Hôm nay,  

Csvn Độc Chiêu Mời Việt Kiều: Vô Đại Biểu Quốc Hội, Khỏi Bầu

21/01/200600:00:00(Xem: 5093)
Các Việt Kiều ở Quận Cam, San Jose, Houston... sắp có cơ hội về làm đại biểu trong Quốc Hội CSVN" Và các Việt Kiều được mời về làm đại biểu Quốc Hội sẽ không cần qua thủ tục bầu cử nào"

Đúng vậy. Ít nhất, đó là những gì mà nhà nước Hà Nội đang tung ra quả bóng thăm dò dư luận Việt Kiều.

Bản tin của báo Đối Thoại (www.doi-thoai.com) đã ghi lại bản tin từ thông tấn nhà nứơc VietnamNet, dẫn toàn văn như sau:

“Việt kiều sẽ có ghế trong Quốc hội"

15:09' 20/01/2006 (GMT+7)

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2006/01/534459 /

(VietNamNet) - ''Nên chọn những Việt kiều về nước công tác, đã có cống hiến lớn cho đất nước làm đại biểu Quốc hội dù họ còn chính kiến này khác''. Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Mão đã tâm huyết đề đạt như vậy tại phiên làm việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/1.

Những Việt kiều này, theo ông, được chọn làm đại biểu Quốc hội không qua bầu cử vì ''khó ép họ vào đơn vị bầu cử nào''.

Ông dẫn chứng, bầu cử Quốc hội năm 1946, Bác Hồ đã làm như vậy. Nhìn ra nước láng giềng, Trung Quốc cũng dành ghế cho Hoa kiều trong Quốc hội.

Tỷ lệ đại biểu ngoài Đảng, tự ứng cử là bao nhiêu"

''Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trong nước và ra quốc tế đều nói phải tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách. Nhưng không đưa vào luật là không làm được đâu!'', ông Vũ Mão tỏ ý không bằng lòng.

Hiện nay, trong Luật tổ chức Quốc hội quy định tỷ lệ đại biểu chuyên trách tối thiểu 25%.

Ông Vũ Mão tiếp tục thắc mắc: ''Tỷ lệ đại biểu trẻ, phụ nữ, đại biểu ngoài đảng, tự ứng cử có đưa vào luật không"''

Theo ông, đây là vấn đề cần sửa ngay trong Luật bầu cử Quốc hội, chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội vào đầu năm 2007.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cho biết, Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định có sửa luật này hay không để trình ra Quốc hội bổ sung vào chương trình xây dựng luật năm 2006.

Chưa bàn quy định bỏ phiếu tín nhiệm

Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi chủ yếu 2 nội dung: Tách Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách thành Uỷ ban Kinh tế và Uỷ ban Tài chính và Ngân sách. Uỷ ban Pháp luật tách thành Uỷ ban Pháp luật và Uỷ ban Tư pháp.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh, Uỷ ban Tư pháp được lập ra nhằm đảm đương nhiệm vụ giám sát phát hiện, điều tra, xử lý tham nhũng.

Việc nâng Ban dân nguyện của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành Uỷ ban Dân nguyện của Quốc hội nhận được sự đồng tình của nhiều người.

Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu chia sẻ với Trưởng ban Dân nguyện Lê Quang Bình khi ông ''ngồi cùng bàn với các Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội'' nhưng chỉ là trưởng một ban do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lập ra.

Theo bà, cần thiết lập Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội để ''tương xứng với yêu cầu giải quyết nguyện vọng, bức xúc của nhân dân''.

Một đề xuất cũng nhận được sự nhất trí cao là việc lập lại chức danh Tổng thư ký của Quốc hội lo về nội dung, chuyên môn. Hiện nay, ông Bùi Ngọc Thanh vừa đảm đương công việc này vừa là Chủ nhiệm Văn phòng lo về hậu cần.

Một vấn đề được dư luận rất quan tâm nhưng không thấy bàn đến là sửa đổi quy định về bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Văn Tiến.”

Một điều cần ghi nhận, khi tung tin trên, các cán bộ không noí gì về tiêu chuẩn để Đảng CSVN lựa chọn đại biểu Việt Kiều ra sao.

Theo nhận xét của một nhà quan sát hải ngoại, nếu CSVN thật tâm hòa hợp hòa giải, thì chỉ cần cho dân quốc nội tự do ứng cử mà không cần thông qua Mặt Trận Tổ Quốc, cho các giaó hội tự do hoạt động mà không cần thông qua Ban Tôn Giáo Trung Ương, cho dân tự do ra báo, xuất bản... thì tự động Việt Kiều sẽ về nước tận lực tận tâm, “cống hiến lớn” còn hơn là mong đợi của chính phủ. Chìa khóa chính là đa nguyên đa đảng, thì không cần chiêu dụ hay tuyên truyền gì. Còn nếu chưa có dân chủ, thì Việt Kiều về cũng chỉ làm chậu kiểng mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.