Hôm nay,  

Tâm Lý Chiến Reagan

05/07/200400:00:00(Xem: 4699)
Tổng Thống Reagan là người lật đổ Đế quốc CS Liên xô. Đó là một chân lý không cần bàn thêm nữa. Nói đến chiến thắng đó của TT Reagan, người ta thường hay nhắc đến Chiến lưọc tái võ trang của Mỹ, Chiến lược Chiến tranh Giữa các Vì Sao của TT Reagan, bó buộc CS Liên xô phải chạy đua võ trang kiệt sức, đột quị, chết tươi. Hoàn toàn đúng. Nhưng theo học giả Leon Aron, Giám đốc Nga sô sự vụ, của American Enterprise Institute, sẽ thiếu nếu không đề cập thêm đường lối tâm lý chiến TT Reagan đã áp dụng trong chiến lược lật đổ đế quốc CS này. Một đường lối thiết nghĩ khả thi và thích hợp cho những người Việt Quốc gia ở Hải ngoại đang đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền VN, hiện không có guồng máy công quyền, không có ngân sách quốc gia, như đối thủ CS Hà nội.
Khiá cạnh tâm lý chiến của chiến lược lật đổ Liên xô của TT Reagan, giản dị như con người bình dân của Oâng. Đối với cá nhân đảng viên Cộng sản Liên xô, TT Reagan tìm cách đánh động tinh thần tự giác và tự tin của họ. Oâng tin nhơn chi sơ tánh bản thiện, chính chủ nghĩa CS đã làm mờ đi lương tri, thiên hướng Chân, Thiện, Mỹ của Con Người. Đối với chế độ và Đảng cầm quyền CS, TT Reagan tìm cách làm suy sụp thế chính thống và niềm tin nơi chế độ và đảng CS cầm quyền cuả cán bộ, đảng viên và quần chúng Liên xô. Tuy là hai mặt trận nhưng thục tế chỉ có một việc làm, đó là tác động tinh thần toàn diện vào cán bộ, đảng viên, đảng, và chế độ CS, làm cho họ suy sụp tinh thần, mất niềm tin.
Khoa tâm lý xã hội học, chánh trị học và kinh nghiệm lịch sử đã từng chứng minh ý nghĩ bình dân của TT Reagan là đúng. Từ Tocqueville 1856, Davies 1962, Brinton 1965, Skocpol 1979, đến Lewis 1984, và Tilly 1986 đều nhận định, cách mạng thường xảy trong 4 hoàn cảnh. Một, không phải vào lúc nhân dân quá bần cùng, mà vào lúc đời sống có khá hơn và nhân dân mong muốn tốt đẹp hơn nữa. Dưới các chế độ CS Bắc Hàn, Cuba, hay độc tài Iraq của Saddam, nhân dân nghèo khổ tận cùng cây số mà có cách mạng nổi đâu. Cách mạng xảy ra khi nhân dân mất niềm tin nơi chế độ, chế độ đã thất bại trong đường lối điều hành chuyện nước, việc dân. Nhân dân lúc đó từ từ liên kết nhau qua tức bực, căm hờn, rồi nổi dậy. Hai, khi chánh quyền không đáp ứng được mong mỏi của quần chúng muốn vươn lên. Ba, khi nhiều nhà trí thức trong và ngoài giới cầm quyền ý thức rõ, muốn tìm một căn bản tư tưởng mới cho thế chánh thống công quyền. Bốn, khi nhà cầm quyền muốn tìm một thế chánh thống mới để cầm quyền.
TT Reagan vừa chống CS vừa xây đắp một hy vọng cho tương lai CS, bằng nhữõng việc làm chứng minh giản dị. Đồng loạt đánh động lương tri cán bộ, đảng viên CS và nhân dân Liên xô và đánh đổ chánh nghĩa và tinh thần của chế độ Liên xô. Về khoa học kỹ thuật, đẩy Liên xô vào cuộc chạy đua võ trang để chứng tỏ cho Liên xô thấy, họ từng tự hào là "ưu việt" nhưng thực tế họ không bao giờ so nổi với Mỹ. Nỗi sợ bị Mỹ tiêu diệt bằng nguyên tử tăng lên, Liên xô càng cố chạy đua võ trang, hết sức, ngả qụi, chết tươi. Về kinh tế xã hội làm cho Liên xô thấy y tế, mức sống, lợi tức - là thước đo tiến bộ của một chế độ -- của Mỹ nhiều lần hơn. Về chánh trị làm cho Liên xô thấy Đảng CS đã mất tính đấu tranh, mất sáng kiến chỉ còn là một tập đoàn sống lâu lên lão làng "nomenklaturat", đặc quyền đặc lợi sống như giai cấp quí tộc đỏ mới, tham nhũng, sống nhờ trên sự nghèo nàn, lạc hậu, mồ hôi nước mắt của nhân dân. Đồng thời TT Reagan đưa ra con đường hy vọng tự do, dân chủ, là hướng tiến lên và kêu gọi Liên xô từ bỏ chủ nghĩa CS thất bại, hủy bỏ Đế quốc CS là "đế quốc của tộâi ác" con đường tất yếu là đi vào "đống rác của lịch sử".

Và nhìn qua phiên họp quyết định cái chết của Liên xô mới thấy chiến tranh tâm lý Reagan, thẩm thấu diễn biến hoà bình, và tác động đột biến diệt vong ra sao, trong tâm tư của những cán bộ quyết định vận mạng của Liên xô. Chiều ngày 10 tháng Ba, 1985, Tổng Bí Thư Đảng CS Liên xô Constantin Chernenko chết "trong bịnh viện Kremlin" ở ngoại ô Moscow. Người "bố già của Glasnot" (Đổi Mới ) sau này, là Alexander Yakovlev, nói (sau này đọc được trong hồi ký), một câu bất hủ: "Thế là hết. Chúng ta không thể sống như thế này nữa." Ngày hôm sau, Bộ Chánh trị họp ở Điện Cẩm Linh, không cần giơ tay xin phát biểu, Ngoại Trưởng Andrei Gromyko ngang nhiên đứng dậy chỉ định Mikhail Gorbachev vào chức vụ Tổng Bí Thư. Và phần còn lại của ảnh hưởng tâm lý chiến Reagan như thế nào đối với Đế quốc CS Liên xô và Đông Aâu thì mọi người đều biết.
Trông người lại nghĩ đến ta, người Việt Quốc gia đã đấu tranh cho Tư do, Dân chủ, Nhân quyền suốt gần 30 năm ròng rã. Cuộc đấu tranh chánh trị với CS Hà nội từ ngoài đánh vào, từ xa đánh về, bên ngoài tưởng chứng như châu chấu chống xe. Vì người hải ngoại chống CS bằng cái tâm, cái chí, bộ óc, với tiền túi, trong khi CS Hà nội có cả núi sông, ngân sách quốc gia, một quân đội và lực lượng công an thừa sức diệt chủng. Nhưng nhờ quốc tế vận không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, linh hoạt và sáng tạo, trong nước ngoài dân, tôn giáo, trí thức, nhân dân tiến bộ trong nước đã vùng lên đấu tranh, "diễn hoà bình" đã tiến dần đến bất phục tùng dân sự. Bên trong nội bộ Đảng, cán bộ, đảng viên, thành phần "chuyên" của Đảng CS đã "chuyển hệ tư duy" để "đổi mới theo kinh tế thị trường" , đã có người xét lại, ly khai, chống Đảng, chủ trương từ bỏ chủ nghĩa CS lỗi thời, thất bại, tử vong để hướng về tự do, dân chủ thời thượng rộng mở và sinh động.
CS Hà nội đang ở vào thế bị động trong ngoại giao cũng như nội trị. Nhân quyền VN đã đi vào viện trợï, ngoại giao, pháp chế của Tây Aâu, Bắc Mỹ tư do, dân chủ áp lức không ngừng Hà nội. CS Hà nội bắt giam người này, có ngưòi khác nổi lên, đàn áp chỗ này, chỗ khác nổi lên. Kêu án gián điệp người đấu tranh, chưa đầy nửa án đã phải thả dưói áp lực và can thiệp của quốc tế. Bao lâu nỗi sợ không rời -- cỡi cọp xuống lưng sẽ bị cọp ăn-- của người lãnh đạo CS quá nhiều nợ máu với nhân dân VN, bớt đi; bao lâu những người dân bực tức bị tước đoạt quyền lợi vật chất và tinh thần kết hợp được với nhau; bao lâu những người CS thoát khỏi chiếc khăn đỏ bịt mắt trở về với thiên hướng, lương tri, và dân tộc tính; lúc đó người ta sẽ thấy giá trị của công trình đấu tranh cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền VN, một hình thức tâm lý chiến Reagan áp dụng vào hoàn cảnh VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.