Hôm nay,  

Ngông, Trong Dòng Thơ Tự Sự Của Khai Trinh

02/04/200500:00:00(Xem: 5229)
Từ mấy ngàn năm về trước , tổ tiên ta đã khai sinh ra nước Văn Lang với hàm ý , đây là những làng văn hóa của một dân tộc có văn hiến. Cũng trong cái lý tưởng siêu việt nhân bản đó, thai nghén nên những lời ca dao của mẹ từ thời lập quốc, lúc ngồi trên võng đào, ôm con trong lòng, giữa gió lạnh căm căm , đã trở thành những nguồn cảm hứng nồng nàn bất tận :

" Gió Động Đình mẹ ru con ngủ
Trăng Tiền Đường ấp ủ năm canh
Tiết trời thu lạnh lành lanh
Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông
Bống bồng bông, bống bồng bông
Võng đào mẹ bế, con rồng cháu tiên.."

Bài ca dao trên muôn đời được các từ mẫu dùng để hát ru con ,vì ý tưởng vừa thiết tha gói trọn đủ tâm thức và tình người Hồng Lạc, lại như nhắc nhớ cho ta đường về cội nguồn dân tộc. Bắt nguồn từ cái truyền thống đó, nên không lạ gì khi hầu hết người Việt đều đam mê thơ nhạc, văn nghệ . Đã có nhiều người bao đời, làm kinh hồn bạt vía kẻ thù, khi họ hát hò, ngâm thơ hay sáng tạo thi văn trước chén thuốc độc, máy chém nơi pháp trường. Nhờ vậy chúng ta ngày nay mới có được những trang thơ hùng Việt, đọc được cái hùng khí dũng liệt của Nguyễn trung Trực đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo hay những mảnh gương tiết nghĩa rạng ngời của các bậc anh hùng liệt nữ Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Thủ khoa Huân, Trương Định, Mai xuân Thưởng, Trần cao Vân, Nguyễn thái Ho.c, Cô Giang, Cô Bắc..Những vần thơ huyết lệ muôn đời dính liền với dân tộc, miên viễn bừng sáng rạng rỡ như mây trời.
Nói cho cùng thời nào cũng vậy, chỉ có một thiểu số người Việt không tim óc, vô tâm dửng dưng trước thù nhà nợ nước, còn tuyệt đại đều đau lòng con quốc quốc, mỏi miệng cái gia gia, họ muốn phanh thây xé xác kẻ thù nhưng ngọn lửa thiêng chưa bùng sáng được vì thời cơ chưa tới và ngọn lửa ấy vẫn ngầm cháy như lớp than vùi dưới tro , chỉ chờ có gió ngàn phương là thiêu hết bạo lực, bạo quyền.

Bỏ nước ra đi sống đời hắt hiu tha phương tội nghiệp, nhiều người nhớ nhà nhớ nước, ngày ngày lấy nước mắt làm canh chan cơm, cho vơi bớt nổi bâng khuâng một thời oai hùng và thơ mộng của dân tộc..Tất cả đã bị giặc tàn phá bằng ý thức hệ ngoại lai khiến cho một nền văn hiến cổ của một dân tộc, gần như bị tiêu vong trong lặng lẽ như các thời Bắc thuộc, Pháp trị và gần nhất trong mấy chục năm qua dưới cùm gông cọng sản quốc tế.

Tự dưng nghĩ tới những người muôn năm củ, những văn thi sĩ miền bắc nổi tiếng thời tiền chiến, bị kẹt trong thiên đàng xã nghĩa 1954-1975 như Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu trọng Lư,Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh..có người chết sớm có người chết muộn nhưng tất cả đều đã chết trong lòng mọi người từ 1955 vì họ không còn trái tim để sáng tạo. Lại nghĩ rồi một ngày nào đó, chắc là gần lắm sẽ tới phiên những thế hệ thơ hùng Việt trên văn đàn hải ngoại, càng lúc càng ít ỏi dù rằng họ vẫn ngồi đó, vẫn viết những bài bi ca vong quốc hận, chỉ mong làm một nhịp cầu liên lạc, nối lại cái truyền thống thơ văn ái quốc trong dòng sử Việt, giữa người Việt trong và ngoài nước hay giữa các thế hệ hôm nay.

Múa bút, mài gươm dùng thơ văn thay súng đùa giỡn với kẻ thù, quả là một thú chơi ngông của kẽ sĩ . Chuyện làm nhớ lại vụ Hoàng cao Khải tổ chức cuộc thi hoa thời Pháp thuộc, mục đích làm cho mọi người vui chơi hưởng thụ , quên đi nổi nhục mất nước cũng như sự chống đối kẻ thù. Trước cảnh tượng đó, Nguyễn Khuyến cũng như Đổ Mục , một thi gia đời Đường đã viết :

" thương nữ bất tri vong quốc hận
cách giang do xướng hậu đình hoa "

lời thơ hàm ý trách móc sự vô tâm của con người trước nhục nước, dù người đó chỉ là một ca kỷ. Trong thế kỷ này, từ khi xuất hiện lần đầu ở hang Pắc Pó đến nay, cọng sản Hà Nội luôn học sách Hòang cao Khải, chơi trò văn dĩ tải đạo, đề cao chất thép của thơ, dùng thơ tải chủ nghĩa Mác Lê, nghị quyết, đường lối của đảng..khiến thơ văn xã nghĩa thành thằng mõ rao hàng, tuyên truyền chính trị. Nhưng khi cọng sản cướp được nước, thơ văn lại trở thành món hàng quốc cấm, trừ phi đó là thứ thơ vô tâm.

Tại hải ngoại, thơ văn cũng là một vấn đề nhức nhối cho những người cầm bút vì họ không biết viết sao, làm gì cho trọn vẹn, vừa chống cộng hữu hiệu, vừa không dẵm lên đoạn đường thứ nhất của cọng sản đã đi qua, lấy thi văn làm công cụ tuyên truyền, khiến thơ thành vè.

Nói như Nguyễn bá Trạc :" các văn sĩ thi sĩ, trong niềm đau cưú nước. Vẫn biết hương hoa với cuộc đời." Nhận thức thật là chí lý giữa trách nhiệm và tính người, bởi không ai có quyền bắt nhà thơ phải đóng khung, dù đó là một nhà thơ chiến đấu.
Trong một ngẫu nhiên kỳ cục, tình cờ đọc được năm tập thơ TỰ SỰ của thi sĩ Khai Trinh, xuất bản ở hải ngoại liên tục từ năm 1998 tới 2002. Đọc hết mấy trăm bài thơ của tác giả, thích thú vì quan niệm tình lý phân minh, thể hiện rõ ràng qua nét thơ, nét nghĩ, nét tự do độc đáo chứng tỏ cái hùng khí ngông cuồng, coi thường bạo lực, giỡn mặt tử thần.

Thơ không thể là thứ vô tâm, bởi thơ là gió, là biển là những hạt mọc lên từ đất nên thơ có hồn. Bởi vậy nếu chúng ta vốn là những kẻ tị nạn cọng sản, vì cọng sản mà bỏ nước ra đi, nay nếu từ bỏ lớp áo trên, nên dù có làm thơ hay viết văn thì thứ thơ văn trên cũng chỉ là thứ thơ vô tâm đất sét, có màu mà không có hồn, một thứ trò chơi chữ rỗng tếch. Đây mới chính là nét độc đáo trong dòng thơ Khai Trinh, vì từ tập thơ đầu cho tới tập thơ năm 2002, nhà thơ lúc nào cũng làm thơ qua thân phận của người tị nạn, nói chuyện liên quan tới đời sống tị nạn, chuyện trong nước, chuyện ngoài nước, làm thơ như làm báo, thấy sao ghi vậy qua tâm tình của một trái tim hữu tâm, vui thì cười, buồn khóc..rất bình thường nhưng đầy đam mê cảm lụy. Một khám phá quan trọng khác trong thơ Khai Trinh là khuôn phép chữ nghĩa, giá trị đạo đức. Chính điều này làm người đọc thơ Khai Trinh không thấy nản, dù nhiều bài khô ngắt, chát chua do thơ của ông tuy cạn tào ráo mán nhưng không phải là thứ thơ đấu tranh hùng hục, la hét om sòm. Trái lại đọc xong, người đọc vẫn có cái cảm khoái của một người lính trận, tay đang ghìm súng đợi giặc mà hồn vẫn lâng lâng nghĩ tới, nhỡ mai mình không về thì thương em đợi chờ héo hắt tình sầu.

Quê hương là của chung mọi người, có hồn, có máu không phải là một khái niệm trừu tượng. Nhà thơ cũng vậy nên phải biết trách nhiệm của mình trước quê hương, vừa anh hùng, vừa lãng mạng, cầm gươm ra trận khi biên cương khói lửa, yêu đời sửa đời, coi thường chuyện riêng tư nhưng vẫn lý sự. Đó là cái cung cách thơ cuả Khai Trinh.

Tôi không phải là một nhà phê bình thơ nên không dám đi sâu vào cõi thơ của người thơ, không khen hay khen dở vì mỗi nhà thơ có một sắc thái riêng biệt và độc đáo, phương chi thi sĩ Khai Trinh vốn nổi tiếng từ lâu trên văn đàn hải ngoại. Ở đây tôi chỉ nhận xét về cái chung và cái riêng trong dòng thơ Khai Trinh : Chung thì hòa điệu còn riêng lại rất khí phách, ngông cuồng.
Nhà thơ nào cũng vậy, luôn mang mâu thuẫn bề bề, Khai Trinh là người làm thơ châm biếm, một nhà báo, một học giả ôn cố tri tân. Mỗi một thể loại đều có cái riêng tư của nó nhưng nói chung trong khi sáng tạo tất cả các thể loại, kể luôn việc sử dụng thường trực lối thơ Đường , ông luôn luôn ung dung và cao ngạo. Đó là cái ngông đáng yêu vậy.

Ngông là một phong thái bất hữu của kẻ sỉ, có tác dụng quyến rũ trong mọi lãnh vực, nhất là văn chương thi phú. Ngông là bức thang đánh giá , ít ra về cái liêm sỉ của con người. Thật vậy trước bạo lực, bạo quyền, trước những thói hư tật xấu, trước hăm dọa chết người đợi chờ , kẻ sĩ vẫn hiên ngang múa bút , châm chọc, tố cáo và khinh miệt đối phương. Đó không phải là cuồng ngạo thì gọi là gì " Trong năm tập thơ của Khai Trinh, từ trang đầu đến trang cuối, những kẻ xấu, bại hoại, giặc Cộng bán nước, lũ lấy áo đội lốt, phường con buôn chính trị, đạo đức...có ai tránh khỏi nụ cười cuồng ngạo của nhà thơ " .Ngông trong thơ Khai Trinh là một thái độ, thứ vũ khí sắc bén trong tay người lính củ không còn vũ khí. Nó làm cho thơ thêm có lửa, nó khiến cho người đọc cũng bồn chồn như đang sắp dự vào những phiên tòa mà nhà thơ đang thụ lý. Ngông mà không ngạo mạn khinh đời quá quắt trong thơ của Bùi Giáng và Nguyễn đức Sơn trước năm 1975 ở miền nam, nên làm cho người đọc cũng thích ngông để tạo cho mình cái uy vũ của kẻ sĩ, làm trai đáng nên trai.

Trong nền văn học sử VN, Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai kẻ cuồng ngạo đạo đức, thân phận của kẻ bề trên, lưng không uốn, lộc nên từ, xem phú quý tựa khói sương, dòm cuộc đời khinh bạc chán chường. Rồi thì Dương Khuê, Nguyễn công Trứ, Hồ xuân Hương, Cao bá Quát, Tú Xương, Tản Đà..tất cả đều ngông trong nổi buồn, ngông để mơ ước, ngông chỉ ngông chơi thế thôi. Trong dòng thơ Khai Trinh, trái lại hầu như hội đủ mọi thứ ngông trên đời. Ngông của nhà đạo đức dạy đời những kẻ bại hoại, ngông của người mất nước trước bạo quyền cong sản, để tỏ cái uy vũ của những người đã và đang chiến đấu sắp đạt được thắng lợi, ngộng của người nghệ sỹ trước thời cuộc. Tất cả đều là cái ngông đáng yêu trong niềm tự hào, cũng chính cái ngông này chắc chắn đã làm nhà thơ thêm hứng khởi, gan dạ và ngẩng mặt nhìn trời.

Cọng sản không bao giờ để yên cho những kẽ cuồng ngạo dám chống lại chúng, những gương Phùng Quán, Hữu Loan, Phan Khôi, Trần Dần..vì ngang ngạo chống đảng nên suốt đời bị trù dập khổ đau. Như vậy làm thơ chua, thơ ngông, trước hết phải là những kẻ xâm mình, không dễ, ngông cái kiểu Nguyễn đức Sơn hay Bùi Giáng, chẳng qua chỉ khiến cho thiên hạ phì cười. Nhưng ngông của Khai Trinh qua cái bản lĩnh vững vàng, văn tự sắc sảo, cá tính trang nghiêm và nhất là tư tưởng sắt thép, mới đúng là văn dĩ tải đạo. Thơ đâu cần phải ngông mới hay nhưng nếu thơ chiến đấu như dòng thơ của Khai trinh mà không có cái cuồng ngông kẻ sĩ, thì đâu còn cái uy vũ của kẻ điếc không biết sợ súng ".

" Tàu đi ắt hẳn có ngày về
khúc khải hoàn ca khắp nẻo quê
quốc gọi tàu đi chờ bến đợi
hòang hôn diệu vợi trong câu thề
(tho Khai Trinh)

Cay nghiệt trong nhận xét, xô bồ lựa chon các đối tượng, không nương tay khi đặt bút vẽ lên những bức tranh vân câu của thời đại., quả thật nhà thơ Khai trinh đã mang lại trong nền thi ca VN hải ngoại, tiếng thơ mới : tiếng nói của những người bị áp bức đang tự mình tìm lối tháo gỡ cùm gông vây bủa tâm hồn.
Đau đớn thay cho người Việt từ sau tháng 4-1975.

Xóm biển tháng 4-2005
Mường Giang
Viết tặng Khai-Trinh (Trầm Kha)
Biệt Chính Đoàn (Bình Thuận).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.