Hôm nay,  

Lãnh Đạo Chiến Tranh

03/06/200400:00:00(Xem: 4725)
Bush hay Kerry, ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng Thống vào cuối năm nay" Trong mấy tuần qua cuộc chiến tranh Iraq và những hệ lụy của nó, nhất là những vụ ngược đãi tù nhân, đã làm ông Bush sút điểm trong các polls thăm dò dư luận. Nhưng dự đoán thắng bại lúc này còn quá sớm, những kết quả thăm dò chỉ có tính cách nhất thời, nó còn lật đi lật lại tùy theo diễn biến của tình thế. Tổng Thống George W. Bush đã so sánh cuộc chiến chống khủng bố với Thế chiến II. Đài Tưởng niệm cuộc chiến này vừa được khánh thành và cũng sắp đến ngày kỷ niệm quân đội Mỹ đổ bộ ở Pháp, chúng tôi thấy cũng nên nhắc đến vài nét lịch sử.

Đệ nhị Thế chiến là cuộc chiến lớn lao nhất và thu được chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử nhờ sự dũng cảm và hy sinh của quân đội Mỹ. Vậy ai đã lãnh đạo cuộc chiến này" Theo Hiến pháp Mỹ, Tổng Thống cũng là Tổng tư lệnh quân đội quyết định toàn bộ sách lược về quân sự cũng như về chính trị cho cuộc chiến. Người điều khiển Đệ nhị Thế chiến là Tổng Thống Franklin Delano Roosevelt thường được báo chí Mỹ viết tắt là F.D.R. Cuộc chiến thắng đã bắt đầu từ ngày 6-6-44 được ghi là ngày D vì đây là ngày trọng đại nhất, quân Mỹ đã đổ bộ lên bờ biển Normandie của nước Pháp để dốc toàn lực đánh quân đội Đức Quốc xã và chưa đầy một năm sau Đức đã đầu hàng. Năm nay vừa đúng 60 năm nên ngày D được kỷ niệm rất trọng thể và cũng vào năm 2004 này, một câu hỏi đã được đặt ra. Thế chiến II đã bùng nổ từ tháng 9 năm 1939, vậy tại sao TT Roosevelt chần chờ đến gần 5 năm sau mới quyết định cho đổ bộ để dứt điểm"

Đồng minh quan trọng nhất cho chiến lược của ông là một chữ "thời". Ông cần thời gian để tình thế đủ ngấm vào lòng người dân Mỹ trước khi ra lệnh cho binh sĩ đánh, thời gian để huấn luyện tân binh và bố trí một lực lượng vĩ đại đến 3 triệu quân sẵn sàng đổ bộ chiếm đóng, thời gian để toàn quân, phần lớn là quân dịch chớ không phải lính nhà nghề, có dịp thử lửa trong những trận đánh ở Bắc Phi và Ý, thời gian để tích trữ ở Anh Quốc gần 5 triệu tấn vũ khí đạn dược quân trang, hàng ngàn phi cơ trận và một hạm đội gồm 6,483 chiến thuyền đủ loại, thời gian để các oanh tạc cơ Anh và Mỹ cày nát các xưởng máy kỹ nghệ và đường rầy xe lửa của Đức, thời gian để Hồng Quân Sô viết giết cho thật đã quân đội Quốc xã ở mặt trận miền Đông băng tuyết và đặc biệt thời gian để làm cho người dân Mỹ nhìn rõ chính nghĩa lâm chiến của Mỹ là đúng và thấy rằng những người lãnh đạo đất nước đều thận trọng, có chiến lược chính xác và sáng suốt. Trong thời Thế chiến II tuyệt nhiên không có phong trào phản chiến và cũng không có một dị nghị nào về lý do tại sao Mỹ tham chiến.

Tổng Thống Roosevelt không hùng hổ vội vã xua quân đánh một khi chưa có chiến lược nghiên cứu kỹ càng. Ông cần thời gian để đảm bảo không đánh thì thôi, nhưng đã đánh là phải nắm chắc được phần thắng. Hơn nữa nếu đánh sớm ngay vào Âu châu, một địa bàn mà Đức Quốc xã đã biến thành một pháo đài kiên cố, tất nhiên quân đội Mỹ phải hy sinh rất nhiều. Đồng minh chính của Mỹ là nước Anh và nhà lãnh đạo Anh thời đó là Thủ tướng Winston Churchill đã tặng cho Mỹ một chữ "thời" vô cùng quý giá. Đó là sự kiên trì giữ vững đất nước dưới các trận dội bom dữ dội của Đức và giữa lúc Đức tiến quân ào ạt nhanh như chớp nhoáng ở Âu châu trong các năm 1940 và 1941. Ngoài ra Mỹ còn chọn một đồng minh nghịch lý truyền thống ý thức hệ là Liên Sô. Trước năm 1939 ai cũng biết Stalin, lãnh tụ Cộng sản Quốc tế, có dã tâm muốn phá hoại thành trì chủ nghĩa tư bản, vậy mà khi Nga bị Đức tấn công, Mỹ viện trợ cho Nga. Tại sao vậy" Cộng sản và Quốc xã đều là những chế độ độc tài, phi dân chủ, phản tự do trên thế giới, vậy tại sao lúc đó Roosevelt không hô hào mở mặt trận quốc tế nhằm tiêu diệt cả bè lũ độc tài một lần cho tiện"

Giữa năm 1942, hơn 150 sư đoàn Đức đã chọc thủng phòng tuyến Nga, tiến vào lãnh thổ Nga sâu đến hơn 1,000 dậm đến gần Moscow. Nếu Liên Sô sụp đổ lúc đó thì thật tai hại vì Mỹ cần phải làm cho Đức bị kẹt ở mặt trận phía Đông với Nga để có thời giờ chuẩn bị cuộc đổ bộ năm 1944. Bởi thế Mỹ phải làm thế nào cho 8 triệu người Nga tiếp tục đứng duới cờ chiến đấu chớ không rã đám. Vào mùa xuân 1942, TT Roosevelt hứa chắc với Ngoại trưởng Nga Molotov rằng "Mỹ sẽ mở mặt trận thứ hai" ở phía Tây nội trong năm 1942. Stalin thấy vững tâm, tiếp tục hô hào thanh niên Nga ưỡn ngưc ra đỡ đạn. Nhưng đến năm 1943, Stalin vỡ mộng và bực tức khi thấy vẫn không có mặt trận thứ hai. Để đền bù, TT Roosevelt liền xoa dịu bằng cách cấp cho Nga một số viện trợ theo chương trình giúp đỡ và cho vay. Nga tiếp tục đánh nhưng với cái giá thật khủng khiếp. Kết quả Nga thắng, nhưng Stalin tức đến ói máu khi thấy rõ Roosevelt đánh Đức bằng tiền Mỹ, cơ giới Mỹ và bằng máu... thanh niên Nga. Chụp mũ theo kiểu Cộng sản chăng" Sự thật trong Thế chiến II, cứ 59 người Nga chết mới có 1 nguời Mỹ chết. Nhưng thực tế đó vẫn không làm giảm ý nghĩa sự hy sinh xương máu của quân đội Mỹ. Trong cuộc đổ bộ ở Normandie, 1,465 binh sĩ Mỹ đã tử trận ở bờ biển và trong suốt cuộc Thế chiến II hơn 400,000 lính Mỹ đã hy sinh. Những tử sĩ đó và hàng triệu đồng đội của họ đã lâm chiến theo một chiến lược do chính vị Tổng Thống của họ đã vạch ra để đạt được một chiến thắng lâu bền và chính đáng với cái giá tối thiểu về xương máu phải trả. Không một ông Tổng Thống nào có tinh thần trách nhiệm lại có thể làm hơn thế. TT Roosevelt đã có đủ khôn ngoan và nhẫn nại để mua thời gian cho quân đội Mỹ. Và phần lớn cái khoản tiền mua món "hàng" thời gian đó, ông Nga phải è cổ ra trả.

Những tử sĩ đã trả bằng cái giá hy sinh tột đỉnh của họ. Mỹ đã lâm vào nhiều cuộc chiến, hai lần Thế chiến, rồi Triều Tiên, Việt Nam, bão Sa mạc, Afghanistan và Iraq. Có những vị Tổng tư lệnh lãnh đạo giỏi, có những vị lãnh đạo không giỏi. Thế nhưng không có cái gì có thể làm hoen ố danh dự và anh linh người đã chết. Kể cả những sai lầm của những người còn đang sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.