.
Nói tóm lại, mọi ngõ ngách, mọi đường lối nhỏ lớn, ngắn
dài đều phải rập khuôn theo sự chỉ đạo của kẻ chi tiền. Họ chỉ
muốn ta hùng mạnh, tốt đẹp ở một mô thức và mức độ được cho phép.
Nêu một ví dụ nhỏ. Ở một đơn vị trung cấp QLVNCH, ban Cố
Vấn cấp cho đơn vị một số vật liệu dư thừa của cơ quan họ, và
buộc đơn vị trường phải cho lập hồ sơ kế toán theo mẫu của QĐ Mỹ
bằng chữ Anh. Ông đơn vị trưởng đưa ý kiến là VN có mẫu kế toán
riêng cho cả QĐ, xin cho nhập theo thể thức của ta; còn việc xuất
vật liệu ra khỏi kho của họ, dĩ nhiên Mỹ làm theo thể thức riêng
là quyền của họ. Nhưng tay cố vấn trưởng từ chối. Và bên ta cũng
khắc phục nhu cầu, quyết không nhượng bộ.
Một chuyện khác. Khoảng năm 1960, trường VBQG Đà Lạt có
vài sĩ quan ưu tú nghiên cứu và thực hành tập dượt một lối thao
diễn súng trong một đội hình theo cơ bản thao diễn đặc biệt VN.
Toán thao diễn đã đi trình diễn ở nhiều cơ quan và đơn vị, được
công nhận là rất ngoạn mục, có bản sắc Việt Nam và được hoan
nghênh nhiệt liệt. Trước kia QĐ ta theo cơ bản thao diễn của QĐ
Pháp, và sau này theo Mỹ. Khi cấp lãnh đạo QĐ ta hội ý hàng ngang
với cố vấn Mỹ, để được xử dụng cơ bản thao diễn VN, thì bị từ
chối, lý do thật đơn giản; súng Mỹ chỉ dùng cho cơ bản thao diễn
Mỹ: Cả QĐ ta đều được cấp phát vũ khí Mỹ. Thế là ta co vòi và duy
trì cơ bản thao diễn Mỹ cho đến ngày mất nước.
Người viết xin bàn tới một lãnh vực rộng lớn hơn. Và muốn
nêu lên một vấn đề liên quan đến kinh tế và tài chính.
Trước hết nói về một ngân hàng lớn và từ lâu rất thịnh
vượng, có chi nhánh cùng khắp các quận huyện nội ngoại thành
SàiGòn và các tỉnh miền Trung, miền Nam. Đó là Tín Nghĩa Ngân
Hàng (TNNH). Vào một năm đầu thập niên 70, đùng một cái ngân hàng
này tuyên bố vỡ nợ, bị niêm phong và điều tra. Lý do được biết là
bị thâm thủng vốn trầm trọng, nguyên cớ là ngân trái bị lén lút
lòn ra kinh doanh ở nước ngoài. Theo thể thức ngân hàng lúc bấy
giờ, thì các ngân hàng nội địa không được lấy tiền của trương chủ
để kinh doanh dưới mọi hình thức ở quốc ngoại. Theo tin tức bên
lề câu chuyện, nếu việc này không bị phát giác thì chỉ vài năm
sau, tiền lời của dịch vụ mới này sẽ đủ bồi hoàn vốn lại cho
TNNH, và việc điều hành vẫn tiếp tục êm xuôi. Cũng có tin đồn đại
là việc bất hợp lệ không phải mới, mà đã xảy ra từ lâu. Sở dĩ giữ
được kín nhẹm là nhờ mợt số chóp bu trong chính quyền bao che
bưng bít, vì họ cũng có xí phần trong đó. Chủ ngân hàng bị đưa an
trí ở "khách sạn" Chí Hòa chờ xét xử.

Vậy ai theo dõi phanh phui ra vụ này, đến nỗi chính quyền
phải bó tay" Xin nói ngay là Mỹ. Ta tạm gác qua việc làm bất hợp
pháp của TNNH. Hãy đặt vấn đề Mỹ can thiệp vào vụ này để làm gì"
Sẽ xin giải đáp chung ở phần dưới.
Bây giờ người viết xin nói tiếp đến một ngân hàng khác.
Đó là KỸ THƯƠNG NGÂN HÀNG (KTNH). Ngân hàng được thành lập với
vốn góp bằng trích số 100 đồng trong tiền lương hằng tháng của
mọi quân nhân có trong danh sách hưởng lương QĐ, quân số lúc đó
lên đến 1,000,000 người. Như vậy mỗi tháng tiền khấu thu được là
100,000,000 đồng, và tròn năm là 1,200,000,000 đồng. Số thu hàng
tháng cứ đều đều và tích lũy cho đến một thời hạn không biết
trước, cộng với vốn cũ và lời tính theo lũy tiến, thì KTNH không
bao lâu sẽ thành một ngân hàng kếch xù, nếu có thâm thủng chút ít


buổi đầu, sẽ được bổ sung để nuôi dài hạn. Theo điều lệ thì mỗi
năm chia lời một lần. Việc góp vốn đề thành lập ngân hàng, có qua
một cuộc trưng cầu ý kiến toàn quân và không có sự phản kháng
nào. Ngân hàng được Bộ QP chỉ đạo và quản trị.
KTNH bắt đầu xuất vốn đầu tư sinh lợi, trước tiên thành
lập một số cơ sở kinh doanh, rồi dần dần mở rộng thêm các chi
nhánh. Con đường đi lên phơi phới, bỗng một sáng trở trời ngân
hàng chết. Bao nhiêu cơ sở hoạch định xúc tiến dài hạn phải bỏ
dở, coi như bị mất trắng. Số vốn lại được hoàn trả cho trương chủ
chỉ là tượng trưng, không bằng nửa vốn nói gì đến lời. Bộ Trưởng
Quốc Phòng là Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ và một số thuộc hạ bị mất
chức, có vài người vào tù. Thống Đốc ngân hàng là ông Nguyễn Vạn
Lý bị quản thúc, điều tra. Ông này mới thật oan: đang là Phó Tổng
Giám Đốc Việt Nam Thương Tín, được bộ QP khẩn khoản mời sang
KTNH, để mất chỗ cũ lại lãnh tai họa mới. Vì sao KTNH bị giải
thế" Có sự những lạm hay bị thua lỗ" Không phải! Chỉ vì Mỹ không
muốn có ngân hàng này! Cái cớ để họ can thiệp: đồng
lương của lính được trả bằng ngân sách bộ QP, mà ngân sách QP do
Mỹ viện trợ toàn diện; Mỹ muốn đồng lương của lính, do Mỹ trả,
phải đến tay người lính đầy đủ không được thiếu một hào.
Đành rằng TNNH vi phạm nguyên tắc điều hành ngân hàng.
Đành rằng KTNH gây vốn bất hợp lệ bằng cách khấu trừ lương lính.
Nhưng đặt trường hợp giả dụ không vi phạm gì cả, Mỹ có hài lòng
sự có mặt của 2 ngân hàng này không" Hẳn là không. Vì đó là chỗ
dựa vững chắc của chính phủ, để có thể gằng co, chống đỡ với Mỹ
trong một vài trường hợp bị đè ép quá đáng, dưới áp lực trì hoãn
hay cúp viện trợ của họ. Nhà nước cũng đã từng kết thân với nhóm
tài phiệt Chợ Lớn như Lý Long Thân, Trần Thành, để khi kẹt tài
chính trong đoạn cầu giữa hai tài khóa viện trợ Mỹ, hai tiên sinh
này vận động cho có thể vay tạm các ngân hàng Tàu khỏi lãi hoặc
lãi nhẹ.
Nói tóm lại, Mỹ không muốn cho ta vươn lên quá chiều cao
mà họ cho phép trong mọi phương diện, cả những nhỏ nhặt như đã
nêu trên. Ngay những thứ cần kiếp cho việc quốc phòng, cho sự
sống còn của QĐ, họ vẫn hạn chế, không cho ta mạnh thật sự. Những
chiến cụ như súng ống, phi cơ, xe tăng, chiến hạm họ viện trợ cho
ta, là những thứ đã lỗi thời hồi đệ II thế chiến, khi đụng độ với
quân thù ta bị lép về, nếu không có sự dũng cảm và lòng hy sinh,
ta khó đương đầu với VC. Chờ khi nước đến trôn, họ mới chịu lè ra
cho ta những thứ khá hơn. Bằng chứng ta đã thấy hồi trận chiến
Mậu Thân và mùa hè đỏ lửa.
Mỹ tính toán rất kỹ mọi việc để ta phải lệ thuộc họ, như
đứa trẻ nít rời vú mẹ là chết đói. Họ cũng đã tính kỹ đến các món
tiền hao hụt do sự nhũng lạm của những tay chóp bu trong chính
quyền và QĐ. Họ làm ngơ để đặt một cái vòng kim cô niệt đầu những
tay đó để tiện bề thao túng. Chỉ tội nghiệp cho những người yêu
nước, đem thân ra giữ nước, bị ngoại bang và những quân trục lợi
bán đứng họ cho tai họa, cho thần chết.
VC đã gây điêu linh tang tóc cho quân dân miền Nam bằng
một cuộc chiến tranh xâm lược dai dẳng. Bạn đồng minh Mỹ của ta
mang danh nghĩa là sang giúp ta chống Cộng, giữ nước, nhưng đã
kếm chế, làm khó dễ, tước mất một phần lớn chủ quyền của ta; làm
tổn thương đến quốc thể và phong hóa của dân tộc, qua việc làm
suy đồi xã hội ta bằng tiền tài, vật chất. Nhưng dù sao ta cũng
còn vùng vẫy thoát ra khó khăn, để đấu tranh cho sự tồn vong của
đất nước. Cho đến khi bạn đồng minh của ta, vì quyền lợi riêng
của họ, trở mặt bắt tay với kẻ thù của ta, thì ta tất nhiên mất
nước không phương cứu vãn.
Bài học trước mắt khiến ta phải suy ngẫm nhiều. Ta sang
đây tị nạn CS, vẫn mong một ngày trở về lại quê hương. Trong khi
chờ đợi, ta vẫn hướng về Tổ Quốc, đồng bào, đấu tranh bằng cách
này cách khác, để mong sớm giải thể bọn CS trong nước. Ta vẫn
mong đón nhận sự giúp đỡ chân tình của bạn bè ở khắp năm châu bốn
biển. Nhưng ta vẫn còn ngán ngẫm, đúng hơn là ghê sợ, loại bạn
đồng minh mà ta đã kết nghĩa lầm. Nguyễn Văn Thiệu hồi chế độ sắp
tan rã, đã oán than (thật hay giã vờ") là nước ta làm tiền đồn
ngăn chận làn sóng đỏ của cả tập đoàn CS từ phương Bắc tràn xuống
cho Thế Giới Tự do, mà Mỹ buông rơi ta trong lúc dầu sôi lửa bỏng
thì thật là bất nhân.
Chúng ta nguyện hồn thiêng đất nước độ trì cho chúng ta
sau này có ngày phục quốc thì chớ bao giờ một lẫn nữa làm tiền
đồn chống giặc Cộng, hay bất cứ giặc nào, với bạn đồng minh kiểu
đó. Đánh giặc Tàu còn dễ, rơi vào tay những bạn độc đoán, dân tộc
mãi khó ngóc đầu lên. Tình huống thảm thương của 2 nền Cộng Hòa
đã quá vãng là tấm gương treo cho ta nhìn ngắm.

PHAN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.