Hôm nay,  

Quẫy Con Chó

12/08/200400:00:00(Xem: 5032)
Chiến tranh và lá phiếu bầu cử Tổng Thống Mỹ có liên hệ gì với nhau" Ba tháng trước khi dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng Thống năm 1972, Richard Nixon và Cố vấn An ninh của ông là Henry Kissinger đã họp riêng tại Phòng Bầu Dục Bạch Cung, bàn bạc bao giờ và làm thế nào để Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam, vì Nixon lúc đó đã kết luận rằng Việt Nam Cộng Hòa sẽ không có cách nào sống còn nổi. Đầu tuần này tin AP cho biết nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Tổng Thống Nixon từ chức, một cuốn băng thu âm tiếng nói của ông được ghi chép lại thành văn bản. Trong cuộc họp ngày 3-8-1972, Nixon nói với Kissinger: “Chúng ta phải thừa nhận rằng thắng cử là một điều vô cùng quan trọng. Quan trọng ghê gớm cho năm nay, nhưng liệu chúng ta có thể có một chính sách đối ngoại nào có khả năng thực hiện được trong một hay hai năm tới hay không, khi Bắc Việt nuốt chửng miền Nam Việt Nam"”

Một số nhà sử học, trong đó có tiểu sử gia Jeffrey Kimball coi đó là bằng chứng Nixon đã đem quân đội Mỹ hy sinh cho mưu cầu được đắc cử Tổng Thống nhiệm kỳ II, làm cho quân đội Mỹ phải tiếp tục tác chiến hầu giúp chính phủ VNCH khỏi bị sụp đổ trước ngày bầu cử ở Mỹ. Kimball nói vào năm 1972, nếu không là trước thời đó, họ đã biết không thể nào thắng cuộc chiến (Việt Nam) và như vậy họ cần phải kết thúc nó. “Nhưng - theo lời Kimball - vấn đề là nếu rút vào cuối năm 1971 hay đầu 1972, Saigon có thể bị thất thủ trước ngày bầu cử (ở Mỹ). Hoặc ngay sau ngày bầu cử. Như vậy vấn đề tranh cử rõ rệt ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân”. Kissinger hiện nay là một tham vấn chính sách đối ngoại, nói Kimball và các sử gia đã quá chú trọng đến những cuộc họp và lời nói trong chỗ riêng tư, nhưng đó không phải là chính sách của Nixon.

Các sử gia cho rằng câu chuyện phản ảnh “chiến lược tháo lui” của Nixon có “khoảng cách coi được”. Theo chiến lược đó Mỹ nâng đỡ Saigon để chính quyền này có thể tự lo sống còn được ít nhất vài năm và Nixon có thể tìm cách tách xa sách lược đó, tránh những “miểng văng” chính trị khi Saigon sụp đổ. Nixon lên làm Tổng Thống sau cuộc bầu cử tháng 11-1968. Từ năm 1969 Nixon đã bắt đầu rút bớt quân Mỹ khỏi Việt Nam. Cuộc hội đàm Paris khởi sự năm 1968. Đến năm 1972 Nixon ra lệnh dội bom dữ dội Bắc Việt và trải thảm bom vùng phụ cận Hà Nội để làm sức ép buộc Hà Nội phải chấp nhận ngừng bắn. Cuối năm 1972, dân chúng Mỹ hy vọng sắp có đình chiến ở Việt Nam để quân Mỹ rút về. Bởi thế trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1972, Nixon đã thắng nhiệm kỳ II như “trời long đất lở”, chiếm đến 520 phiếu cử tri đoàn, trong khi ứng cử viên đảng Dân Chủ George McGovern chỉ được 17 phiếu. Ngay ở Saigon, nhiều người cũng ăn mừng Nixon tái đắc cử nhiệm kỳ II. Người ta mở sâm-banh nổ đôm đốp ở dinh Độc Lập, vì thấy người từng ra lệnh dội bom lên đầu bọn cộng sản sẽ tiếp tục lãnh đạo nước Mỹ.


Thế nhưng đến tháng 2-1973 Nixon chấp thuận rút hết quân Mỹ khỏi Việt Nam và Hiệp định Đình chiến được ký kết ở Paris. Và đúng như Kissinger đã dự liệu, hai năm sau Saigon thất thủ. Trong cuốn băng thu năm 1972, Kissinger nói: “Nếu một hai năm sau Bắc Việt nuốt chửng Miền Nam, chúng ta có một chính sách đối ngoại có khả năng tồn tại được nếu coi việc đó như hậu quả sự bất lực của chính quyền Miền Nam Việt Nam”. Ông ta còn nói thêm: “Điều đó cũng không làm phiền lòng ai. Ở trong nước ta (Mỹ) về lâu về dài chính sách đó không có lợi cho chúng ta bao nhiêu vì các đối thủ của chúng ta sẽ nói việc đó đáng lẽ phải làm từ ba năm trước”. Năm 1973, giải Hòa bình Nobel được trao cho cặp bài song đấu Henri Kissinger và Lê Đức Thọ vì coi như hai ông này đã mặc cả riêng với nhau quá khổ sở mới đạt được “hòa bình” cho Việt Nam. Lê Đức Thọ không nhận giải, tại sao vậy" Thọ đã biết trước sẽ còn đánh nữa chớ có hòa gì đâu mà nhận" Còn Kissinger vẫn nhận giải như thường mặc dù đã biết “hai năm sau Saigon sẽ thất thủ”, và đã hiểu cái gọi là hòa bình đó cả Mỹ lẫn Việt phải trả bằng giá nào, kể cả xương máu người dân vô tội.

Tôi chợt nhớ đến một cuốn phim hư cấu có tựa đề là “Wag The Dog” (Quẫy Con Chó). Tiếng Anh động từ “wag” chỉ có nghĩa là quẫy hay quậy, chẳng hạn như câu “the dog wagged his tail”, “con chó quẫy đuôi”. Vậy tại sao lại “quẫy con chó”, chẳng lẽ có chuyện ngược đời “cái đuôi...quẫy con chó”" Đây là một cuốn phim hài hước, đầy trào phúng và châm biếm, nói cạnh nói khóe đến các ông Tổng Thống. Một ông Tổng Thống chỉ còn hai tuần đến ngày bầu cử tranh nhiệm kỳ II, không may lại bị phanh phui một chuyện xấu xa là đã “sờ mó” một em bé gái mới có 13 tuổi, có người nhìn thấy. Bấn xúc xích, ông ta bèn gỡ thế bí bằng cách muớn một anh “quẫy” con chó...chiến tranh tấn công nước Albania. Cố nhiên không phải chiến tranh thực sự mà chiến tranh “hầu như thật” trên màn hình TV, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của Đại Quốc Mỹ, với các bài ca mùi mẫn tuyên dương “bao chiến sĩ anh hùng...” trong đó cố nhiên có cả vị anh hùng Tổng Thống. Cuốn phim sản xuất năm 1997, xem thấy tức cười vô cùng, vì người ta đã biết nó ám chỉ ai. Đó là năm TT Clinton vướng mắc vào vụ nàng Monica Lewingsky và bị tố khổ tơi bời. Lúc đó cũng có chuyện Iraq gây rắc rối nên Clinton hăm đánh. Báo chí bới móc bèn cho rằng ông muốn “quậy” con chó chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận. Tuy nhiên năm 1996 Clinton đã đắc cử nhiệm kỳ II rồi, nên nói rằng ông “quẫy chó kiếm phiếu” là không đúng.

Richard Nixon là vị Tổng Thống duy nhất trong lịch sử Mỹ bị buộc phải từ chức vì vụ nghe lén ở Watergate. Liên hệ đến thời cuộc ngày nay, người ta có thể hỏi: Liệu có thể xẩy ra một vụ Watergate thứ hai không" Nhất định không, bởi vì các máy canh phòng chống khủng bố thời nay sẽ không để loại trộm nào có thể lọt vào một tòa nhà công cộng. Vụ Watergate chỉ là lịch sử, nhưng nó cũng để lại một bài học quý giá. Ở đất nước vĩ đại này, luật pháp vẫn chiếm tay trên các vụ đấu đá chính trị đảng phái, trên cả những tham vọng của cá nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.