Hôm nay,  

Các Tin Đồn Về Phỏng Vấn Thuyền Nhân Ở Phi

01/02/200000:00:00(Xem: 4944)
Dưới đây là Thông Cáo Về Tình Trạng Thuyền Nhân Ở Phi Luật Tân phổ biến bởi Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển vào ngày 30 tháng 1, 2000, nội dung nói rõ về các tin đồn cứu xét định cư.

Mấy tuần gần đây chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc từ đồng bào ở Phi Luật Tân về tin đồn rằng các quốc gia đệ tam sắp sửa cử phái đoàn cứu xét định cư cho tất cả thuyền nhân đang kẹt ở PLT. Những tin đồn này không chính xác và có thể đã xuất phát từ sự phỏng đoán của đồng bào về một số nỗ lực của cộng đồng người Việt ở Úc cũng như của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và LAVAS.

Chúng tôi ra thông cáo này nhằm đánh tan đi tin đồn không chính xác ấy và trình bày thực tại của cuộc vận động này.

1. Chính quyền Phi Luật Tân vẫn chưa quyết định về số phận của khoảng 2,000 người Việt tạm cư ở PLT, gồm thuyền nhân lẫn các trường hợp con lai. Uỷ Ban Liên Bộ do Tổng Thống Estrada chỉ định thành lập trước đây hứa hẹn sẽ tuyên bố giải pháp vào cuối năm 1999. Đến nay vẫn chưa có gì. Mới đây, trước khi giải tán, Uỷ Ban Liên Bộ chỉ thông báo kết quả cuộc kiểm tra nguyện vọng của người Việt tạm cư. Theo đó, trong số 964 gia đình gồm cả thuyền nhân lẫn gia đình con lai, thì có 3 gia đình xin hồi hương, 362 gia đình xin ở lại PLT, và 363 gia đình xin đi định cư ở một quốc gia đệ tam (số này cũng xin thường trú ở PLT trong trường hợp không quốc gia nào khác nhận định cư).

2. Tại Hạ Viện PLT, Dân Biểu Golez có đưa ra một dự luật nhằm cho phép thuyền nhân được hưởng quyền thường trú. Qua cuộc tiếp xúc hồi đầu năm nay giữa Luật Sư Trịnh Hội và Cô Alison Phan, đại diện cho cộng đồng Việt ở Úc và LAVAS, với Dân Biểu Golez và Dân Biểu Alvarez thì sẽ phải mất từ một đến hai năm dự luật này mới được đưa ra biểu quyết ở Hạ Viện PLT. Nếu được thông qua, dự luật sau đó lại phải đưa qua Thượng Viện để biểu quyết.
3. Để khuyến khích PLT trong việc biểu quyết này, cuối năm ngoái cộng đồng người Việt ở Úc vận động chính quyền Úc nhận định cư cho những trường hợp tuy không đủ tiêu chuẩn di dân bình thường nhưng có thân nhân ở Úc, với mục đích giảm bớt gánh nặng cho PLT. Qua cuộc tiếp xúc với đại diện của cộng đồng người Việt ở Úc, Bộ Trưởng Di Dân Phillip Ruđock đồng ý cứu xét đề nghị này và yêu cầu cung cấp danh sách. Tháng 12 vừa qua, Luật Sư Trịnh Hội và một số thân hữu từ Úc đã tình nguyện đến PLT để lập danh sách những người có thân nhân ở Úc để nộp cho ông Ruđock. Có gần 190 gia đình, gồm khoảng 450 người, đã ghi danh. Tuy nhiên, nếu chính phủ Úc có chấp nhận định cư thì không biết họ sẽ chấp nhận bao nhiêu trong số người này.

4. Cuối năm ngoái, Ông Grover Joseph Rees, tham mưu trưởng cho Tiểu Ban Quốc Tế Vụ và Nhân Quyền của Hạ Viện Hoa Kỳ, đã ghé Manila trên đường đi Việt Nam. Tại Manila, Ông Rees đã tiếp xúc với Ông Regis Puno, Chủ Tịch Uỷ Ban Liên Bộ của PLT. Ông Puno đề nghị chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên giải quyết sớm cho những trường hợp hội đủ tiêu chuẩn di dân nhưng đơn bảo lãnh chưa đáo hạn để được cứu xét. Ông Rees hứa sẽ hỗ trợ cho đề nghị này. Hiện nay Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và LAVAS đang làm việc với Ông Rees trong vấn đề này.


5. Đối với số gia đình con lai, cũng do sự can thiệp của Ông Rees và của Dân Biểu Christopher Smith, Chủ Tịch Tiểu Ban Quốc Tế Vụ Và Nhân Quyền, Hoa Kỳ đã bắt đầu tái xét và định cư một số hồ sơ con lai mà trước đây bị phân loại là thành phần “con lai quậy” (anti-social). Trường hợp đầu tiên được giải quyết trong nhóm này đã lên đường định cư tại San Jose ngày 30 tháng 12 vừa qua. Hoa Kỳ không hề có chính sách giải quyết cho những trường hợp con lai giả. Mấy tuần qua có tin đồn hoàn toàn không chính xác rằng những trường hợp con lai giả cũng sẽ được định cư nếu có hội đoàn bảo lãnh.

6. Để hỗ trợ cho cuộc vận động đa phương này, LS Trịnh Hội và Cô Alison Phan, một sinh viên luật từ Úc tình nguyện làm việc ở PLT từ tháng 7 năm 1999, đã vận động một số dân biểu và thượng nghị sĩ PLT viết thư cho chính quyền Úc và Hoa Kỳ để ủng hộ cho giải pháp tổng hợp kể trên. Cộng đồng người Việt ở Úc đang dùng những bức thư này cho việc vận động chính phủ Úc. Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển và LAVAS cũng đang làm công việc tương tự ở Hoa Kỳ.
Tóm lại, trong ba năm qua một số tổ chức vẫn bền bỉ tìm giải pháp lâu dài cho số người Việt tạm cư ở PLT. Một mặt, chúng tôi cố gắng vận động các quốc gia đệ tam chia xẻ phần nào gánh nặng với PLT, trong phạm vi luật pháp của các quốc gia này cho phép; mặt khác chúng tôi cố gắng thuyết phục chính phủ PLT sớm ban cấp quy chế thường trú nhân cho số thuyền nhân chấp nhận ở lại PLT. Tuy nhiên, triển vọng thành công hiện rất mù mờ.

Vấn đề thuyết phục các quốc gia đệ tam nhận định cư thuyền nhân hiện nay không dễ. Trước đây, ngay khi chính quyền PLT ngưng cưỡng bách hồi hương, chúng ta có một cơ hội thuận lợi hơn rất nhiều vì tình hình còn nóng hổi. Chúng tôi đã đề xướng giải pháp tổng hợp mà qua đó các quốc gia đệ tam sẽ nhận khoảng phân nửa số thuyền nhân, trong đó có rất nhiều người trước đây được các tàu bè ngoại quốc vớt và các quốc gia chủ tàu đã hứa sẽ nhận định cư; một khi số thuyền nhân vơi đi nhiều thì dễ dàng cho chính phủ PLT chấp nhận cho số còn lại được thường trú. Tuy nhiên lúc ấy đã có dư luận ở PLT cũng như ở hải ngoại tuyệt đối bài bác vấn đề vận động cho thuyền nhân được định cư ở quốc gia thứ ba.

Một phần do trở ngại này mà cuộc vận động từ năm 1996 chỉ đạt kết quả là các quốc gia đệ tam chấp nhận định cư những ai hội đủ tiêu chuẩn di dân bình thường mà thôi. Con số những thuyền nhân và trường hợp con lai ở PLT hội đủ tiêu chuẩn di dân như vậy chỉ khoảng 300 trong số 2,000 người.

Năm 1999 cộng đồng người Việt ở Úc chủ xướng trong việc đẩy mạnh cuộc vận động cho giải pháp tổng hợp này nhưng cơ hội đã qua đi, tình hình đã thay đổi và trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều. Vấn đề thuyền nhân đã trở thành nguội lạnh, không còn được sự quan tâm của các quốc gia đệ tam. Khơi lại lòng trắc ẩn của họ trong thời điểm này là việc làm cực kỳ khó khăn.
Những điều trình bày ở trên cốt để giúp cho đồng bào thuyền nhân hiểu rõ tình cảnh hiện nay và đánh giá đúng mức những nỗ lực vận động kể trên, để tránh không quá hy vọng bây giờ và quá tuyệt vọng sau này. Diễn tiến của cuộc vận động đến đâu chúng tôi sẽ thông báo. Mong rằng đồng bào thuyền nhân ở PLT và thân nhân của họ ở hải ngoại không trở thành nạn nhân của những tin đồn thất thiệt.

Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.