Hôm nay,  

Điều 5 Nghị Quyết Westminster

09/06/200400:00:00(Xem: 4781)
Điều 5 của Nghị quyết Westminster viết: "In the event of such activities as set forth hereinabove occurs within the City, all costs incurred by the City for the protection of the public welfare and safety shall be paid by the event organizes, or those who are the source of the costs." Theo bản dịch của Luật sư Nguyễn văn Giỏi trong Ban Yễm trợ và Ban Tổ chức Lễ Trao Hai Nghị quyết Garden Grove, Westminster, thành chữ Việt như vầy: "Trong trường hợp những hoạt động như đã được nêu trên xảy ra trong phạm vi Thành phố, tất cả tổn phí Thành phố đã dùng để bảo vệ an sinh và an ninh sẽ do những người tổ chức hay những người vốn là nguồn gốc của sự tốn kém cho Thành phố, phải trả tiền tổn phí đó." Khi phân tích và so sánh, sẽ thấy điều 5 này sâu rộng và triệt để lắm!

Nghị Quyết 4 điều của Garden Grove và 4 điều đầu của Nghị quyết Westminster chánh yếu chi phối chánh quyền. Hội đồng không tiếp đón, không chuẩn nhận các cuộc đến viếng, đi qua, tạm dừng của các đại diện, của viên chức CS Hà nội, không sử dụng ngân sách thành phố để bối hoàn tốn hao của Cảnh sát tăng cường, làm thêm giờ khi có biểu tình chống CS do chuyến đi qua Thành phố của phái đoàn hay cán bộ CSVN. Cảnh sát có nhiệm vụ báo cáo trước 2 tuần cho Hội đồng Thành phố khi được yêu cầu, chiết tính chi phí, lập hoá đơn đòi bối hoàn tổn phí khi phải sử dụng cảnh lực để bảo đảm cuộc sống an ninh và trật tự trước các cuộc biểu tình. Công chức thành phố phải có những biện pháp hợp lý và cần thiết đối chánh quyền cấp trên để tránh những cuộc biểu tình gây tổn phí là một gánh nặng cho Thành phố.

Nhưng điều 5 của Nghịquyết Westminster chi phối cả cư dân: Người tổ chức hay những người vốn là nguồn gốc của sự tốn kém cho Thành phố, phải trả tất cả những tổn phí đó. Với điều này những ai đón gió trở cờ, hoà giải hoà hợp, thậm thò thậm thụp, đi đêm với CS Hà nội hãy coi chừng. Dù mời viên chức nhà cầm quyền, cán bộ đảng, hay cảm tình viên của Đảng CS đến làm bất cứ chuyện gì; dù đi đêm, đi lén vớùi những người CS hay những"người có liên quan với CS" đi nữa; và khi cư dân Thành phố hay biết được, biểu tình chống đối, mà nếu cuộc biểu tình đó lơn và lâu Cảnh sát đến để tái lập cuộc sống bình thường, phát sanh tổn phí cho Cảnh sát, thì tư nhân hay tổ chức đó phải bồi hoàn trọn vẹn theo bản chiết tính của Cảnh sát. Ai cũng biết tư nhân mà đụng cái gì của Nhà nước, là mệt lắm. Quẹt xe làm cong cây trụ chỉ dẩn, Nhà Nước chiết tính tổn phí gấp 100 lần của tư. Vì tính công, tính của, tính giờ, tính thiệt hại vật chất lẫn tinh thần chi li, túi tiền tư dầu là tiền chùa, tiền nhà thương trả cũng khó nỗi.
Thế mà dân còn chưa chịu. Sau khi được trao Nghị Quyết một bà chủ tiệm ăn ở Đại lộ Bolsa có nói, người viết bài này nghe lỏm được. Bà nói phải tính thiệt hại để bồi thường vật chất và tinh thần cho những quán tiệm thua lổ, nhà cửa ồn ào không sống nổi do cuộc biểu tình gây ra nữa chớ. Bà biết một tiệm Food To Go gần nới Trần Trường treo cờ và hình lãnh tụ CS, tiệm ấy phải dẹp luôn sau vụ biểu tình chống Trần Trường.

Ý kiến của bà chủ tiệm ăn này nhắc nhớ một vấn đề pháp lý khác do Điều 5 Nghị quyết Westminster có thể đặt ra, ai bị thiệt hại thì người ấy có tố quyền, ai gây ra thiệt hại người ấy có nghĩa vụ phải bồi thường. Thành phố Westminster đặt thành qui tắc việc bồi hoàn tổn phí cho Cảnh sát do việc bảo vệ an sinh và an ninh trước cac cuộc biểu tình. Toà Aùn khi có đơn thưa của tư nhân bị thiệt hại do "người tổ chức hay những người vốn là nguồn gốc của sự tốn kém", sẽ phán quyết và luật sư sẽ tranh cãi. Chớ án lệ. Giải thích điều 5, dù theo kỹ thuật chặt hay lỏng, chánh án và luật sư sau này phải tìm hiểu ý tác giả và hoàn cảnh khi điều ấy được thông qua. Thiết nghĩ cũng cần nhắc một số sự kiện biết đâu cần sau này. Phải nói về thời gian thông qua Nghị quyết, Westminster đi trước nhưng về sau. Nhưng về tầm sâu rộng và triệt để của nội dung, thì Westmister đi sau nhưng về trước. Tác giả điều 5 thêm vào dự thảo nguyên thủy này, là do Bà Thị Trưởng Margie Rice. Đêm Thứ Tư 19/ 5/2004, khoảng 7 giờ 45 tối, tại Nghị Trường Hội đồng Thành phố Westminster, hiện diện trong Hội trường dưới 100 người cư dân tham dự. Trên bàn đối diện đầy đủ 5 nghị viên có quyền thảo luận và biểu quyết. Bà Thị Trưởng Rice chủ toạ phiên họp thảo luận biểu quyết Nghị quyết có tầm quan trọng lịch sử chống CS ở Mỹ này. Bà cho biết có 38 cư dân tham dự xin phát biểu ủng hộ, không có đủ thì giờ, vậy ai ủng hộ xin đứng dậy. Cả hội trường đứng dây. Đúng thủ tục nghị truờng, Bà hỏi ai không ủng hộ, xin đứng dậy. Không có một người đứng lên. Bà nhắc 4 đồng viện có quyền thảo luận biểu quyết và và nói với cử toạ dư sự trong hội trường, rằng Bà đã có thêm một tu chánh án và minh thị trình bày rõ nội dung như điều 5 đã dẫn ở trên. Là một người nhiều kinh nghiệm nghị trường, Bà thấy đồng viện không ai có ý kiến gì về bản dự thảo và tu chánh án, Bà bấm nút Yes và 4 đồng viện kia cũng bấm gần như đồng thời. Kết quả đồng thuận 100%. Nhiều người từng biết Bà Rice, nói Bà gốc nhà giáo, tánh thẳng như cây thước, làm việc gì là làm nghiêm chỉnh, đâu ra đó, kể cả làm qui định chống CS cũng chống triệt để.

Chắc chắn những người làm kinh tế chánh trị cơ hội, đón gió trở cờ để mưu lợi riêng tư, những người muốn thậm thò thậm thụp với cán bộ CS, lén mời, lén dắt CS đi đêm, nhứt định lạnh gáy, lạnh cẳng, sợ sạt nghiệp vì điều 5 này. Nhưng những người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS ở Westminster cũng như khắp nước Mỹ và thế giới đánh giá cao tinh thần chống Cộng nghiêm chỉnh và triệt để của Bà Rice và bốn nghị viên khác của Westminster: Quách, Fry, Marsh, Paris. Và người Việt nạn nhân CS Hà nội đang ở khắp nước Mỹ, khắp nước Viêt Nam, khăùp nơi trên thế giới xin cám ơn Bà và cám ơn hai Hội Đồng Thành Phố Garden Grove, Westminster.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.