Hôm nay,  

Bài Học Từ Cuộc Khủng Bố 911

14/09/201900:00:00(Xem: 3071)

Cuộc khủng bố 911 vào tháng 9, ngày 11, năm 2001 nên gọi là cuộc khủng bố 911, con số báo nguy, cầu cứu của Mỹ cho dễ nhớ. Đó là cuộc khủng bố lớn nhứt, đầu tiên, cho đến bây giờ, quân khủng bố Hồi Giáo cực đoan Al Qaeda tấn công đầy xúc phạm vào nội địa Mỹ. Lịch sử sẽ vô ích nếu không rút ra được bài học. Đau khổ sẽ tiêu cực nếu không biến được thành hành động. Bài học bổ ích và tích cực ấy có thể thấy qua việc nhân dân và chánh quyền Mỹ đã biến đau thương thành hành động đoàn kết, thống nhứt ngay trong một quốc gia đa văn hoá, đa sắc tộc chính Hiến Pháp cũng  nói rõ ràng với danh xưng của nước là Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ. Bài học này rất cần thiết trong lúc này khi cựu Tổng Thống Obama tiền nhiệm đang ra quân chống TT Trump đương nhiệm trong cuộc bầu cử toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng Viện liên bang Mỹ.

Thong thường cả chục năm qua qua các lễ tưởng niệm cuộc khủng bố 911, người ta thấy nước Mỹ, dân Mỹ, chánh quyền Mỹ không biệt đảng phái, những lãnh đạo quốc gia, dân chúng Mỹ là một trong mặt trận ngoại giao và quân sự. TT Bush Cộng hoà vì cuộc khủng bố 911 mở cuộc chiến tranh chống khủng bố. TT Obama Dân Chủ tiếp tục tăng quân ở Afghanistan, tăng kinh phí quốc phòng, và quyết tâm đưa tên trùm khủng bố Bin Laden ra trước ánh sáng, sống hay chết như lời TT Bush thề nguyền với quốc dân. Và TT Trump Cộng hoà cũng tăng quân cho Afghanistan và phòng chống khủng bố một cách quyết liệt.

 Và người ta cũng thấy toàn dân Mỹ, cả thế giới bây giờ và mai sau sẽ nhớ cuộc khủng bố 911. Nhớ là một bổn phận, một đức tính của Con Người. Nhớ để ngăn chận những kẻ ác không có thể làm điều ác nữa. Nhớ để không phạm sai lầm nếu may mắn nắm giềng mối cộng đồng hay quốc gia. Nhớ để không bất động, không cho sai lầm tái diễn, không để cho cộng đồng, xã hội, quốc gia dân tộc mình sống, mình thuộc về bị chủ nghĩa sai lầm, bị tuyên truyền dối gạt, và kẻ ác giành quyền làm chủ.

Cũng như ở Âu Châu, nhơn cơ hội kỷ niệm ngày được giải thoát ra khỏi gông cùm Hitler và Đức Quốc Xã, lớp trẻ Âu châu nhớ 6 triệu người Do Thái đã bị Đức Quốc Xã diệt bằng lò thiêu và bằng nhiều hình thức khủng bố đen, trắng, xám trong Đệ Nhị Thế Chiến. Thảm kịch trần gian ấy được các nước Âu Châu kể cả Đức Quốc chánh thức ghi vào và đem vào  chương trình giáo dục lịch sử trung tiểu học - gọi là Holocaust hay Shoah.

Ở Mỹ người Mỹ cũng thế đem vào chương trình học sử  của  trung tiểu học để  thường xuyên nhắc nhở  cuộc Nội Chiến vì lý do nô lệ Da Đen thời Hoa kỳ còn non trẻ. Để tuổi trẻ đừng quên –  lớp trẻ có bổn phận nhớ vì đó là môn thi ở trường lớp và là bài học kinh nghiệm mà tiền nhân đã trả bằng xuơng máu, nước mắt, mồ hôi để từ đó đoàn kết thống nhứt làm cho nước Mỹ vươn lên cho đến bây giờ.

Làm như thế người Âu Châu lẫn người Mỹ -- tin chắc -- không phải do thù ghét Hitler hay muốn trách cứ những tổng thống Mỹ đã thực hiện những chính sách sai lầm. Cũng không phải do muốn lớp trẻ “ nặng quá khứ” sanh quá khích. Mà mục đích tối hậu,  là muốn thảm cảnh trần gian diệt chủng đừng tái diễn trong hiện tại và tương lai nữa.  Do vậy cần phải giúp cho đàn hậu tiến những thông tin, những dữ kiện đầy đủ để biết rõ để chống không cho một lãnh tụ độc tài bịnh hoạn như Hitler, một ý thức hệ phi nhân như CS xuất hiện.

Thì thế hệ trẻ Việt Nam trong ngoài nước có quyền nhớ, có bổn phận nhớ phụ huynh  mình, gần 300.000 quân dân cán chánh VN Cộng Hòa, do Ủy Ban Quân Quản của CS Hà Nội gọi trình diện “ học tập cải tạo” trong vòng một tháng để bị đày đi tù biệt xứ và cấm cố hàng chục năm, không hề xét xử.

Nhớ  một lãnh tụ như  Hồ Chí Minh và một đảng như Đảng CSVN đã gây vô vàn đau thương, tang tóc, máu đổ thịt rơi, mồ hôi nước mắt cho hàng triệu đồng bào Việt suốt gần 2/ 3 thế kỷ. Theo cuốn “ Hắc Thư về Cộng sản” của nhà sử học Stephane Courtois, tội ác giết người của Cộng sản Đệ Tam tính ra hàng trăm triệu. Và Ô. Hồ chí Minh trong thành tích diệt chủng Việt, tính ra còn cao hơn Paul Pot, Mao Trạch Đông và Staline nữa. Một triệu người Việt Miền Bắc phải di cư  tỵ nạn CS vào Nam năm 1954. Gần 4 triệu tỵ nạn CS ra khỏi nước, trong đó  1 triệu  người dùng thuyền nan vượt đại dương đến bến bờ và nửa triệu làm mồi cho cá. Cả thế giới bàng hoàng, rúng động!

Thảm kịch  to lớn, trầm trọng và kinh hoàng này chưa  bao giờ xảy ra trong lịch sử  4.000 năm của nước nhà VN. Và cũng chưa thấy lần nào trong lịch sử thế giới với qui mô lớn như vậy. CS Nga, Tàu, Đông Âu, Cuba, không có nước nào  làm người dân  đồng bào mình phải vượt biên tỵ nạn CS đông như vậy.

Nhớ trong cuộc chống quân khủng bố 911, quân, dân Mỹ sẵn sàng vì nước hy sinh, vì dân chiến đấu. Hai phi công, một nữ trung úy và một nam đại tá, nhận lịnh phải cất cánh hoả tốc, máy bay không kịp gắn hoả tiễn. Hai người dự định dùng máy bay của mình như hoả tiễn để phóng vào diệt chiếc máy bay mà không tặc dùng tấn công vào thủ đô nước Mỹ.

Theo cuộc phỏng vấn truyền hình của C- Span, nữ phi công đó lúc bấy giờ là Trung úy  Heather Penney, thuộc binh đoàn phòng vệ Quốc gia của Washington DC. Hai phi công này biết mình không có vũ khí cần thiết để hạ máy bay nên quyết định dùng máy bay của mình làm hỏa tiễn. Hai người đồng ý máy bay của đại tá đâm vào buồng lái và máy bay của trung úy đâm vào đuôi máy bay nào không nghe lịnh tránh xa thủ đô Mỹ. Mục đích đâm vào đầu và đuôi  là hy vọng giảm bớt nguy cơ cho hành khách thuờng ngồi ở giữa.

Khi cất cánh khỏi sân bay, Tr/u Penney nói Cô nghĩ đây là lần cất cánh cuối cùng trong đời của mình, vì dùng máy bay đâm vào để tấn công như thế phần chắc là chết. Khó thoát thân vì ghế không bung kịp con người của phi công , và hàng ngàn ngàn mảnh vụn của sự đụng chạm sẽ giết người phi công nếu bung lên được.

Nhưng hành khách và phi hành đoàn của chiếc máy bay 93 bị không tặc đã ra tay chống khủng bố trước. Những người Mỹ này đã dùng tay không khống chế không tặc và máy bay rớt  chết hết ở một cánh đồng TV Pennsylvnia. Máy bay 93 không đến tấn công được thủ đô Washington, mục tiêu sau này tìm hiểu là khủng bố muốn tấn công Quốc hội Mỹ. Lúc bây giờ Tr/u không biết tin ấy và vào buổi xế chiều, Tr/u nhận lịnh hộ tống chiếc máy bay Air Force One chở TT Bush  trở lại căn cứ không quân  Andrews.

Nữ phi công nói  cảm nghĩ của mình. Vì nhiệm vụ khẩn cấp, phải kềm chế cảm xúc, không cần biết chết sống ra sao, thoát hiểm ra sao vì bao nhiêu tâm trí bị nhiệm vụ hoả tốc cuốn hút. Thật đúng với tâm lý người quân nhân trước giờ xung phong sát địch.

Nữ Tr/u nay thuộc lớp phi công nữ đầu tiên được không lực Mỹ tuyển dụng và huấn luyện sữ dụng loại phản lực cơ  siêu thanh chiến đấu của Mỹ. Sau đó  Cô  có chồng hai con và giải ngũ một cách danh dự với cấp bực thiếu tá và  lần đầu tiên nhận cuộc phỏng vấn truyền hình của C- SPAN.

Người Mỹ tổ chức và dự lễ tưởng niệm ngày 11 tháng 9, toàn dân và toàn quốc. Tưởng niệm vì coi nhớ là bổn phận, nhớ để ôn cố tri tân, rút bài học cho hiện tại và  tương lai. Có người đến Ground Zero từ chiều hôm trước, đứng tưởng niệm, hồi tưởng, nhớ nhung, suy nghĩ đến mặt trời mọc ngày hôm sau. Trong buổi lễ tên của 2.983 người vô tội chết oan vì khủng bố  được xướng lên, trầm buồn, tức tưởi. Hình ảnh của những người lính cứu hỏa hy sinh để cứu nạn nhân như phảng phất đâu đây. Bóng tối của đau thuơng, uất hận hoà lẫn với  ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Hàng hàng, lớp lớp hàng ngàn người Mỹ đến  tham dự lễ tưởng niệm  bất chấp nguy cơ khủng bố có thể tấn công vào ngày thảm kịch này. Có người từ ngoại quốc bay về để thể nghiệm niềm đau khổ của thảm kịch Mỹ và chia sẻ quyết tâm đoàn kết của đất nước nhân dân Mỹ.

Truyền thông đại chúng Mỹ bỏ thói quen nhìn mặt trái tiêu cực của sự kiện để làm tin tức lạ, hấp dẫn, trong mấy ngày tưởng niệm, hầu hết đi các tin trong đau thương con người Mỹ đoàn kết lại, tinh thần Mỹ out of many one./.(VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.