Hôm nay,  

Bầu Cử 2004: Không Như Yù Tns Kerry

02/08/200400:00:00(Xem: 4479)
Đại hội Dân Chủ chánh yếu không phải chỉ để chánh thức hoá việc TNS Kerry- Edwards đại diện Đảng ra ứng cử Tổng Thống và Phó Mỹ. Vai trò lịch sử Đại hội Đảng chỉ định ứng cử viên đã lu mờ từ nửa thế kỷ rồi. Các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng đã quyết định ai ra ứng cử đại diện cho Đảng.
Đại Hội Đảng Cộng Hoà lẫn Dân Chủ chánh yếu là củng cố tinh thần Đảng ủng hộ ứng cử viên đã do các cuộc bầu cử sơ bộ quyết định, làm nổi bật ứng cử viên của Đảng trước nhứt với đảng viên và quần chúng nhân dân, và đặc biệt để tranh thủ số cử tri lưng chừng. Đăïc biệt với ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ năm 2004 này, công dụng thứ hai của Đại Hội Đảng là hàng đầu. Nhiều thăm dò trước đây và thăm dò của hệ thống Truyền hình ABC và Báo Washington Post mới công bố ngày 27, cho biết có tới 54% ngưòi được hỏi không rành về con người và lập trường của TNS Kerry, trong khi chỉ có 25% không rành về TT Bush.
Nếu sơ kết Đại Hội Đảng Dân Chủ theo tiêu chuẩn của công dụng thứ hai -nhưng đương thời chánh yếu hàng đầu -có nhiều dấu chỉ cho thấy Đại hội không thành công như ý liên danh Kerry- Edwards. Một, nhiều nhân vật lão làng và diễn giả Dân Chủ hấp dẫn tập họp về Boston tiếng là để làm nổi bật Kerry, nhưng đồng sàng di mộng với Kerry. Nhiều người tiếng tăm và ăn nói giỏi, nhưng nội dung diễn văn nặng hoài cỗ, làm đại hội đượm vẽ hoài niệm thời vàng son Dân Chủ nay còn đâu hơn là tìm những biện pháp cụ thể để giúp Kerry hạ đối thủ. Cựu TT Carter dù nay 80 tuổi vẫn lo cay cú vớùi Cộng Hoà sau khi thua Reagan, "Mỹ không thể lãnh đạo thế giới khi những người lãnh đạo láo khoét." Cựu Phó TT Al Gore lo cay cú bị thua Bush dù thắng 539 ngàn phiếu nhân dân. Cựu TT Clinton thì đặt một cây sào quá cao để TNS Kerry nhảy qua không nổi hay không muốn nhảy theo Clinton không chừng. Cây sào cao đó là, như lời Clinton đã nói, nếu muốn thất nghiệp tăng, giảm thuế thêm làm lợi cho dân giàu hại cho giáo dục, an sinh xã hội, bớt kiểm soát vũ khí, lơ là an ninh nội địa, thất bại trong ngoại giao "thì, đừng ngần ngại, bỏ phiếu cho chúng. Bằng không, John Kerry là người của các bạn." Và Oâng kết luận, Cộng hoà "cần một nước Mỹ chia rẽ. Chúng ta thì không." Hàm ý của Oâng buộc Kerry phải trở về phái Dân Chủ ở giữa, điều mà Kerry nếu làm sẽ mất sự ủng hộ của phe Cấp tiến Dân Chủ. Kết luận của Clinton là một kết luận phiến diện, Kerry không dại gì nhảy vào cho văng miểng vì như mọi người Mỹ, trong đó có Kerry vẫn biết không ngưòi Cộng hoà lẩn Dân chủ nào "cần một nước Mỹ" chia rẽ. Hơn nữa không ứng cử viên tổng thống Mỹ nào muốn mình là người nắùm chéo áo, núp bóng những tổng thống đã mãn nhiệm, trái với lý tưởng tôn trọng tính độc lập, riêng tư và cá tính của lối sống Mỹ. Sựï nổi bật của hai vợ chồng Clinton trong đại hội được sấp xếp một cách có tính toán -- vợ giớùi thiệu chồng lên diển đàn, hàng trăm thiếu nữ aí mộ Hilary đến từ Nữu Ước tung hô, trương cao biểu ngữ ủng hộ hai Oâng Bà - khiến có lời đồn đoán Clinton chuẩn bị cho Hillary ra tổng thống. Nều Kerry thắng thì Hillăry phải chờ từ 4 dến 8 năm, có khi 12 hay 16 năm nếu Edwards đăùc cử sau khi Kerry ở hai nhiệm kỳ. Aét hẵn Hillary không thể chờ như vậy được. Vậy Kerrry thua kỳ này thuận lợi cho Hillary hơn. Sẽ thiếu sót nếu không kể ra Cựu Thống Đốc Dean, chuẩn ứng cử tổng thống Dân Chủ rút lui cũng lên diễn đàn, kêu gọi "đưa đảng trở về cánh tả."

Hai, diễn biến của Đại hội không như ý của Bộ Tham mưu tranh cử của Kerry. Những phụ tá của Ông chỉ muốn giới thiệu Kerry cho quần chúng biết bằng thành tích và viễn kiến của Kerry, tạo điều kiện cho Kerry thuyết phục cử tri Oâng là một nhà lãnh đạo cứng rắn, một tư lịnh quân sự giỏi trong thời chiến, chớ không bằng cách tấn công Bush, sau khi rút kinh nghiệm những lời dao to búa lớn choảng nhau trong bầu cử sơ bộ không thuận lổ tai của người Mỹ chân chính. Nhưng Kerry và Bộ Tham mưu tranh cử không kiểm soát được tình hình. Diễn văn của hai cựu tổng thống và 1 phó tổng thống Dân Chủ, và của vị thượng nghị sĩ Dân Chủ lão làng 40 năm ởû Thượng Viện, là Ted Kennedy đã đả kích TT Bush đến mức cường điệu và cực đoan, như một kẻ thù đầy oán hận, chớ không phải đối thủ tranh đua. Đề tài kêu gọi đoàn kết Dân Chủ, đoàn kết Mỹ vì thế mất tác dụng, không gây được cảm tình đối với cử tri còn đang do dự. Thực sự trong quan niệm chống khủng bố và chiến tranh giữa Bush và Kerry cùng mẫu số chung là một nước Mỹ an ninh ở trong được kính trọng ngoài; chỉ cách làm khác nhau thôi. Trong khi đó các diển giả như Clinton tố Cộng Hoà muốn một nước Mỹ chia rẽ, Carter tố chánh quyền nói láo, và Al Gore tố tư pháp Mỹ bất công. Còn đường lối tranh cử chánh lẽ ra Kerry là người phải nói, thì TNS Edwards đã nói trước Kerry hết rồi.

Giữa lúc TT Bush theo truyền thống tương kính hai Đảng Cộng Hoà Dân Chủ mặc thị đã chấp nhận lâu đời. Trong mấy ngày Dân Chủ mở đại hội đảng, TT Bush rút về trang trại ẩn dật, im lặng, ngưng hầu hết các quảng cáo truyền hình tranh cư, Chi có Phó TT Cheney đi công cán với tư cách Phó TT, chớ không phải ứng cử viên thăm đoàn quân Thủy Quân lục Chiến ở Nam Cali.
Có lẽ vì vậy Đại hội õkhông như ý Kerry. Và dư luận chung kết quả Đại Hội Dân Chủ vẫn không có gì khởi sắc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.