Hôm nay,  

New Orlean: Biển Chết

06/09/200500:00:00(Xem: 4900)

Đúng một tuần trước, bão Katrina thổi vào New Orlean.
Với khoa học dự báo thời tiết hiện đại và chính xác, trước khi bão tới trên màng hình ti-vi có cập nhật thông tin từng mươi phút về hướng đến của cơn bão, về sức gió. Vì Katrina là bão cấp 5 sẽ thổi vào đất liền, lệnh di tản được ban hành tại nhiều địa phương trong các bang Louisiana, Alabama, Mississippi.
Katrina sẽ thổi thẳng vào New Orlean. Những dự báo thời tiết cho biết như thế. Dân cư vùng đất thấp hơn mặt biển được di tản đến nơi cao hơn. Nhiều chục nghìn người được đưa đến thao trường Superdome, nơi của những trận thi đua đánh banh bầu dục, để tạm trú.
Việc di tản một số đông người như thế vào một vận động trường lớn trên nước Mỹ báo hiệu sức mạnh của Katrina sẽ gây thiệt hại cho nhiều nhà cửa của New Orlean.
Như nhiều trận bão khác đã thổi vào miền đông nam và miền nam nước Mỹ, mọi người chờ đợi cơn bão qua đi để về lại nhà, gom nhặt những gì còn lại, và với sự trợ giúp của chính quyền, của các cơ quan xã hội, bác ái rồi sẽ xây dựng lại cuộc sống.
New Orlean chờ đợi Katrina trong tâm trạng đó vì hơn một lần bão từ vùng Vịnh đã thổi thẳng vào đây trong những năm 1915 và 1965. Nhưng Katrina khốc liệt đã làm bay nóc Superdome. Nước đổ xuống đầu đoàn người di tản. Mất điện. Hoảng loạn bắt đầu xảy ra. Cảnh sát địa phương cũng phải lo cho gia đình của chính họ nên chính quyền địa phương không còn đủ nhân lực để giữ an ninh trật tự nữa.
Rồi con đê chắn nước vào thành phố không chịu nổi sức gió và sức ép của nước nên mấy chỗ vỡ ra dài cả chục mét. Nước ùa vào. Dâng lên đến tận nóc nhà. Cầu đường bị ngập lụt, bị nước cuốn trôi. Giao thông gián đoạn. New Orlean bị phong toả.
Những người còn ráng ở lại với New Orlean bỗng dưng bị chìm ngập trong biển nước, vẫy vùng tìm cách sống bằng cách leo lên nơi cao hơn. Ở những nơi còn bước đi được, họ tìm đồ ăn, nước uống để tự cứu mình bằng mọi cách: đập phá, cướp bóc.


Lệnh kêu dân còn kẹt phải bỏ New Orlean mà đi được ban hành. Vệ binh quốc gia tiến vào thành phố cùng với từng đoàn xe buýt đưa dân qua Texas tạm cư. Một cuộc di tản lớn nhất trên đất Hoa Kỳ trong những thập niên qua. Nhưng mọi sự dường như đã quá muộn.
New Orlean nổi tiếng với French Quarter, với những sòng bài nổi trên sông Mississippi thì tuần qua là một vùng sình lầy, nước đọng, nổi trôi rác rến, dầu loang, bốc lên một mùi hôi tanh.
Mấy tháng trước đây tsunami xảy ra ở Đông Nam Á, nhìn lại hậu quả mọi người nhận ra lỗi lầm là vì thiếu một hệ thống báo động sóng thần trong vùng biển Ấn Độ Dương. Nhưng Hoa Kỳ là một quốc gia tiên tiến nhất hoàn cầu mà New Orlean lại phải chịu đựng một thiên tai với những hệ quả khủng khiếp như thế sao!
New Orlean là cửa ngõ giao thông đường sông cho nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, đổ dài từ Florida, Alabama, Mississippi qua đến Texas. Thành phố hơn một triệu dân này được xây dựng trên một vùng đất thấp hơn mặt biển có đến một mét và được bao bọc bởi những con đê. Trong một loạt những bài phân tích về tình trạng đê điều của New Orlean được phổ biến trên nhật báo Times-Picayune vào tháng 6.2002 có dự đoán việc vỡ đê nếu một trận bão cấp 5 thổi thẳng vào New Orlean. Trong trường hợp này, số tử vong vì lụt có thể lên đến 10% số người còn kẹt lại vì không di tản được.
Bài báo đưa ra những dữ kiện khoa học, theo đó New Orlean đang chờ đợi "The Big One" - một trận bão cấp 5 - như California đang chờ đợi một trận động đất với độ rung 8.0. Vấn đề không phải là sẽ có bão lớn hay không mà là khi nào.
Katrina và hệ quả của nó thì đúng như những gì đã được tiên đoán.
Dù đã có những nghiên cứu, cảnh báo như thế, sao cơ quan trách nhiệm từ cấp liên bang, tiểu bang xuống đến địa phương lại không có những kế hoạch đối phó trước để New Orlean, thủ đô của nhạc Jazz, nay đã thành biển chết.
Trách nhiệm đó, trước hết nằm trong tay chính quyền liên bang.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.