Hôm nay,  

Oscar 2006 - Khủng Bố Không Thắng

06/03/200600:00:00(Xem: 5844)
- Một đêm thư hùng rất Mỹ - đáng yêu mà không đáng sợ

Ngoài thềm có trải thảm đỏ của Kodak Theatre, tài tử kiêm đạo diễn George Clooney phát biểu với nhà phê bình điện ảnh Robert Ebert: "phải đi trước trào lưu, vài năm nữa người ta mới thấy đúng."

Chàng là người có thẩm quyền vì được đề cử ba giải trong một đêm, đạo diễn ưu tú và kịch bản xuất sắc với "Good Night, and Good Luck" và tài tử xuất sắc trong vai phụ với "Syriana". Và thắng giải tài tử phụ. Lên nhận giải từ những phút đầu tiên của chương trình, Clooney đoán ngay: "Biết rồi, hụt giải đạo diễn!"

"Đi trước trào lưu" vì nước Mỹ đang ở trong thời chiến mà đêm trao giải Oscar thứ 78 không có tác phẩm đề cao anh hùng tính của Hoa Kỳ như các lần trao giải khác trong lịch sử Oscar. ("Cinderella Man" thuộc loại ấy mà rớt ra ngoài.) Các tác phẩm được đề cử cũng thuộc loại "độc lập", không do các phim trường lớn thực hiện. Tiềm ẩn bên dưới, các đề tài lớn của năm phim đề cử là hay nhất trong năm đều có hướng về nội tâm: đồng tính (Brokeback Mountain và Capote), chủng tộc (Crash), oán thù hay hòa giải (Munich), cưỡng chống bạo quyền (Good Night, and Good Luck.)

Năm nay, Hollywood đi trước trào lưu vì đi ra ngoài mối quan tâm sinh tử của xã hội Mỹ. Hoặc nếu có đề cập tới mối quan tâm ấy thì lại gián tiếp đả kích chủ trương của chính quyền Bush hay chủ nghĩa chống cộng McCarthysm. Được mời điều khiển chương trình, Jon Edwards làm quà mở màn với chuyện ấy. Nước Mỹ tuyệt vời!

Phong trào tố cộng lên tới cao điểm dưới sự đốc thúc của Nghị sĩ Joseph McCarthy và Ủy ban Hạ viện Điều tra về Hoạt động Chống-Mỹ (House Committee on Un-American Activities - viết tắt và sai ra HUAC, và nhớ sai là sản phẩm của McCarthy.) Được lập từ 1938 trước khi McCarthy nhận lãnh bất cứ chức vụ liên bang nào, Ủy ban nổi tiếng vì vụ điều tra điệp viên Alger Hiss do Liên xô cài vào thượng tầng của chính quyền Roosevelt và Truman, và vì vụ tố cáo nhiều văn nghệ sĩ Hollywood về tội thân cộng.

Năm nay, phim "Good Night, and Good Luck" của George Clooney kể lại cuộc đấu tranh của nhà báo Edward R. Murrow chống lại những thái quá của phong trào tố cộng McCarthysm thời Chiến tranh lạnh. Mãi sau này, khi Liên xô sụp đổ, hồ sơ mật được khai quật từ bên Nga mới cho thấy McCarthy không hoàn toàn sai.

Nhưng đó là chuyện về sau… chứ năm 1953, nước Mỹ đang lâm chiến tại Cao Ly, mà cuộc chiến đáng chú ý lại ở hậu phương: vụ McCarthy truy lùng văn nghệ sĩ thân cộng.

Năm ấy rồi, Holywood đã có cách trả lời. Phim High Noon do Fred Zinnermann đạo diễn và Gary Cooper làm tài tử chính là ẩn dụ về nỗi khiếp sợ của cả một cộng đồng trước bạo lực McCarthysm. Đồng sản xuất và viết truyện phim là Carl Foreman bị tố là thân cộng phải lưu vong, tên bị bóc khỏi danh sách các nhà sản xuất.

Năm ấy, Oscar về phim hay nhất lọt vào tay Cecil B. DeMille với phim The Greatest Show on Earth, nhưng High Noon lãnh bốn giải: nam tài tử chính, biên soạn, nhạc hay nhất và ca khúc hay nhất. Đêm trao giải, Gary Cooper bận đóng phim tại Âu châu, nhờ John Wayne lên lãnh.

John Wayne đả kích High Noon là "không yêu nước" và phê bình Gary Copper ở cảnh cuối, khi viên cảnh sát Will Kane quăng ngôi sao trên ngực xuống đất.

Hai người là bạn chí thân, và đảng viên Cộng hòa trung kiên!

Giai thoại ấy trở về trí nhớ nhiều người trong đêm Oscar 78 vừa qua.

Chính trị xuyên thủng màn bạc và đẩy nghệ thuật ra ngoài chăng"

Câu hỏi được nhiều người nêu lên khi hai phim được đề cử giữa thời chiến đều thuộc loại "phản chiến" (Good Night, and Good Luck và Munich.) Rồi trong khi Iraq sôi sục thì phim Syriana nêu vấn đề về quan hệ rắc rối giữa tài phiệt dầu hỏa, luật sư thầy cò, tiểu vương Trung Đông, dầu khí Trung Á và chiến tranh! Giữa cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan, phim Munich đề cập tới nỗi day dứt rất người của đặc công khủng bố Palestine lẫn điệp viên Do Thái truy lùng quân khủng bố.

Đã vậy, Palestine còn có tác phẩm được đề cử trong loại phim ngoại quốc xuất sắc (Paradise Now, với hình ảnh dễ thương về hai tay khủng bố tự sát!)

Hơn các chính trị gia và nhà quân sự, Hollywood rọi đèn vào vùng tối sáng của bạo lực trong hồn người và làm thế giới ngẩn ngơ với một phim của Palestine khi lực lượng khủng bố Hamas vừa thắng cử! (Phim này không trúng giải, thua Tsotsi của Nam Phi.)

Bảo rằng Hoa Kỳ tính trước được mọi thứ hoặc có ý đồ với mọi chuyện trên đời thì chưa hiểu hết Hollywood, một thế giới kỳ ảo trong cách khiêu khích rất "không phải đạo"! Và nếu muốn bắt mạch nước Mỹ qua loại "phim chủ đề" thì rất dễ thành lang băm. Điện ảnh Hoa Kỳ không khi nào sợ hãi khi nêu ra những đề tài nhức nhối của nhân thế. Tài tử Samuel L. Jackson có nêu ra ý đó trong đêm trao giải và mọi người đều đồng ý. Không có gì cấm kỵ tại Hoa Kỳ!

Trong cảnh quốc tế rối bời như vậy, hai phim được chú ý nhất và cũng gây tranh luận nhiều nhất lại đề cập tới những vấn đề rất Mỹ.

Được đề cử là một trong năm phim xuất sắc nhất trong năm, Crash đề cập tới nạn kỳ thị sắc tộc tại Loa Angeles. Một số nhà phê bình chấm phim này là hay nhất trong năm, sau khi được trình chiếu tại ngoại quốc từ năm 2004 và chỉ được chiếu tại Hoa Kỳ từ năm ngoái. Ngược lại, nhiều người cho phim này là dở nhất (một cách tuyệt đối, chứ không chỉ trong năm phim vào chung kết!) Cuối cùng, Crash thắng giải phim hay nhất trong năm (người viết thú nhận là rất hài lòng với kết quả ấy!)

Bộ phim thứ hai, được đa số cho là sẽ thắng lớn năm nay, là Brokeback Mountain, được đề cử tám giải. Kết quả không được vậy.

Bộ phim được chú ý vì là một phim western, lại nói về mối tình đồng tính của hai tay "cao bồi". Hãy tưởng tượng Gary Copper và John Wayne trong vai tình nhân ảm đạm mới thấy Hollywood tiến xa chừng nào! Đề tài đồng tính thực ra không phải là mới, hay lạ. Tác giả Truman Capote là người đồng tính và Philip Seymour Hoffman thủ vai Capote trong phim cùng tên đã trúng giải nam tài tử xuất sắc nhất.

Brokeback Mountain gây sôi nổi vì đưa đề tài vào thế giới đầy nam tính, đầy chất macho, là phim "viễn Tây".

Các nhà sản xuất lại mời một đạo diễn đặc biệt cho hoàn cảnh bất thường ấy là Ang Lee (Lý An), sinh tại Đài Loan học điện ảnh tại Hoa Kỳ, tác giả nhiều bộ phim nổi tiếng như Ngọa hổ Tàng long và trước đấy, The Wedding Banquet, một phim Á châu dí dỏm và cảm động về đề tài đồng tính. Một đạo diễn gốc Á cho một phim cao bồi Mỹ, về một đề tài nhạy cảm: chỉ Hoa Kỳ mới có hiện tượng ấy. Yếu tố này cũng khiến khán giả Á châu (cả người Việt trong và ngoài nước) theo dõi lễ trao giải. Các nhà sản xuất trao duyên đúng người: sau nhiều giải quốc tế nhờ Brokeback Mountain (Venice, Golden Globe về phim và đạo diễn, giải BAFTa của Anh về đạo diễn) Ang Lee đoạt giải đạo diễn xuất sắc nhất.

George Clooney đoán đúng!

Liệu chàng có đoán đúng là Hollywood hay đi trước trào lưu chăng"

Chưa biết được. Nhưng, với rất nhiều đề tài khiêu khích về chính trị, kết quả trao giải Oscar 2006 thực ra vẫn trở lại những chọn lựa thuần túy nghệ thuật. Và hoạt náo viên của lễ trao giải, Jon Stewart, nổi tiếng ở tài chọc quê các chính trị gia lẫn Hollywood, cũng không gây nhiều nhức nhối như người ta e ngại ban đầu.

Một đêm chóng quên!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.