Hôm nay,  

Bài 2: Thuyên Chuyển Quan Lại, Csvn Đổi Chính Sách Đối Ngoại?

01/02/200000:00:00(Xem: 5581)
Trong số báo hôm qua, nhà phê bình Hai Trang, trợ bút đài Á Châu Tự Do, đã nhận xét về trường hợp ông Trương Tấn Sang, Bí thư Thành ủy Sàigòn được thuyên chuyển ra Hà Nội. Tác giả Hai Trang tiếp đây sẽ nói về việc ông Nguyễn Mạnh Cầm được cho thôi làm Bộ trưởng Ngoại giao, nhường chỗ cho ông Nguyễn Dy Niên. Vấn đề đặt ra là: “Có thể có một đường hướng mới trong chính sách đối ngoại của Đảng"” Việt Báo cảm ơn tác giả cho phép phổ biến nơi đây. Bài như sau.
Ông Nguyễn Mạnh Cầm năm nay 71 tuổi, quê quán tỉnh Nghệ An, là một cán bộ lâu năm trong ngành ngoại giao của Hà Nội. Được cử làm ủy viên Ban Chấp hành trung ương từ Đại hội Đảng Khóa 6 năm 1986, từng làm Đại sứ của Hà Nội tại Liên Xô cũ, rồi sau đó được trao chức vụ Thứ trưởng Ngoại giao. Tới Đại hội 7, khi ông Nguyễn Cơ Thạch mất chức Bộ trưởng, ông Cầm được bổ nhiệm thay ông Thạch. Các nguồn tin quốc tế đáng tin cậy nói rằng hồi đó Trung Quốc đã gây sức ép rất mạnh để bắt buộc Hà Nội phải cho ông Nguyễn Cơ Thạch về hưu. Nhưng ngồi vào ghế Bộ trưởng Ngoại giao, ông Cầm không có chân trong Bộ Chính trị. Cho tới Đại hội giữa nhiệm kỳ vào đầu năm 1994, ông mới được bổ sung vào hàng lãnh tụ cao nhất này.
Các nhà quan sát coi ông Nguyễn Mạnh Cầm là một quan chức sống lâu lên lão làng nhờ tính khiêm nhường và tính kỷ luật. Nhận xét này đúng, bởi vì trên các diễn đàn quốc tế cũng như trong mọi cuộc hội đàm với các chính khách nước ngoài, ông Bộ trưởng Cầm chưa từng bao giờ nói lên một điều gì mới mẻ, mà ông chỉ luôn luôn nhắc lại ba câu chín điều đã ghi trong đối sách của đảng về từng vấn đề. Ông Cầm đã biết rút ra được bài học quý giá sau việc người tiền nhiệm là ông Nguyễn Cơ Thạch bị loại khỏi hàng ngũ lãnh đạo. Do đó mà ông Cầm ngồi vững được ở Bộ Ngoại giao suốt mười năm. Thành tích của ông gắn liền với những thắng lợi mà Hà Nội gặt hái được trên trường quốc tế sau khi các lãnh tụ chịu sức ép của Đại hội 6 mà phải “Đổi mới Tư duy Đối ngoại và Tư duy Quốc phòng”. Nhờ có sự đổi mới tư duy này mới có việc Hà Nội bình thường hóa với Bắc Kinh.
Nhưng phần thưởng lớn nhất cho việc đổi mới tư duy đối ngoại này không phải là do Trung Quốc ban cho, mà là do cộng đồng thế giới. Việt Nam được các nước trong vùng đón nhận vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, rồi được Liên Hiệp Âu châu và nhiều tổ chức quốc tế giúp ổn định và phát triển, và cuối cùng được bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Ông Cầm không bao giờ nhận những thắng lợi đó là do mình. Ngay cả đến ba đời Tổng Bí thư, từ ông Linh, ông Mười đến ông Phiêu cũng không ông nào dám nhận mình là tác giả. Cũng không ông nào dám nói ra, nhưng tất cả đều biết rõ rằng các nước phát triển đã hợp lực đưa Việt Nam đi vào nền kinh tế thị trường, giúp vượt qua khó khăn, giúp tránh bạo loạn để hội nhập cộng đồng thế giới và góp phần gìn giữ hòa bình trong vùng.

Nhờ có đổi mới tư duy đối ngoại mà mở rộng được các mối quan hệ với các nước trên thế giới, và từ 1990 Việt Nam liên tiếp nhận được nhiều khoản tiền càng ngày càng lớn từ nước ngoài đổ vào để giúp tái thiết và phát triển. Nhưng vì đảng nhà nước không đủ khả năng quản trị, nền kinh tế mới kịp khởi sắc thì tệ nạn sâu mọt cũng đục khoét từ trong ruột. Các tổ chức quốc tế và các nước bạn cung cấp viện trợ không ngừng đưa đề nghị giúp sửa đổi đặng giữ cho mực độ phát triển tăng tiến nhịp nhàng. Những đề nghị này đưa qua đường ngoại giao được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm vui vẻ đón nhận với nhiều hứa hẹn sẽ tuần tự thi hành. Nhưng quyền quyết định thi hành hay không là quyền của phe đa số trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương. Mà phe đa số này giữ nguyên định kiến cho rằng các khuyến cáo từ bên ngoài này đều nằm trong một kế hoạch mà họ gọi là “Diễn biến Hòa bình”. Cho đến cuối năm 1999 thì, trước con mắt của các nhà kinh doanh quốc tế hình ảnh Việt Nam không còn một chút gì là hấp dẫn và mọi lời hứa của ông Nguyễn Mạnh Cầm là không có giá trị. Các nhà đầu tư lần lượt rút ra và buông lời chào “Gút nai”, chúc các nhà lãnh đạo ngủ ngon trên đà tụt dốc xuống đêm đen.
Việc Hà Nội đưa Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên lên thế chỗ ông Cầm may ra có thể có ích phần nào trong việc gây lại lòng tin của các nước bạn và các tổ chức quốc tế. Năm nay 65 tuổi, quê quán ở tỉnh Thanh Hóa, được tuyển vào làm việc trong Bộ Ngoại giao từ năm mới 19 tuổi, đến nay ông Nguyên Dy Niên là một quan chức có thâm niên công vụ cao nhất trong ngành. Từ sau 1975, ông có nhiều dịp đi công tác ở nước ngoài, dự nhiều hội nghị, tiếp xúc và làm việc với nhiều nhà lãnh đạo các ngành khác nhau trên thế giới. Đầu năm 1987 ông được cử giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao dưới quyền ông Nguyễn Cơ Thạch. Với chức vụ này, ông Niên làm Chủ tịch Ủy ban Việt Nam tại Tổ chức Văn hóa Quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Trong Đảng, ông Niên được cử làm Ủy viên Trung ương từ Khóa 7 năm 1991, và được tái cử vào Khóa 8 năm 1996. Trong quan hệ với các lãnh tụ lớn, ông Niên dường như được sự tín nhiệm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, một phần vì hiểu biết nhiều về tình hình thế giới, phần khác vì hai người cùng quê ở tỉnh Thanh Hóa. Trong buổi lễ được tổ chức rất long trọng hồi cuối tháng Bảy 1998 để tiếp kiến lần đầu tiên các Đại sứ nước ngoài và các Trưởng đoàn đại diện các Tổ chức quốc tế ở Hà Nội, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã chọn Thứ trưởng Nguyễn Dy Niên làm phụ tá để giới thiệu và chuyện trò với từng vị quan khách.
Cùng một lúc với việc thăng chức ông Nguyễn Dy Niên, một Thứ trưởng Ngoại giao khác là ông Vũ Khoan được chỉ định làm Bộ trưởng Thương mại. Ông Khoan cũng là một ủy viên trung ương Đảng từ Khóa 7 và 8, cũng là một quan chức được xuất ngoại nhiều lần, hiểu biết về bang giao quốc tế và được coi như một quan chức có khuynh hướng “thoáng”. Việc Bộ Chính trị đưa hai nhân vật này lên hàng bộ trưởng rõ ràng là có ý muốn tạo cho chính phủ một hình ảnh mới có màu sắc cải cách, nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế trở lại và lấy lại lòng tin với các quốc gia và các tổ chức cung cấp viện trợ. Tuy nhiên, người ta dễ dàng nhận ra rằng tiếng nói của hai bộ trưởng mới này chưa đủ sức nặng trong đảng vì cả hai đều không chân trong Bộ Chính trị. Thêm nữa, thời gian giành cho hai người để có thể cải thiện tình hình cũng quá hạn hẹp. Chỉ còn 16 tháng nữa là đến kỳ hạn phải họp Đại hội toàn đảng lần thứ 9 để đưa ra Cương lĩnh mới, lập Ban Chấp hành mới với Bộ Chính trị mới. Nếu như việc bổ nhiệm này chỉ nhằm tô một lớp son phấn mới cho chính phủ thì đó là một việc làm vô ích. Chỉ có việc Bộ Chính trị phác họa cho thấy ngay từ bây giờ một đường hướng mới trong chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước mới là việc làm có ý nghĩa. Có như vậy, Hà Nội mới mong huy động được tiền vốn từ bên ngoài cũng như tiền vốn tích lũy của người trong nước, đồng thời bước đầu cuốn hút được phần nào sự tham gia bất vụ danh và lợi của người Việt Nam ở nước ngoài vào công cuộc tái thiết và phát triển.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.