Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

06/06/200500:00:00(Xem: 5372)
[LS Lê Đình Hồ là tác giả cuốn “Từ Điển Luật Pháp Anh Việt-Việt Anh” dày 1,920 trang vừa được xuất bản. Qúy độc giả có thể mua sách qua internet bằng cách lên Website Google (google.com) đánh máy chữ “ho ledinh”, rồi theo sự hướng dẫn của các websites.]

Hỏi (Ông Trần Q Dũng): Tôi lập gia đình được gần 15 năm. Chúng tôi có 3 cháu gái. Cháu lớn nhất 12 tuổi và cháu nhỏ nhất được 7 tuổi.
Cách đây hơn 2 năm gia đình chúng tôi có về Việt Nam. Khi đến thăm gia những người bà con phía bên ngoại của các cháu, vợ tôi có hứa là sẽ tìm cách bảo lãnh cho một người bà con. Tôi hoàn toàn không có ý kiến về việc này, vì cứ tưởng rằng vợ tôi sẽ có những người bạn gái nào đó tại Úc có thể giúp đỡ để bảo lãnh cho người này.
Câu chuyện tưởng là dừng ở đó, vì khi trở lại Úc thì chúng tôi đều phải đi làm nên, riêng tôi chẳng để ý gì đến chuyện bảo lãnh mà vợ tôi đã hứa.
Chừng gần hơn 6 tháng sau đó, tôi thấy vợ tôi rất ưu tư. Tôi có hỏi để xem vợ tôi đang lo lắng về chuyện gì, nhưng vợ tôi chỉ cho biết là có những chuyện bực mình ở sở. Thế là tôi cũng để mặc cho vợ tôi tự giải quyết những chuyện đó.
Vào cuối tháng 10 năm ngoái bổng dưng vợ tôi nói là muốn đi Việt Nam để sửa sắc đẹp và hỏi tôi là có thể xin nghỉ để cùng đi hay không" Tôi cho vợ tôi biết là công việc của tôi chỉ được nghỉ vào dịp cuối năm.
Thế là vợ tôi báo cho biết rằng bà ta sẽ đi một mình và chừng 3 tuần lễ thôi vì đã mua vé máy bay rồi.
Sau khi đi sửa mũi tại Việt Nam về tính tình của bà ta hoàn toàn thay đổi, chẳng cần biết là có tôi đang hiện diện trong gia đình. Bà gọi điện thoại về Việt Nam nói chuyện và hứa hẹn bảo lãnh Tuấn ngay trước mặt tôi. Sau nhiều lần cãi vã, vợ tôi báo cho tôi biết rằng nếu tính tình không hạp thì chúng ta nên chia tay. Tôi tự ái bèn đến nhà người bạn thân xin tá túc tạm để xem vợ tôi có đổi tánh hay không"
Tôi yêu cầu là tôi được dẫn mấy đứa nhỏ đi chơi cuối tuần vào ngày Chủ Nhật. Vợ tôi đã không phản đối về đề nghị này. Tuy nhiên, mới thăm được 6 tuần thì vợ tôi không chịu cho tôi đến thăm và dẫn các con của tôi đi chơi nữa. Vợ tôi đã báo với cảnh sát rằng bà ta sợ tôi xâm phạm tình dục trẻ em. Tôi đã nộp đơn để xin tòa cho tôi được quyền thăm con. Hiện tôi đang chờ đợi tòa xét xử.
Với những lời tố cáo vô căn cứ của vợ tôi, và nếu vì những lời tố cáo ác ý đó mà tòa không cho tôi thăm các con của tôi thì đây thật là một điều bất công. Xin LS cho biết là tòa có tiếp tục cho phép tôi được thăm các con của tôi hàng tuần hay không khi tôi tham dự phiên xử sắp tới"

Trả lời: Trong vụ W & D [2003] FMCA fam 308. Trong vụ đó người mẹ đã nộp đơn xin tòa hủy bỏ lệnh được thăm con của người cha. Người mẹ đã đưa ra lý do về sự xâm phạm tình dục để xin tòa không cho người cha được phép thăm con.
Hai vợ chồng có chung với nhau 2 người con gái, 10 tuổi và 6 tuổi. Họ ly thân vào năm 2000. Họ đã xin tòa đưa ra “án lệnh đồng thuận” (consent orders) liên hệ đến việc thăm con và phân chia tài sản.
Vào giữa năm 2001, người cha đã xin nghĩ hưu sớm và rời Úc đi Anh Quốc với lý do là gia đình của ông hứa với ông là khi về Anh Quốc gia đình sẽ sắp xếp cho ông một việc làm thích hợp, nhưng cuối cùng điều này đã không được thực hiện. Vì thế ông phải trở lại Úc vào đầu năm 2002.
Khi trở lại Úc ông đã ở chung với người bạn gái trước đây của ông, và ông đã đưa 2 đứa con của ông về địa chỉ này vài lần trong những ngày Chủ Nhật khi ông được quyền thăm con.


Vào cuối năm 2002, người cha đã không được phép thăm con gần 3 tháng, ngoại trừ 15 phút vào ngày sinh nhật của đứa con gái lớn. Tuy nhiên, khi thủ tục tranh tụng được tiến hành thì người cha đã được phép thăm con tại “Trung Tâm Thăm Con ở Hobart” (the Children’s Contact Centre in Hobart).
Tại Úc, luật gia đình quy định rằng có “sự vi phạm án lệnh” (a contravention of an order) nếu cố ý không thực hiện theo đúng án lệnh, hoặc không chịu cố gắng thực hiện theo sự quy định của án lệnh.
Tuy nhiên, theo sự quy định của luật gia đình thì việc “vi phạm án lệnh” không cấu thành tội được. Theo đó thủ tục để xét xử về việc vi phạm án lệnh của tòa án gia đình không phải là một thủ tục xét xử về hình sự, vì thế các tiêu chuẩn chứng cớ về hình sự không được áp dụng cho những sự vi phạm này.
Vì thế, khi người cha cho rằng mình có lý do chính đáng để được miễn trừ về việc vi phạm án lệnh, thì người cha buộc phải có trách nhiệm trưng dẫn những bằng chứng liên hệ đến sự miễn thứ đó.
Điều này có nghĩa là người mẹ không phải trưng dẫn bằng chứng để chứng minh rằng người cha không có lý do chính đáng để được miễn trừ về việc vi phạm án lệnh đó.
Tòa có thể chấp nhận lý do để miễn thứ cho việc vi phạm án lệnh nếu thấy rằng đương sự không hiểu được nghĩa vụ được đề ra trong án lệnh, hoặc khi một người tin tưởng một cách hợp lý rằng cần phải bảo vệ sức khỏe hoặc sự an toàn cho một cá nhân nào đó và thời gian vi phạm án lệnh không kéo dài lâu hơn thời gian cần thiết để thực hiện sự bảo vệ đó.
Người mẹ trong vụ kiện đó đã yêu cầu tòa “hủy bỏ án lệnh cho thăm con” (to discharge contact orders).
Quyết định của “Tối Cao Pháp Viện Liên Bang” (the High Court) trong các vụ B & B (1988) FLC 91-978 và trong vụ M & M (1988) FLC 91-979 rất rõ ràng là: (1) “vấn đề tối thượng được quyết định trong thủ tục nuôi và/hoặc thăm con là liệu việc đưa ra án lệnh theo sự thỉnh cầu đó có phải là do sự quan tâm đến phúc lợi của đứa bé hay không.” (The paramount issue to be decided in residence and/or contact proceedings is whether the making of the order sought is in the interests of the child’s welfare).
(2) Giải pháp đối với sự cáo buộc xâm phạm tình dục của người cha [hoặc mẹ] giúp cho tòa quyết định quyền lợi tốt đẹp nhất của đứa bé là gì.
(3) Tòa không được đưa ra án lệnh nuôi hoặc thăm con cho người cha hoặc mẹ nếu việc đưa ra án lệnh đó “sẽ đặt đứa bé vào một sự rủi ro về việc bị xâm phạm tình dục không thể chấp nhận được” (would expose the child to an unacceptable risk of sexual abuse).

Mặc dầu người mẹ đã đưa ra bằng chứng hầu cáo buộc người cha về việc xúc phạm tình dục và đã thỉnh cầu tòa hủy bỏ án lệnh về việc thăm con, nhưng tòa đã bác đơn xin này vì nhận thấy rằng không có sự rủi ro về việc xâm phạm tình dục. Hơn nữa người mẹ cũng không thể trưng dẫn được bằng chứng hầu thuyết phục tòa rằng việc thăm con của người cha không mang lại phúc lợi cho con cái. Tòa cho rằng khi hai vợ chồng đạt đến án lệnh đồng thuận thì cả hai vợ chồng đã suy tưởng nhiều đến phúc lợi của con cái liên hệ đến việc thăm nom này.
Dựa vào luật pháp cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn ông có thể thấy được rằng việc vợ ông vin vào việc xâm phạm tình dục để ngăn chận việc ông thăm con là điều khó có thể chấp nhận được, ngoại trừ bà ta có những bằng chứng cụ thể để hỗ trợ cho sự cáo buộc đó.
Nếu ông còn thắc mắc xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.