Hôm nay,  

Katrina Và Cuồng Phong Chính Trị

08/09/200500:00:00(Xem: 5252)
- Vụ khủng bố 9-11 đã đảo lộn chủ trương đối ngoại của Hoa Kỳ. Trận bão Katrina sẽ để lại nhiều thay đổi về nội chính….
Theo đúng truyền thống Mỹ, việc cứu trợ còn đang ngổn ngang trên những hoang tàn do trận bão Katrina để lại thì giới chính trị đã chen chân họp báo để đả kích và đổ lỗi. Nhưng, khi mọi việc đã tạm lắng đọng thì việc tái thiết New Orleans và điều tra về những trở ngại trong cấp cứu sẽ đưa tới nhiều cuồng phong trên chính trường. Sau đấy mới là nhiều đổi thay đáng kẻ hơn.
Hãy bắt đầu bằng một truyện vặt đang được thổi phồng.

*Barbara Bush và Đường lối Kinh tế Thiên tả
Được chương trình Marketwatch (phân tách tình hình thị trường) của American Public Media phỏng vấn khi thăm nạn dân từ New Orleans qua tạm cư trong vận động trường Astrodome tại Houston, bà Barbara Bush (thân mẫu của đương kim tổng thống) đã gây phẫn nộ trong dư luận và bị mạt sát nặng trên các diễn đàn của cánh tả, với rất nhiều thậm từ kỳ cục.
Về đại lược, sau đây là những phát biểu của bà cụ: 1) dân tỵ nạn người nào cũng (bị-được) choáng ngợp dưới sự hiếu khách (của dân Texas); 2) nhiều người vốn là thành phần nghèo khốn (under-privileged); 3) kết quả thành thử cũng tốt đẹp; 4) nhưng tôi có nghe, và hơi thấy sợ, là mọi người đều muốn ở lại Texas.
Đặt lại trong mạch văn, bà cụ dại mồm gây họa cho con trai khi hàm ý rằng tương lai nạn dân - vốn đã quá nghèo - nay sẽ khá hơn, trong khi có thể là cụ chỉ ấp úng nhấn mạnh đến lòng hào hiệp của dân Texas (hay Houston, là nơi cụ đang sống). Ngoài ra, cụ còn e ngại là chẳng còn ai trở lại New Orleans nữa. Một bà cụ trên 80 có nói vậy thì chẳng ai bàn cãi làm gì; đằng này, cụ bà lại thuộc thành phần triệu phú, nguyên Đệ nhất Phu nhân và mẹ của Tổng thống đang bị chê trách thì là miếng mồi khó tha!
Gia đình Bush và Tòa Bạch Cung sẽ lo dập lửa vì lời tuyên bố nóng bỏng của bà cụ, nhưng người viết nhìn vấn đề này dưới một khía cạnh khác, liên hệ đến các chủ trương kinh tế chính trị "hậu Katrina".
Thâm tâm bà Barbara Bush phản ảnh một điều sai của lương thức, nhưng được nhiều kinh tế gia tay mơ, các chính trị gia cánh tả và đa số dân chúng lưu truyền, rằng việc cứu trợ và tái thiết sau thiên tai sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn trước đấy. Xuất xứ của lý luận này là khi chính quyền bơm tiền cấp cứu và tái thiết (10,5 tỷ đã phê chuẩn, rồi 52 tỷ đang trù tính và có thể năm sáu chục tỷ nữa), kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh và tương lai mọi người sẽ khá hơn. Nếu dẫn tới cùng thì lý luận ấy hàm ý quy luật "trong tàn phá đã có mầm phát triển".
Các kinh tế gia thiên tả viện dẫn quy luật ấy để bênh vực việc tăng chi và việc chính quyền can thiệp vào thị trường bằng chánh sách bao cấp. Các kinh tế gia Mác-xít viện dẫn quy luật ấy để giải thích vì sao tư bản chủ nghĩa ưa gây chiến. Nhiều người vô tình cũng suy luận như vậy khi uyên bác giải thích rằng Mỹ phải gây chiến để xài cho hết võ khí tích lũy từ lâu, hầu giúp cho sản xuất kinh tế!
Lý luận này sở dĩ sai vì giới chính trị hay kinh tế đã không nhìn thấy cái mất mà chỉ thấy cái được: hàng trăm tỷ trút vào việc cứu trợ sau thiên tai hoặc tái thiết sau chiến tranh đáng lẽ được dùng vào việc khác. Khi ngân quỹ bị hao hụt vì thiên tai hay chinh chiến, nạn nhân mất tài sản và nhiều người mất lợi tức vì nạn nhân phải cắt bớt việc tiêu xài, công quỹ phải du di phần chi thu và kinh tế có thể vì vậy mà bị lạm phát. Lý luận này đã giải thích chánh sách kinh tế bao cấp thời xưa khiến lạm phát hoành hàng rất mạnh trong các thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Nhưng đấy là phần chuyên môn rắc rối của kinh tế học, ít được dư luận chú ý.
Thí dụ dễ hiểu hơn cho mọi người, là nếu không bị lụt lội thì mùa hè năm nay gia đình đã đi du lịch ở California hoặc con cái sẽ đi học ở trường tốt hơn dù đắt hơn! Cái "được" của nạn nhân bão lụt khi lãnh trợ cấp là cái mất vô hình của… hàng quán Cali hay cơ hội đi học của con trẻ.
Một số dư luận đả kích bà Bush là vô tâm không nhìn thấy thảm kịch của nạn dân mà nói về điều tốt đẹp của việc cứu trợ nhưng dư luận này sẽ không phản ứng khi cùng lý luận ấy được đưa ra để bênh vực chương trình tăng chi của chính quyền, hoặc để đả kích chủ trương giảm thuế của Tổng thống George W. Bush.
Và chúng ta trở lại chuyện chính trị.

* Nghịch lý George W. Bush
Khi tranh cử năm 2000, Thống đốc Bush của tiểu bang Texas chủ trương giảm thiểu việc can thiệp vào chuyện thế giới và cả chuyện "xây dựng quốc gia" hay dân chủ cho xứ khác - nếu quyền lợi sinh tử của Mỹ không bị đe dọa. Ông cũng chủ trương giới hạn vai trò của chính quyền để giành nhiều tự do hơn cho dân chúng, kể cả quyền sử dụng tài sản của mình thay vì đóng thuế cho nhà nước. Trong bộ máy công quyền, ông quan niệm là chính quyền cấp trên - liên bang chẳng hạn - không nên lấn quyền cấp dưới - tiểu bang hay các quận hạt, thành phố.
Đấy là triết lý chính trị căn bản của ông, một chủ trương khá cổ điển của đảng Cộng hòa.
Thế rồi vụ khủng bố 9-11 đã đảo ngược chủ trương đối ngoại của ông, khi trở thành Tổng thống thời chiến. Sau đấy bốn năm, vụ bão lụt Katrina đang thách đố chủ trương đối nội của ông, khi ông vốn đã bị đả kích là giảm thuế cho nhà giầu và gây bội chi ngân sách trong khi chính quyền liên bang không thu hẹp mà còn bành trướng sự can thiệp.
George W. Bush có số sát quân hay không, thày bói mới trả lời được. Nhưng ông gặp rất nhiều nghịch cảnh và có những quyết định đầy nghịch lý khiến bị mất tín nhiệm rất nặng.
Một thí dụ nổi bật mà lại chìm bên dưới nhiễu âm của truyền thông trong vụ Katrina: vì sao chính quyền Bush không can thiệp sớm hơn, để dân chết oan uổng"
Thí dụ ấy nổi bật mà ít ai nhìn lại khi Thị trưởng Ray Nagin ra lệnh cưỡng bách di tản khỏi thành phố vào ngày Thứ Tư mùng bảy - mãi một tuần sau khi trận bão Katrina đã tan rã và New Orleans đã tan hoang và đang được cấp cứu. Người ta ít nhìn ra vì không tự hỏi: ai có quyền ra lệnh cho dân chúng" Vì sao lệnh ấy không được ban hành sớm hơn" Vì sao lệnh di tản không được thi hành chặt chẽ hơn"
Những câu hỏi ấy dẫn ta trở về cuộc tranh luận của tuần trước, ngay giữa thiên tai:
Thứ Ba mùng một, nhà chức trách New Orleans (cao cấp nhất là văn phòng Thị trưởng) ký lệnh "Thiết quân luật", lập tức văn phòng bộ Tư pháp Tiểu bang Louisiana ra thông cáo phủ nhận tin này. Hôm sau, Phát ngôn viên Phủ Tổng thống là Scott McClellan nói với báo chí, rằng tình trạng thiết quân luật đã được ban hành trên hai tiểu bang Mississippi và Louisiana; lời tuyên bố liền bị một Thiếu tướng chỉ huy Vệ binh Quốc gia là H. Steven Blum điều chỉnh: "không phải là lệnh thiết quân luật!" Những lời tuyên bố đầy mâu thuẫn ấy khiến người theo dõi thời sự phải chú ý đến một tin khác, rằng Tổng thống Bush đã khẩn khoản yêu cầu Thống đốc Kathleen Blanco cho phép chính quyền liên bang đưa quân vào cấp cứu tiểu bang Louisiana, mà bị cự tuyệt.
Vấn đề ở đây vì vậy đụng vào một điểm then chốt trong triết lý chính trị của Bush: chính quyền liên bang không được lấn quyền tiểu bang. Cuộc tranh luận về cứu trợ nhanh hay chậm có liên hệ đến nguyên tắc phân quyền và đạo luật về Thiết quân luật, rồi lại bị truyền thông lẫn chính giới dìm trong làn sóng tin tức đả kích chính quyền Bush. Chúng ta phải tìm hiểu mấu chốt tranh luận này trước khi nói đến cuồng phong chính trị đang nổi lên từ trận bão Katrina và những gì sẽ còn xảy ra sau này.

* "Thiết quân luật" là gì
Người ta có tình trạng "thiết quân luật" khi quân đội đi vào gìn giữ trật tự và an ninh thay cảnh sát vì chính quyền và tòa án sở tại không thể hoạt động được nữa. Trong tình trạng thiết quân luật ấy, quân đội có một số quyền hạn bất thường, như bắt giữ và truy tố người dân, trưng dụng tài sản hoặc ban bố lệnh giới nghiêm. Trên nguyên tắc, Tổng thống có quyền ban bố Thiết quân luật nhưng thực tế không hề áp dụng kể từ thời Tổng thống Lincoln. Cũng vì quyết định của Lincoln mà năm 1878 Quốc hội có đạo luật Posse Comiatus Act cấm quân đội đảm nhiệm việc trị an thay chính quyền dân sự nếu không có sự đồng ý của Quốc hội.


Tuy nhiên, luật lệ liên bang có cho phép chính quyền địa phương cấp thời ban bố lệnh ấy khi hoàn cảnh đòi hỏi và sau đấy các đơn vị binh lính liên bang phải lập tức trao trả quyền lực cho địa phương khi chính quyền này có khả năng hoạt động trở lại. Như vậy, Thống đốc Tiểu bang có thể yêu cầu Tổng thống ra lệnh cho binh lính liên bang vào tái lập trật tự - như đã thấy khi có nổi loạn nhân Đại hội đảng Dân chủ tại Chicago năm 1968 hay tại Los Angeles năm 1992 sau vụ Rodney King. Dù sao, trong cả hai trường hợp này, binh lính liên bang chỉ hỗ trợ chứ không thay thế chính quyền địa phương.
Ở một hoàn cảnh nhẹ hơn, người cầm đầu hành pháp của tiểu bang hay thành phố, Thống đốc hay Thị trưởng có quyền yêu cầu Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát và chính quyền sở tại duy trì trật tự an ninh, nhưng điều ấy cũng không là "Thiết quân luật".

* Thực tế tại New Orleans
Một tuần sau thảm kịch, ta có thể thấy 1) không hề có lệnh Thiết quân luật mà 2) chỉ có tình trạng khẩn cấp được ban bố tại các tiểu bang Louisiana, Mississippi, Alabama và Florida, và 3) các đơn vị Vệ binh Quốc gia được Thống đốc điều động trong khi 4) binh lính liên bang (Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến) có được tung vào nhưng để lo việc cứu trợ nhân đạo mà thôi. Trong tình trạng khẩn cấp ấy, một số quyền tự do của công dân có thể bị nhất thời thu hẹp.
Vì sao chúng ta phải đi vào những vấn đề pháp lý rắc rối trên"
Câu trả lời là để hiểu vì sao Tổng thống Bush yêu cầu Thống đốc Blanco cho phép các đơn vị võ trang của liên bang tiến vào Louisiana, vì sao mà lệnh di tản không được chấp hành, và trong khi thiên hạ lo tái định cư nạn dân thì nhiều người vẫn đòi quay về New Orleans đang được cấp cứu, và Thị trưởng phải ra lệnh cưỡng bách di tản.
Chúng ta gặp nạn không ai bảo được ai nữa, và bèn đổ lỗi cho ai khác.
Hãy suy luận tiếp mà xem: nếu từ trang trại ở Crawford hay Phủ tổng thống tại Thủ đô mà ông Bush ban bố Thiết quân luật tại Louisiana và đưa quân vào di tản New Orleans, giới lãnh đạo sở tại - thuộc đảng Dân chủ - sẽ phản ứng ra sao" Phản ứng có thể là một lời đả kích khác: "Sau khi đơn phương vào Iraq, Bush đơn phương dùng giải pháp quân sự tại Louisiana!"
Vốn đã hiểu tình đời và tôn trọng chính quyền tiểu bang, ông Bush muốn có sự đồng ý của giới chức địa phương đang bị loạn chiêu và tê liệt, cho nên quân đội vào trễ mất ba ngày và ông lãnh trách nhiệm! Nhằm thoái thác trách nhiệm và triệt để khai thác tính mị dân của mình, giới chức địa phương và một số nhân vật Dân chủ xoay ra đả kích cơ quan Cấp cứu Liên bang là FEMA vì FEMA được sát nhập vào bộ Nội an và vì người cầm đầu được Bush bổ nhiệm vì lý do chính trị. Nữ Nghị sĩ Dân chủ của Louisiana còn đòi đấm vào mặt Tổng thống!
Đẹp mặt cho nền dân chủ đang muốn làm gương cho thế giới!
Trong mớ bòng bong vừa pháp lý vừa chính trị ấy, làm sao dư luận hiểu ra những tranh luận om xòm về trách nhiệm của từng cấp chính quyền" Nhưng, cuồng phong chính trị kỳ cục này chưa có gì đáng kể nếu so với những gì sẽ còn xảy ra nay mai.

* Khi khủng bố tiếp tay thiên tai
Trước hết, trận bão Katrina đã trước mắt gây một lúc ba hậu quả: tổn thất lớn về kinh tế khiến dân chúng xớn xác vì giá xăng, rối loạn lớn về chính trị khiến mọi cấp đang đổ lỗi cho nhau, và chính quyền Bush có vẻ suy yếu vì bị tấn công liên tục sau khi đã bị đả kích về kết quả chẳng có gì là khả quan tại Iraq.
Ba tai họa ấy lại xảy ra trong thời điểm sinh tử về an ninh cho nước Mỹ: ngày 11 này là kỷ niệm bốn năm của vụ khủng bố 9-11 (nặng nhất là tại New York); ngày 13, Đại hội đồng Liên hiệp quốc sẽ nhóm họp cũng tại New York, và sẽ kỷ niệm 60 năm thành lập với sự tham dự của lãnh đạo thế giới.
Không chỉ truyền thông mới chú ý đến hai ngày ấy và nơi ấy.
Quân khủng bố cũng vậy.
Nếu ra tay được - khi nước Mỹ đang bối rối - quân khủng bố tất nhiên không từ nan và sẽ cố gắng. Không tấn công New York được thì họ còn thiếu gì mục tiêu" Xa như Madrid hay London mà còn bị! Tại những nơi ấy, nhất là tại London, ta thấy nhiều tay khủng bố là dân địa phương, sinh đẻ trong một xứ dân chủ mà vẫn thành cuồng tín đánh bom tự sát. Xã hội Hoa Kỳ vốn tôn trọng tự do đến tuyệt đối, có chánh sách cởi mở với di dân, lại luôn luôn sợ mang tiếng kỳ thị Hồi giáo cho nên có tạo cơ hội cho kẻ xấu sách động và cho khủng bố ra tay.
Một vụ khủng bố nữa, dù chả xảy ra ở New York hay Washington DC và với kích thước nhỏ hơn, cũng khiến nước Mỹ gặp loạn. Và tranh luận lại bùng nổ: "Vì ai nên nỗi""
Có an toàn vượt qua hạn kỳ tháng Chín, chính trường Mỹ cũng gặp nhiều đảo lộn.

* Giông bão chính trị
Thiên tai không chỉ gây họa cho đảng cầm quyền và ông Bush.
Bên kia, đảng Dân chủ cũng bị thách đố. Từ 14 năm nay, đảng cố chuyển trọng tâm về cánh trung tả và có lập trường kinh tế và xã hội ôn hòa hơn qua tám năm cầm quyền của ông Clinton: giảm bớt vai trò của chính quyền và chánh sách trợ cấp, thân thiện hơn với thị trường và doanh nghiệp, khi cần thiết thì cũng ra quân ở nước ngoài. Lần cuối mà xu hướng ôn hòa ấy đụng độ với đảng Cộng hòa - và thất cử - là năm ngoái, vì đảng đã đề cử một nhân vật quá kém cỏi là John Kerry.
Nhưng từ đấy, từ đầu năm nay, nội bộ đảng Dân chủ bị sức ép từ cánh cực tả, có đặc tính phóng túng về đạo đức, bao cấp về kinh tế và chủ hòa hay phản chiến về đối ngoại, tích cực hơn về việc bảo vệ môi sinh. Trận bão Katrina đã thổi gió vào cánh buồm cực tả của đảng.
Dân da đen nheo nhóc vì nghèo đói lại không được chính quyền cấp cứu tại New Orleans, rồi thiên tai xảy ra mãnh liệt hơn vì hiện tượng nhiệt hóa địa cầu mà chính quyền Bush không thèm quan tâm vì chỉ chú ý đến quyền lợi của doanh nghiệp dầu hỏa - vốn đang trục lợi nhờ xăng dầu lên giá, Vệ binh Quốc gia lại bận tại Iraq nên không kịp về cứu dân, v.v… Dù không phản ảnh sự thật một cách chính xác, ngần ấy lập luận đều trở thành hấp dẫn hơn đối với một số quần chúng, nhất là trong mùa đổ lỗi phổ biến ở mọi cấp của cả hai đảng.
Cho đến cuộc tranh cử 2004, cử tri Hoa Kỳ được chia hai tương đối khá đồng đều giữa hai xu hướng trung hữu và trung tả, trong khi còn phân vân về nạn khủng bố và chiến sự Iraq. Giờ đây, tình hình đã thay đổi: cánh tả bên đảng Dân chủ - vốn tích cực và quá khích hơn tầng lớp lãnh đạo ở trên, kể cả Nghị sĩ Hillary Rodham Clinton - đang nhờ vụ Katrina mà kéo trọng lực của đảng về bên trái.
Những lập luận sau đây sẽ trở thành ăn khách hơn:
Chính quyền từ nay phải tích cực và chủ động can thiệp, bằng cách chấm dứt giảm thuế và phải tăng chi để cứu giúp dân nghèo. Quyền kinh doanh phải được hạn chế để bảo vệ môi trường. Phải quan niệm lại chánh sách năng lượng để dân chúng khỏi khổ và môi sinh không bị hủy diệt. Và quan trọng hơn cả, phải rút quân khỏi Iraq - một vũng lầy Việt Nam khác - và càng sớm càng hay, vì Iraq chẳng liên hệ gì đến khủng bố. Thiên tai, môi trường bị hủy hoại và sự bất lực bất công của chính quyền Bush mới là nguyên do của mọi thảm kịch.
Bên này, Tổng thống Bush dựa vào thành lũy của xu hướng thủ cựu về đạo đức (các tôn giáo và phong trào bảo vệ kỷ cương gia đình) và cương quyết đưa nước Mỹ về trào lưu bảo thủ hơn về luân lý và tự do hơn về kinh tế, với sự giảm thiểu vai trò của chính quyền.
Việc Chủ tịch Tối cao Pháp viện William Rehnquist qua đời hôm Thứ Bảy đã cho ông cơ hội vừa chỉ định Thẩm phán John Roberts vào vai trò ấy vừa tìm người thay thế ông Roberts, vốn mới được bổ nhiệm để thay nữ Thẩm phán Sandra Day O'Connor đang xin về hưu. Dù đang lúng túng với vụ Katrina, chính quyền Bush không hề quên định hướng ban đầu và ông Bush quả là gan lỳ! Ông không thay đổi lập trường, trong khi trọng lực của đối phương đang chuyển về hướng cực đoan hơn và tất nhiên sẽ chi phối chủ trương của đảng Dân chủ.
Vì vậy, cuộc tranh cử 2006 và 2008 này mới báo hiệu nhiều đột biến về đường lối chánh sách và có thể chi phối Hoa Kỳ trong suốt thập niên tới. Cho nên cuồng phong chính trị đang xảy ra vẫn chưa đáng kể so với những xoay chuyển sẽ còn lớn lao hơn trên chính trường Mỹ.
Đấy mới là hậu quả bất ngờ nhất của Katrina. Nếu như nước Mỹ không bị khủng bố tấn công một lần nữa, trong tháng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.