Hôm nay,  

CSVN Mơ Hồ Vụ Trịnh Xuân Thanh

12/2/201700:00:00(View: 3886)
HANOI -- Có vẻ như chính phủ Hà Nội cũng lúng túng về hồ sơ Trịnh Xuân Thanh với các thông tin nói ra rất mơ hồ.

Báo Lao Động hôm Thứ Sáu 1/12/2017 viết:

“Chiều 1.12, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11, báo giới đã đặt câu hỏi: “Liên quan đến việc thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh, Bộ đã kết luận việc Thứ trưởng lộ văn bản Trịnh Xuân Thanh không phải là mật, còn việc lộ thông tin họp kỷ luật Thứ trưởng mới là lộ mật. Sau vụ việc này, Bộ có bài học kinh nghiệm gì?".

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: Về thất lạc hồ sơ, phiên họp báo Chính phủ tháng 7, 8 lãnh đạo Bộ Nội vụ đã trả lời. Quy định về quản lý hồ sơ trước hết phải thực hiện theo Pháp luật về lưu trữ, theo quy chế làm việc của Bộ Nội vụ và các bộ. Theo tinh thần đó, cơ quan trình phải chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ theo quy định....”

Trong khi đó, báo VietnamNet tường thuật:

“Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, về thông tin mất hồ sơ liên quan việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, tại phiên họp báo Chính phủ tháng 7, 8, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã trả lời.

Quy định về quản lý hồ sơ trước hết thực hiện theo pháp luật về lưu trữ, theo quy chế làm việc của Bộ Nội vụ và các bộ.

Theo đó, cơ quan trình chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ và nộp lưu hồ sơ theo quy định. Khi UB Kiểm tra TƯ kết luận có nêu Bộ Nội vụ, nếu cần thiết mới Bộ Công an vào điều tra.”

Ngôn ngữ cán bộ lúc nào cũng mơ hồ, có vẻ như không muốn dân chúng hiểu rõ.

Cũng nên nhắc rằng Trịnh Xuân Thanh sinh ngày 13 tháng 2 năm 1966 tại Hà Nội, là Tỉnh ủy viên (2015 - 2020), nguyên Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp - thương mại Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV.

Năm 2016, ông Thanh bị Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong buổi họp thứ 4 và thứ 5 dưới sự chủ trì của Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương theo chỉ đạo của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với lý do là có nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian công tác tại Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ngày 6 tháng 9 năm 2016, ông Thanh đã gửi đơn xin ra khỏi Đảng đến báo Thanh niên và blog Người Buôn Gió với lý do ra khỏi Đảng là "không còn tin vào sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư", còn bản thân ông đã trốn đi đâu không rõ.

Ngày 16 tháng 9 năm 2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.

Thanh trôn sang Đức và bị mật vụ CSVN từ Hà Nội sang bắt cóc ngay giữa Berlin, áp giải về VN.

Tội nặng nhất của Thanh là thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng tại PVC.

Bản tin VOA ghi nhận rằng phía chính phủ Đức hôm 27/11 đã phản hồi sau khi Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng muốn “khẩn trương” xét xử vụ Trịnh Xuân Thanh.

Hai ngày trước đó, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã yêu cầu phải nhanh chóng đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh, mà ông nói là “đặc biệt”, ra “xét xử công khai trước Tết”, tức trước tháng Hai năm 2018, theo Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trả lời VOA tiếng Việt, một nguồn tin không muốn nêu tên trong Bộ Ngoại giao Đức nói rằng chính quyền Berlin “hiện vẫn trao đổi với chính phủ Việt Nam” về vụ ông Thanh.

Khi được hỏi phía Hà Nội đã hồi đáp như thế nào trước các đề nghị Berlin đưa ra hồi tháng Chín, trong đó có yêu cầu Việt Nam xin lỗi và cam kết không lặp lại việc vi phạm pháp luật của Đức, nguồn tin ngoại giao này nói: “Việt Nam biết cần phải làm gì để sửa chữa thiệt hại đã gây ra và để từng bước đưa mối bang giao song phương trở lại quan hệ đối tác chiến lược”.

Khi bùng lên tin Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh ở Berlin, Đức từng yêu cầu Việt Nam cho ông Thanh quay trở lại quốc gia Tây Âu này để tiếp tục quá trình xin tị nạn.

Nhưng trong tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược hôm 22/9, Berlin yêu cầu phiên xử ông Thanh “phải được tiến hành theo pháp quyền và mở cửa cho các quan sát viên quốc tế”.

Thực tế, không ai tin là tòa án CSVN sẽ tôn trọng pháp quyền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
BARCELONA - Vào ngày 13/11, hàng trăm người biểu tình ủng hộ phong trào ly khai của vùng Catalonia đã bị giải tán, sau nhiều giờ chiếm lĩnh 1 đoạn của xa lộ lớn.
BEIRUT - Biểu tình chống chính quyền tranh giành bè phái nội bộ tiếp diễn tại thủ đô Lebanon.
KABUL - Vào ngày 13/11, Ủy ban tuyển cử Afghanistan loan báo dời lại ngày công bố kêt quả kiểm phiếu bầu TT.
WASHINGTON - Bạch Ốc đề nghị quy định cấm mọi di dân nhập lậu tìm kiếm giấy phép làm việc.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Facebook giới thiệu dịch vụ Facebook Pay, có mặt đầu tiên tại Mỹ trên hai nền tảng Facebook và Messenger trước khi cập nhật cho Instagram và WhatsApp. Người dùng Facebook Pay sẽ thấy lịch sử thanh toán của tất cả ứng dụng tại một chỗ.
NEW YORK - Dean Foods là nhà sản xuất sữa lớn nhất nước (bản doanh Dallas, Texas) với các thương hiệu khác nhau đã tìm kiếm sự bảo vệ của luật phá sản.
SILICON VALLEY - 3 đại doanh nghiệp đặt căn cứ tại California hứa tài trợ 4.5 tỉ MK để giúp giải quyết nhu cầu gia cư tại “tiểu bang vàng”.
WASHINGTON - Cựu ngoại trưởng, nguyên đệ nhất phu nhân đang chịu áp lực rất lớn về nhu cầu tranh cử TT 2020, khiến bà phải suy tính.
WASHINGTON - Sau nhiều tuần điều trần kín, các ủy ban Hạ Viện bắt đầu mở điều trần công khai từ sáng Thứ Tư 13-11.
WASHINGON - Cố vấn của phe bảo thủ là chiến lược gia Steve Bannon từng làm việc tại Bạch Ốc, đánh giá dân biểu chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi lèo lái tiến trình điều tra luận tội theo hướng rất thông minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.