Hôm nay,  

Ấn-hồi Nguyên Tử Chiến ?

6/4/200200:00:00(View: 3959)
Liệu một cuộc chiến tranh nguyên tử có xẩy ra giữa Ấn Độ và Hồi Quốc không" Chúng tôi nghĩ trong lúc này một cuộc chiến đại quy mô cũng còn khó nữa là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Khó xẩy ra chớ không thể xẩy ra, bởi vì nếu người ta không kiểm soát được tình thế, cái xẩy nẩy cái ung.

Ấn Hồi là hai nước song sinh, tựa hồ như cùng chung một bọc bào thai lọt lòng mẹ năm 1947 sau khi chế độ thực dân Anh cáo chung trên bán đảo Nam Á. Hai người anh em sinh đôi đó ngay từ lúc ra đời đã muốn ăn thịt lẫn nhau chỉ vì tranh mảnh đất Kashmir ở phía Bắc. Trong nửa thế kỷ qua, hai nước đã lâm vào 3 cuộc chiến đẫm máu. Tháng 10 năm 1947, chiến tranh nổ ra ở Kashmir, đến tháng 1-1949 theo lệnh của Hội đồng Bảo an LHQ hai bên ngừng chiến. Năm 1965 lại đánh nhau ở Kashmir, LHQ can thiệp và vạch một một đường ranh giới ngừng bắn ở Kashmir. Năm 1971, hai bên đánh nhau ở Đông Hồi, 90,000 quân Hồi ở đây đầu hàng và Đông Hồi tách rời để thành một nước độc lập lấy tên là Bangladesh. Bây giờ nếu một trận nữa xẩy ra, đó sẽ là cuộc chiến tranh thứ 4, nhưng nó sẽ không ngừng dễ dàng như những lần trước. Bởi vì tình thế đã đổi thay và nhiều yếu tố mới đã phát sinh.

Năm 1998, Ấn Độ nói đã có vũ khí nguyên tử sau khi cho nổ thí nghiệm 5 quả bom dưới hầm sâu gần biên giới Hồi. Đối lại Hồi Quốc cũng nổ thí nghiệm 6 bom nguyên tử trong một khu vực gần biên giới Iran. Cho đến nay ước lượng Ấn có từ 100 đến 150 bom hay đầu đạn hạt nhân, còn Hồi có từ 25 đến 50 loại này. Vũ khí hạt nhân của Ấn nhiều hơn là chuyện tất nhiên, Ấn nghiên cứu làm bom trước Hồi 6 năm, dân số Ấn gần 1 tỷ người, trong khi Hồi chỉ có trên 250 triệu dân. Nếu so về lực lượng võ trang, Ấn mạnh hơn Hồi. Về lý do tranh chấp, không phải chỉ có vấn đề lãnh thổ Kashmir, mà còn có một mầm mống sâu sắc hơn rất nhiều. Đó là sự xung đột giữa Hồi giáo và Ấn giáo. Sự xung đột lâu đời đó nay lại bị bao trùm bởi một bầu không khí nghẹt thở có tên là "khủng bố".

Tình hình hiện nay rất căng thẳng, tính chung ở đường ranh giới Kashmir và cả đường biên giới khá dài giữa Ấn và Hồi, hai bên đã tập trung lối 1 triệu quân. Nhưng hãy nhìn lại chiến tranh lạnh. Thời đó, Mỹ và Liên Sô đã tích lũy những kho vũ khí nguyên tử khổng lồ, tổng cộng sức mạnh hạt nhân của cả hai bên có khả năng thiêu rụi toàn thể địa cầu đến 7 lần. Hai bên gầm gừ kình chống nhau đến gần nửa thế kỷ, vậy mà chiến tranh hạt nhân vẫn không xẩy ra. Tại sao vậy" Đó là vì các nhà lãnh đạo cả hai bên đều biết nếu chiến tranh hạt nhân xẩy ra, cả hai bên sẽ cùng chết và không có kẻ thắng người bại. Và trong cuộc tự sát tập thể này không phải chỉ có hai khối Tự do và Cộng sản chết mà cả những nước gọi là "không liên kết" cũng bị chết lây, nghĩa là di họa cho toàn thể nhân loai.

Cố nhiên nguyên tử chiến Ấn-Hồi sẽ không có quy mô ghê rợn như nguyên tử chiến thời chiến tranh lạnh, nhưng cũng có hậu quả khó lường cho hai nước. Tổng Thống Hồi Musharraf và Thủ tướng Ấn Vajpayee đều khẳng định sẽ không dùng bom nguyên tử. Cả hai nhà lãnh đạo này không muốn dân và nước họ lãnh thảm họa, và ai muốn nhấn nút đánh bom nguyên tử trước cũng phải nghĩ đến Tòa án Phạm nhân Chiến tranh ở The Hague, nơi cựu Tổng Thống Nam Tư Melosevic đang thọ hình. Hai nhà lãnh đạo Ấn Hồi có thể rất thành thật, không muốn có chiến tranh nguyên tử. Nhưng có điều phiền là sẽ có kẻ khác sẵn sàng gián tiếp nhấn nút giùm họ. Đó là những bàn tay bí mật của quân khủng bố luôn luôn tìm cách châm ngòi cho thùng thuốc súng nổ. Sau vụ 11 tháng 9 ở Mỹ, bọn khủng bố do bin Laden cầm đầu đã bị Mỹ và liên quân tấn công ở ngay sào huyệt chính của chúng ở A Phú Hãn. Mảnh đất Kashmir nằm sát miền Bắc A Phú Hãn. Ở Palestine cũng như ở Kashmir, đầu mối mọi cuộc đổ máu là bàn tay khủng bố và cũng phải nói thêm, khủng bố không phải tự nhiên mà có. Những tranh chấp kéo dài là môi trường tốt cho khủng bố nẩy nở và khi khủng bố hành động, sự trả đũa bắt buộc phải xẩy ra. Bài học quá rõ.

Mỹ, Tây phương và nhiều nuớc khác kể cả LHQ đang làm áp lực đối với Ấn Độ và Hồi Quốc để ngăn ngừa cuộc chiến và bước đầu tiên là hai bên Ấn Hồi phải ngồi vào bàn thảo luận để tháo gỡ ngòi nổ ở biên giới. Từ nhiều tháng qua, Tổng Thống Hồi Musharraf đã nhiều lần đề nghị họp, nhưng Thủ tướng Ấn Vajpayee từ chối, viện cớ Hồi Quốc vẫn để cho các nhóm tranh đấu Hồi giáo đánh qua đường ranh ngừng bắn ở Kashmir. Musharraf đã tích cực hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở A Phú Hãn, đàn áp những phong trào Hồi giáo quá khích và tiễu trừ khủng bố. Tuần này, Musharraf và Vajpayee đi họp Thượng đỉnh Trung Á ở Kazakhstan, nhưng đến giờ chót hai bên vẫn không chịu hội đàm. Cuộc họp này gồm 16 nước, trong đó có Nga, Trung Quốc, A Phú Hãn, Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện Palestine tham dự. Mỹ, Úc, Nhật Bản gửi quan sát viên. Đây là cuộc họp quốc tế đáng chú ý trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay.

Tiễu trừ khủng bố là điều cần, nhưng quan trọng nhất vẫn là giải quyết sự xung đột ở Kashmir vì đây là cái mầm nuôi dưỡng khủng bố. Đường ranh giới ngừng bắn Kashmir là nơi dễ dàng nhất cho bàn tay khủng bố châm ngọn lửa chiến tranh toàn diện. Sự tranh chấp ở đây đã có từ 55 năm qua, Thế giới đã không giúp giải quyết ngay từ đầu khiến nó kéo dài trong máu lửa từng đợt, để ngày nay tất cả đều kinh hoàng trước viễn tượng chiến tranh nguyên tử. Việc Ấn đòi hỏi diệt khủng bố ở Hồi cũng có lý. Nhưng nếu lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để chiếm ưu thế trong vụ tranh chấp Kashmir và đòi tiêu diệt cả phong trào đấu tranh chính đáng của những người dân Hồi giáo ở Kashmir, đó sẽ là một sai lầm rất lớn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.