Hôm nay,  

ASEAN 35: TC Thất Bại

08/11/201900:00:00(Xem: 5228)

ASEAN 35: Trung Cộng  thất bại,  Hiệp định RCEP của TC bị xếp luôn. Dù TT Trump không có mặt, các nước vẫn chống TC, CSVN chống mạnh hơn. TC thất bại với ý đồ gồm thâu Á châu.  Ấn độ nước đông dân hạng nhì thế giới chỉ sau TC, không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) Cuộc họp báo về tiến trình thanh lập bị hoãn, không lý do, không hẹn tái họp.

Thực vậy, như mọi khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35, năm nay tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 2- 4/11, TC tìm cách thao túng, khống chế. Dù TT Trump của Mỹ quá bận không đến tham dự,  các nước vẫn chống TC. Tổ chức trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP do TC chủ trương và yểm trợ cũng thất bại cũng như trong Hiệp hội ASEAN.

Về Ấn độ, tin RFI, Ấn Độ hôm 04/11/2019 trong một cuộc họp báo tại Bangkok, bên lề thượng đỉnh ASEAN, thông báo không tham gia RCEP vì “lợi ích quốc gia”. New Delhi lo ngại hàng hóa giá rẻ Trung Quốc sẽ gây hại cho thị trường Ấn Độ, và nông sản Úc, New Zeland sẽ tác động tiêu cực tới nông dân nước này.

Về các nước trong hiệp hội ASEAN. Đại đa số các nước ASEAN đều chống TC. Đối với Trung Quốc, ASEAN là cánh cửa quan trọng trên Con Đường Tơ Lụa mới của TC, một kế hoạch hạ tầng cơ sở quy mô thế giới nhằm phục vụ cho các tham vọng của Trung Quốc.

Còn đối với Ấn Độ, khu vực này giữ vai trò chủ đạo trong chính sách Hành động Hướng Đông (Act East) vốn coi các trao đổi với châu Á là mối ưu tiên.

Đặc biệt và cụ thể CSVN dù cùng chủ nghĩa CS với TC cũng chống TC cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông. Có lẽ nhờ áp lực của nhân dân VN và nhờ trả thù nhà đền nợ nước, nhờ tinh thần bất khuất và kiên trì  chống quân Tàu cả ngàn năm vốn là  bản chất của dân tộc Việt tích tụ vào tinh thần và tiềm thức của Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh.

Ông Minh vốn là con trai của Ngoại Trưởng Nguyễn cơ Thạch. Vì chống âm mưu xâm chiến Biển Đông mà Ông Minh đã uốn mình qua ngõ hẹp của Đảng CSVN đã tố giác trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về tình hình bất ổn, phi pháp, phi lý ở Biển Đông. Dù ông không nói ra tên kẻ thù ác, gây rối nhưng ai cũng biết đó là TC. Khiến các thông tấn quốc tế bày tỏ lòng ngưỡng mộ.

Vê phía Mỹ, TT Trump không đến tham dự, các nước lo ngại có lẽ TT Trump không hào hứng trong vấn đề Ấn độ Thái bình dương là diện và Biển Đông là điểm  trong cuộc xung đột Mỹ Trung. Nhưng cũng có người quan sát thực tế hơn nghĩ rằng TT Trump có hẹn gặp Chủ Tịch Tâp cận Bình và hai bên đã hứa sẽ cùng ký Thoả Thuận Thương mại giai đoạn 1 ở Chile. Nhưng sau đó Tổng thống Sebastian Pinera thông báo không thể tổ chức sự kiện này do cuộc khủng hoảng xã hội. Nên Ô Trump cử cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien cùng bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross, thay mặt ông dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 35. Trên phương diện thuần tuý kỹ thuật, tham mưu và chuyên môn nhiều khi cô vấn và bộ trưởng năm vững hơn tông thống.

 Thế nhưng dù không có TT Trump trong hội nghị TC cũng thất bại trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN 35. Tổ chức RCEP do TC chủ trương, vận động, yểm trợ trong Hôi nghi ASEAN 35, hoàn toàn thất bại. Ấn độ không tham gia như tin đã nêu ở trên. Cuộc họp báo về tiến trình đàm phán đã bị hủy bỏ không có lời giải thích.

Mưu đồ TC là thao túng và khống chế ASEAN qua Hiệp đinh RCEP.Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), bây giờ là một tác nhân kinh tế quan trọng trong khu vực, có thể sánh như là đại cường kinh tế thứ 5 thế giới, và đứng hàng thứ ba tại châu Á, trước cả Ấn Độ. Báo mạng La Tribune số ra tháng 6/2019 giải thích vì sao. Khối ASEAN còn 647 triệu dân, lớn hơn cả Liên Hiệp Châu Âu về mặt dân số. Tổng sản phẩm nội địa GDP của cả khối là gần 3.000 tỷ đô la. Đứng đầu khối này là Indonesia, có tổng dân số là 265 triệu người đa sô theo Hội giáo, và là nước theo Hôi giáo lơn nhứt thế giới, GDP cao hơn 1.000 tỷ đô la. Một mình Indonesia chiếm đến 35% sự giàu có do cả khu vực tạo ra và 41% dân số toàn khu vực. Singapore là quốc gia nổi trội khác biệt nhất, nếu như đem so sánh mức GDP với 5,6 triệu dân của đảo quốc này.

ASEAN giờ có thể tự khẳng định là «công xưởng» lớn thứ hai trên thế giới và đà tiến của khối này rất có thể còn được thúc đẩy do các căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đó là cỗ máy hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - IDE.

ASEAN là vị thế địa chính trị quan trọng. Nhiều quốc gia nằm bên bờ một vùng biển nội địa kết nối với phần còn lại của thế giới. Vùng Biển Đông có bảy eo biển dẫn ra bên ngoài, cho phép kết nối giữa châu Á và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Đặc biệt, đối với Nhật Bản cũng như là Trung Quốc, đó là những con đường huyết mạch: 80% các nguồn cung của Trung Quốc đều phải đi qua các eo biển này.

Do vùng biển này có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia, Trung Quốc luôn tìm cách áp đặt chủ quyền lãnh thổ đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, và đó là cội nguồn của mọi nguy cơ xung đột.

Với mức tăng trưởng trung bình hằng năm là 5% từ một thập niên qua, ASEAN không những được xem như là một thành công về kinh tế mà còn là một tác nhân thiết yếu trong khu vực.

ASEAN dùng vấn đề Biển Dông  gián tiếp phá bể mưu đồ thành lập RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực của TC. Trong số các nước thành viên của tổ chức ASEAN lại có thái độ và hành động chống TC. Đặc biệt là CSVN nước bị TC xâm chiếm, xâm lấn nhiều biển đảo nhứt. Trong kỳ họp này CSVN phản ứng cứng rắn nhứt, mạnh mẽ nhứt chống TC.Tin RFI của Pháp ngày 2-11 dẩn tin AP của Mỹ ngày 02/11/2019 cho biết tranh cãi đã nổ ra gay gắt giữa phái đoàn Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

AP trích dẫn tiết lộ của hai nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết trong một cuộc họp, phía Việt Nam đã yêu cầu đưa vào bản tuyên bố chung một cụm từ nói đến hành vi xâm lấn mới đây của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Phía Trung Quốc, thông qua đồng minh Cam Bốt gia nô của TC, đã phản đối đề nghị này.

Cũng theo nguồn tin trên, các nhà ngoại giao VN đã đặt lại vấn đề tiến bộ của Bộ Quy Tắc Ứng Xử trong khi mà Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam.

Một nhà ngoại giao Trung Quốc hù doạ ASEAN không được để cho Việt Nam phá hoại tiến trình đàm phán COC giữa toàn khối Đông Nam Á với Trung Quốc./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.