Hôm nay,  

Biển Đông: TQ Tăng Lực

30/11/201700:00:00(Xem: 4343)
Trần Khải

Hỏa lực là sức mạnh vũ khí. Nhưng hỏa lực là nói vê sức mạnh mềm, mà nhà nước Bắc Kinh  đưa ra để tằm ăn dâu Biển Đông, trong khi làm đủ cách để suy yếu các nước láng giềng, từ kinh tế tới buôn lậu...

Kể cả phá hoại kho tàng văn học Việt Nam bằng cách đề ra tiếng Việt mới?

Trước tiên, nói chuyện vũ khí.  Báo The Diplomat hôm 30/11/2017 trong bản tin “China’s Navy Inducts 2 More Sub Killer Stealth Warships” cho biết rằng quân đội TQ trong tháng 11/2017 đã đưa vào hoạt động 2 tàu chiến tàng hình chuyên diệt taù ngầm. Nói tàu chiến tàng hình là nói về kỹ thuật không bị radar dò ra.  Nói là diệt tàu ngầm, phải chăng đây là một vũ khí nhắm trước tiên vào Hải quân Việt Nam với sức mạnh chủ lực đang dựa vào các tàu ngầm mua từ Nga.

Bản tin The Diplomat nói rằng 2 tàu chiến mới TQ  là thuộc loại Type 056/056A  thuộc lớp Jiangdao.

Chiếc đầu tiên có tên Guangyuan (mang số: 552) hạ thủy ngày 16/11/2017, và chiếc thứ nhì là Suining (mang số: 551), hạ thủy ngày 28/11/2017 tại 1 căn cứ hải quân ở Guangzhou,  tỉnh Guangdong, phía nam Trung Quốc.

Cả 2 tàu chiến này gia nhập Hải đoàn Nam Hải của Hải quân TQ (chữ Nam Hải là nói bao gồm về Biển Đông của VN).

Trong khi đó, báo South China Morning Post hôm 29/11/2017 cho thấy một thủ đoạn hiểm độc của Bắc Kinh: sử dụng xác tàu chìm đê dựng lên một lịch sử các tuyến thương mại đường biển mà TQ dùng để “chứng minh” rằng Biển Đông là “Con Đường Tơ Lụa” của thương thuyền cổ Trung Hoa, nghĩa là người Trung Hoa cổ đã khám phá Biển Đông trước nhất, và sử dụng tuyến đường Biển Đông như ao nhà Bắc Kinh từ xa xưa.

Thế là, TQ bỗng nhiên, theo báo SCMP, trở thành chuyên gia về khảo cổ hải dương hàng đầu trong khu vực Châu Á.

Báo này dẫn ra rằng TQ không hề có môn học khảo cô hải dương cho tới các năm 1990s, vậy mà bây giờ môn học này là ưu tiên lớn nhất của TQ.

Trong tuần lễ này, hơn 100 chuyên gia khảo cổ hải dương hàng đầu trong khu vực từ 23 quôc gia đã họp ở bảo tàng viện Hong Kong Maritime Museum.

Đó là hôi nghị về di sản văn hóa dưới đáy biển có tên là  “Asia-Pacific Regional Conference on Underwater Cultural Heritage,” khai mạc hôm Thứ Hai  27/11/2017.

Trong khi đó, bàn tay của TQ vẫn đang thò sang ám trợ các tay chân thân tín ở các nước láng giềng.

Bản tin RFI hôm 29/11/2017 ghi nhận: Trung Quốc thúc đẩy xu hướng toàn trị ở Đông Nam Á.

Chính sự hỗ trợ cả về mặt kinh tế lẫn ngoại giao của Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng toàn trị ở một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là tại Cam Bốt, nơi mà chính quyền Hun Sen đã triệt tiêu phe đối lập, bất chấp sự lên án của phương Tây.

Hôm Thứ Tư 29/11/2017, thủ tướng Hun Sen rời Cam Bốt sang Trung Quốc dự một cuộc họp thượng đỉnh từ ngày 30/11 đến ngày 03/12, do Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức. Theo lời một cố vấn của thủ tướng Cam Bốt, nhân dịp này, ông Hun Sen sẽ hội kiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như tiếp xúc với các nhà đầu tư Trung Quốc để bàn về viện trợ và đầu tư nhằm tạo thêm công ăn việc làm ở Cam Bốt.

Theo hãng tin Reuters, phát biểu với các phóng viên, ông Sry Thamrong, cố vấn của thủ tướng Hun Sen, cho biết là Cam Bốt cần xây thêm cầu trên sông Mekong, xây thêm đường xá, xe lửa, …. Hiện giờ, Trung Quốc đã là nhà tài trợ lớn nhất cho Cam Bốt và chính sự hỗ trợ của Bắc Kinh khiến ông Hun Sen có thể hành động bất chấp những chỉ trích của phe đối lập rằng lãnh đạo Cam Bốt đang phá hủy nền dân chủ ở xứ chùa tháp.

Hãng tin Reuters nhắc lại rằng, theo yêu cầu của chính phủ Phnom Penh, ngày 16/11 vừa qua, Tòa án Tối cao Cam Bốt đã ra lệnh giải thể Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, đảng đối lập chính ở nước này. Trước đó, lãnh đạo của đảng, ông Kem Sokha, đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc có âm mưu lật đổ chính quyền với sự trợ giúp của Mỹ. Trước hành động này của chính phủ Pnhom Penh, Hoa Kỳ đã ngưng chương trình tài trợ cho bầu cử vào năm tới ở Cam Bốt và đã dọa sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt khác.

RFI ghi rằng cho tới nay, Trung Quốc vẫn ủng hộ chính sách đàn áp đối lập của chính quyền Hun Sen, một trong những đồng minh quan trọng nhất của Bắc Kinh trong khu vực. Tờ Nikkei Asian Review của Nhật Bản hôm Thứ Tư đã dành một bài để nói về sự yểm trợ này của Trung Quốc đối với chính phủ Cam Bốt.

Tờ báo này nhắc lại rằng, ngoài việc bị giải thể và lãnh đạo đảng bị bắt giam, Đảng Cứu nguy Dân tộc còn bị mất  ghế ở Quốc Hội: 55 ghế của đảng này (chiếm 44¨% tổng số ghế) đã được chia cho các đảng nhỏ hơn, trong đó có 41 ghế được trao cho đảng hoàng gia mà trước đây không hề có ghế nào.

Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã lên án việc giải tán Đảng Cứu nguy Dân tộc là một hành động “phi dân chủ” và đã dọa thi hành các biện pháp trừng phạt chính quyền Phnom Penh. Nhưng thủ tướng Cam Bốt  đã không hề nao núng trước những lời đe dọa đó. Trong bài phát biểu với 5.000 công nhân ngành dệt may, ông Hun Sen đã thách Washington cắt đứt mọi viện trợ cho Cam Bốt.

Theo Nikkei Asian Review, chính sự hỗ trợ của Trung Quốc đã khiến lãnh đạo Cam Bốt dám thách thức Hoa Kỳ như thế.

Bản rin RFI cũng ghi rằng theo Nikkei Asian Review,  tình hình cũng tương tự như đối với Miến Điện, nơi mà các chiến dịch đàn áp thô bạo của quân đội đã khiến hàng trăm ngàn người thiểu số Hồi Giáo Rohingya phải chạy sang nước láng giềng Bangladesh lánh nạn. Mặc dù cộng đồng quốc tế chỉ trích ngày càng gay gắt, Bắc Kinh vẫn ủng hộ lập trường của chính quyền Naypyitaw rằng cuộc khủng hoảng này là chuyện nội bộ của Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi cũng dự trù sẽ viếng thăm Trung Quốc trong nay mai, cho thấy là dường như giới lãnh đạo Miến Điện đang rời xa phương Tây để quay nhiều hơn về phía một láng giềng vẫn rất “thông cảm” với họ trong vấn đề người tị nạn.

Tương tự, chính quyền quân sự Thái Lan cũng tỏ dấu hiệu nghiêng về phía Bắc Kinh. Quan hệ giữa Thái Lan với đồng minh truyền thống Hoa Kỳ đã trở nên nguội lạnh dưới thời tổng thống Barack Obama, vì chính quyền Obama vẫn thường xuyên chỉ trích các tướng lãnh cầm quyền. Tổng thống kế nhiệm Donald Trump thì cũng không mấy hài lòng với đồng minh Đông Nam Á này, vì thâm thủng mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Thái Lan vẫn rất lớn.

Trong khi đó, có một nỗi nghi nhức nhối  rằng vận động khởi từ Hà Nội yêu cầu xóa sô quóc ngữ để buộc cả nước áp dụng Tiếng Việt mới do GS Bùi Hiền soạn ra có vẻ như vô hại, nhưng dường như có người dò ra là một phối hợp của kiểu “teen code” (chữ viết tắt của thiếu niên VN) với chữ Pinyin của Trung Quốc.

Không biết có phải âm mưu để xóa sô văn hóa VN, vì dùng chữ mới sẽ buôc cả nước học chữ mới. Và kho tàng văn hóa, văn học, lịch sử, tài liệu chính trị  của VNCH sẽ biến mất ngay trong 24 giờ, khi có lệnh đổi sang tiếng Việt mới?

Xin đề nghị ông GS Bùi Hiền thử nghiệm dạy tiếng Việt mới cho con chaú trong nhà trước, rồi toàn gia họ hàng lên TV nói và viết thử cho đồng bào xem có êm tai không.

Cũng đề nghị rằng Ban Chấp Hành Trung Ương Bộ Chính Trị CSVN gồm 19 người hãy học tiếng Việt mới trong một tuần rồi lên TV nói và viết thử cho cả nước nghe xem có giông tiếng Tàu không... Hay là, nếu tin là chữ mới hay ho, toàn bộ mấy trăm ủy viên trung ương hãy học tiếng Việt mới trong một tháng, rồi họp, nói và viết bằng tiếng Việt mới...

Hẳn là Nguyễn Phú Trọng cũng đồng ý?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.