Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

18/10/200400:00:00(Xem: 4759)
Hỏi (Bà Đoàn Thị Huyến): Cách đây không lâu, con tôi cùng các bạn của cháu đi dự sinh nhật của một người bạn. Tôi còn nhớ là hôm đó cháu có về nhà sau tiệc sinh nhật, nhưng tôi hoàn toàn không biết là cháu đã về vào lúc nào vì sáng hôm sau tôi vào phòng của cháu thì thấy cháu vẫn còn ngủ.
Vài tuần sau cảnh sát đến nhà hỏi cháu nhưng không gặp vì cháu đi vắng, họ để số điện thoại lại và yêu cầu cháu gọi lại cho họ. Tôi đã đưa cho cháu nhưng không biết cháu có gọi cho cảnh sát hay không.
Sau đó không lâu tôi nhận được tin là cháu đã bị bắt và bị kết buộc về tội trộm. Tôi hỏi cháu thì cháu hoàn toàn không nói.
Khi chúng tôi nhờ đến luật sư của chính phủ thì được biết là hôm đi sinh nhật, cháu và các người bạn đã uống thuốc lắc. Sau tiệc sinh nhật các bạn khác của cháu đã đến chơi tại nhà của một người khác và tiếp tục xử dụng thuốc, rồi một trong những người này đã lợi dụng trong lúc bạn mình mê ngủ đã dọn một số đồ và sau đó đã tẩu tán.
Cháu đã ra tòa một lần nhưng không chịu nhận tội. Hiện giờ cháu đang được tại ngoại chờ ngày xét xử. Cháu cho biết là cháu hoàn toàn không hay biết về việc làm của các bạn cháu trong đêm đó, vì cháu đã về nhà trước khi sự việc xảy ra.
Xin LS cho biết là cháu có bị tội về những việc làm nêu trên hay không"

Trả lời: Để có thể kết buộc một người vào tội ăn cắp, công tố viện phải chứng minh rằng hành động của bị đã cáo hội đủ các yếu tố nêu sau:
I. “Hành động phạm tội” (actus reus = guilty act) của tội ăn cắp gồm:
1) “lấy và mang đi” (took and carried away);
2) “tài sản có thể đánh cắp được” (property capable of being stolen);
3) “tài sản đó thuộc về một người khác” (which belonged to another);
4) “mà không có sự đồng ý của chủ nhân” (without the consent of the owner).
II. “Ýù định phạm tội” (mens rea = a guilty mind) của tội ăn cắp gồm:
1) “một cách khi trá” (fraudulently);
2) “không đòi lại quyền lợi với thiện ý” (without claim of right made in good faith”;
3) “với ý định tước đoạt một cách vĩnh viễn từ người chủ của món đồ” (with the intention of permanently depriving the owner of it).
Trong vụ Regina v Bulut [2004] NSWCCA 325. Trong vụ đó, bị cáo và một người khác đã gặp nạn nhân tại khách sạn và sau đó theo nạn nhân về nhà. Trong thời gian bị cáo và người khác đó lưu lại nhà nạn nhân, nạn nhân biết là họ đã lấy cắp $60 trong ví của đương sự. Vì thế, nạn nhân yêu cầu bị cáo và bạn của đương sự rời khỏi nhà.
Chiều hôm sau, bị cáo liên lạc với nạn nhân và cho biết là muốn gặp nạn nhân để hoàn trả lại $60 mà hôm trước bị cáo đã lấy cắp từ chiếc ví của nạn nhân.
Trong lúc bị cáo đến gặp nạn nhân tại nhà của nạn nhân, bị cáo đã sắp xếp để bỏ thuốc ngủ vào trà cho nạn nhân uống. Nạn nhân đã ngủ cho đến 9 giờ sáng hôm sau. Bằng chứng cho thấy là bị cáo đã xử dụng thuốc ngủ cực mạnh.
Trong lúc nạn nhân ngủ mê, bị cáo đã lấy nữ trang, đồng hồ, một số quần áo, một túi xách bằng da cùng một số đồ khác trị giá tổng cộng hơn $30,000.
Mấy ngày sau, bị cáo cùng hai người khác đã mang đồ nữ trang mà bị cáo đã đánh cắp của nạn nhân đến cầm tại một cửa tiệm cầm đồ để lấy $2,500. Sau đóù các chiếc nhẫn đã bị phát hiện và nhận dạng là đồ của nạn nhân.
Bị cáo bị bắt và bị kết buộc các tội: [1] “cho uống thuốc làm mê mẫn để phạm trọng tội” (administer stupefying drug to commit an indictable offence). [2] Ăn cắp tài sản tại nhà ở của người khác. [3] Tẩu tán tài sản.


Tội thứ nhất bị xử “tù 7 năm và phải ở ít nhất là 5 năm 3 tháng” (imprisonment for 7 years with a non-parole period of 5 years and three months). Tội thứ 2 và tội thứ 3 mỗi tội ở tù 3 năm và phải ở tối thiểu là 2 năm 3 tháng. Tất cả các bản án này đều được thụ hình cùng lúc, và thời gian thụ hình được tính từ tháng 11 năm 2003. Vì thế bị cáo chỉ phải thụ hình cho đến tháng 1 năm 2009. Bị cáo bèn nộp đơn xin phép kháng án vì cho rằng bản án là quá nặng đối với tội phạm phạm phải.
Vào lúc phạm tội trộm, bị cáo đã xử dụng một số thuốc kích thích. Bị cáo cũng bị chấn thương hồi còn nhỏ, bị đánh đập trong thời gian bị tù vào năm 1992. Những điều này có thể là nguyên nhân thúc đẩy bị cáo xử dụng thuốc. Trong thời gian ở tù trước đây, bị cáo cố gắng cai thuốc và học nghề. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy là bị cáo biết hối lỗi, và vì thế không có yếu tố giảm khinh.
Vào lúc xử án, bị cáo đã được 30 tuổi. Lúc bị cáo được 16 tuổi, bị cáo đã phải ra Tòa Án Thiếu Nhi và Tòa Án Vùng, và đã bị xử 9 tháng tù vào tháng 6 nam 1992 về tội hành hung và cướp.
Tòa Kháng Án đã cho rằng “các yếu tố gia trọng về sự vi phạm” (the aggravating factors in the offences) đã quá rõ ràng vì (1) sắp xếp để cho nạn nhân uống thuốc ngủ cực mạnh và điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mệnh của nạn nhân, (2) kế hoạch phạm tội đã được sắp đặt trước, (3) bị cáo đã làm cho nạn nhân tin tưởng để có cơ hội bỏ thuốc vào trà cho nạn nhân uống, (4) có yếu tố quan trọng về sự nhẫn tâm và tàn bạo ở trong đó (there was a significant element of callousness and cruelty involved).
Tòa cũng cho rằng đây là tội mà xã hội cho là rất nghiêm trọng, và theo điều 38 của Đạo Luật Hình Sự thì hình phạt tối đa có thể lên đến 25 năm. Tòa cũng cho rằng việc trừng phạt đối với sự vi phạm này không những chỉ là vấn đề có tính cách răn đe mà còn dùng để bảo vệ cho cộng đồng nữa.
Tòa trưng dẫn phán quyết trong vụ R v Harrison (1997) rằng ngoại trừ trường hợp đặc biệt chẳng hạn như thiếu nhi phạm pháp hoặc những người bị bệnh tâm thần . . . sự răn đe được xem là mục tiêu chính yếu của hình phạt . . . và nhiệm vụ của tòa án là phải thấy được rằng bản án cưỡng buộc sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn chận sự vi phạm các tội phạm hình sự tương tự bởi những người mà những người đó có thể sẽ nghĩ đến sự phạm tội nếu thấy rằng chỉ có hình phạt nhẹ được áp dụng.
Cuối cùng Tòa Kháng Án đã chấp nhận cho bị cáo được phép kháng án nhưng đã bác bỏ sự kháng án của bị cáo. Dựa vào luật lệ và phán quyết vừa trưng dẫn bà có thể thấy được rằng nếu những người bạn của con bà cố tình cho chủ nhân uống thuốc để bị đê mê trước khi lấy những đồ đạc của đương sự là một hành động pháp pháp có tính toán trước.
Tội phạm hình sự chỉ có thể thiết lập nếu công tố viện chứng minh được rằng bị cáo đã có hành động phạm pháp và thực hiện các hành động phạm pháp đó với ý định phạm tội. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì tòa án không còn cách nào khác hơn là phải tha bổng cho bị cáo.
Việc con của bà có bị tội hay không điều đó còn tùy thuộc vào lời khai của các nhân chứng khác trong lúc xử án. Nếu bà còn thắc mắc xin liên lạc với chúng tôi để được giải đáp tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.