Hôm nay,  

Chiến Tranh Biển Đông: Khó Tránh

13/04/201500:00:00(Xem: 6653)

Càng ngày càng hội tụ những mâu thuẫn, xung khắc của nhiều nước trong đó có Mỹ và các nước Á châu Thái bình Dương một bên và bên kia là Trung Cộng, khiến chiến tranh Biển Đông là điều khó tưởng xảy ra nhưng khó tránh khỏi.

Tin mới đây sau cuộc hội đàm ngày 08/04/2015 tại Tokyo với Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhựt Gen Nakatani, tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter nói với báo chí, tuyên bố nguyên văn như sau: «Tuy không có lập trường về bất kỳ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào [ở Biển Đông], chúng tôi có một lập trường mạnh mẽ chống lại việc quân sự hóa những tranh chấp đó». Ông còn nói cụ thể hơn về hành động quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh, «Chúng tôi đặc biệt quan ngại trước khả năng quân sự hóa các tiền đồn. Đó là những hoạt động làm gia tăng căng thẳng một cách nghiêm trọng và làm giảm đi triển vọng tìm kiếm giải pháp ngoại giao». Trong thời gian này, Mỹ có nhiều hoạt động quân sự trong vùng châu Á Thái Bình Dương, mở hai cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp với hai nước bị TC chèn ép nhiều nhất trong vấn đề Biển Đông là Philippines và Việt Nam. Cuộc tập trận chung Balikatan với Phi năm nay, Mỹ cử hơn 6.500 quân nhân tham gia tập trận, tăng gấp đôi so với năm rồi. Với VN, Mỹ ngày 06/04 điều hai chiến hạm tối tân, khu trục hạm USS Fitzgerald trang bị hoả tiễn dẫn đường, chiến hạm cận duyên USS Fort Worth và nhiều hải quân tinh nhuệ do một sĩ quan người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS chỉ huy hạm đội cùng thao diễn với Hải Quân VNCS.

Về tình hình, trong phạm vi Á châu Thái bình dương không có nơi nào khiến các nước trong vùng như Nhựt, Đài Loan, Phi luật tân, Mã Lai, Brunei, Nam Dương và ngoài vùng như Mỹ, Úc, Ấn nghi ngờ âm mưu thủ đoạn của TC đang bành trướng, làm thay đổi địa lý chiến lược, tạo bất ổn định ngoại giao, quân sự trong vùng Á châu Thái bình dương như ở Biển Đông. Trong phạm vi thế giới, không có vùng nào chạy đua võ trang, tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường và hiện đại hoá quân đội như của các nước, đặc biệt là của TC như trong vùng này.

Tuy súng chưa nổ, bôm chưa rơi, nhưng trên thế giới không có vùng nào các đại siêu cường dồn và tăng lực lượng quân sự như ở đây. TC đệ nhị siêu cường kinh tế tăng ngân sách quốc phòng, chuẩn bị binh mã 2 triệu 3 người, tăng ngân sách quốc phòng lên trên hai hàng số suốt năm bảy năm, tung tàu bè quân sự, bán quân sự, dân sự bung ra quậy ngập đảo, động biển từ dông bắc xuống đông nam Thái bình dương. Và gần đây TC bồi lắp cả chục bãi đá thành quân khu có hải, lục không quân ở Hoàng sa và Trường sa. Các nhà chiến lược quốc tế ví đó là những hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm khống chế con đường hàng hải huyết mạch của thế giới từ Eo Biển Mã Lai đi lên Bắc Thái bình dương.

Còn Mỹ đệ nhứt siêu cường cảm thấy việc bày binh bố trận của TC nguy hại cho tự do hàng hải và thế hải thượng của mình, chuyển trục quân sự 60% hải quân và không quân về đây. Và trong lịch sử bang giao lâu đời với Úc, nền văn minh Tây Phương ở Á châu, Mỹ lần đầu tiên đưa một lữ đoàn Thuỷ quân Lục Chiến đến Cảng Darvin, nơi ra Biển Đông gần nhứt.

Và Nhựt đệ tam siêu cường kinh tế thì tăng ngân sách quốc phòng, tăng gia quân số và hiện đại hoá quân đội, chuyển quốc phòng từ phòng vệ dân sự sang phòng vệ tập thể, có thể đưa quân ra tiếp vác nước bạn.

Còn cả chục nước láng giềng của TC, như VN, Phi, Đài Loan bị TC xâm lấn biển đảo tất cả đều chạy đua võ trang phòng chống tham vọng đất đai, biển đảo, đà bành trướng, xâm lược của TC.

Trong tình thế hoà bình võ trang (paix armeé) ấy, tâm lý nghi ngờ ngự trị khắp vùng, tình hình bất trắc lúc nào cũng có thế xảy ra. Mấy bay F-35 của Mỹ trục trặc kỹ thuật mới xin đáp xuống Đài Loan, là TC la ó lên, báo động. Mỹ mời Tổng bí Thư Đảng CSVN công du Mỹ, thì Tập cận Bình mời Tổng Trọng sang Tàu trước để “định hướng ngoại giao” ngăn trở không để cho VN xích lại gần Mỹ.

Trong tình thế căng thẳng như dây đờn đó chỉ cần một tính toán lầm của một lãnh đạo quốc gia, chỉ huy quân đội hay một hành động lỡ của quân nhân nào đó trong vùng biển, vùng trời của Biển Đông là có thể châm ngòi, thêm lửa cho cái điểm nóng lâu ngày ở Biển Đông thành chiến tranh.

Lúc này hơn lúc nào hết, Biển Đông điểm nóng lâu đời ấy đang tăng sức nóng, chất đang biến thành lượng, diện có thể thành điểm bùng nổ chiến tranh. Đó là thực tiễn hiện tình, mặt này TC tăng cường việc chiếm cứ đảo, biến thành khu quân sự, thay đổi địa lý chiến lươc và chính trị của Biển Đông. Mặt khác, Mỹ đang phải tung ra một chiến lược đối đầu với TC một cách toàn diện, bảo lưu tự do hàng hải và quyền lợi cốt lõi và thế hải thưọng của Mỹ và tạo niềm tin nơi Mỹ của các nước đồng minh và đối tác toàn diện của Mỹ, coi Mỹ như là điều kiện ổn định, lá chắn của các nước đồng minh; đó là điều kiện tiên quyết của đệ nhứt siêu cường.

Bên cạnh khả năng những bất trắc giữa TC và Mỹ, còn phải kể những bất trắc của các nước đồng minh và đối tác với Mỹ trước đà TC xâm lấn biển đảo của những nước này một cách ngang ngược. Trong đó có 4 nước Mỹ có nghĩa vụ hiệp ước phải bảo vệ khi bị tấn công: Nhựt, Nam Hàn, Phi, Úc.

Từ Nhựt ở đông bắc suốt tới VN ở đông nam, có rất nhiều điểm nóng do chiến lược bành trướng xâm lấn biển đảo của TC. Nó căng đến nỗi VNCS từng là đồng chí với TC, mà phía Nhà Nước VNCS cũng uất ức TC. Không phải một hai năm nay, mà đã xảy ra từ thời Việt Nam bị TC hai lần đánh chiếm: lấy đảo của VN năm 1975, và VNCS năm 1988. Rồi những năm sau này TC giành giựt đảo Senkaku của Nhựt, bải cạn Scarborough của Phi, v.v...

Cả hai ba chục năm nay chưa bao giờ có một giải pháp nào, chưa có thời gian nào thực sự ổn đinh trong vùng. Suốt mấy chục năm trời ấy, tham vọng đất đai, biển đảo của TC có tăng chớ không có giảm.

Cái nguy kế tiếp là tinh thần quốc gia dân tộc của các nước càng ngày càng tăng, càng khó cho những tương nhượng, những thoả hiệp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Trái lại lại dễ biến thành chiến tranh bảo vệ bờ cõi.

Nước nào cũng tăng cường quân đội, tăng ngân sách quốc phòng, tinh thần quân phiệt có thể không chế chánh trị, tính hiếu chiến võ biền mạnh hơn tính đối thoại chánh trị, ngoại giao. Do đó những triệu chứng của bất trắc chiến tranh ngày càng thấy rõ đối với các nước Á châu Thái bình dương chống TC. TC là số 1 trong việc nghi kỵ, đối lập, ngoại giao, gây hấn bang giao, tăng cường quân sự. Không phải chỉ có TC, mà Nhựt là số 2, ba năm không giới chức nào lãnh đạo quốc gia nào gắp người đồng nhiệm TC. Trái lại Nhựt không tiếc tiền của viện trợ cho các nước Á châu, liên kết cùng chống TC. Mỹ tận tình giúp cho Nhựt lãnh đạo các nước Á châu liên minh chống TC. Còn Mỹ thì lo vòng ngoài liên minh với Úc, Ấn, Nam dương chống TC.

Nếu may mắn, các nhà làm chánh sách chưa lầm, các nhà quân sự chưa lỡ, bất trắc ngoài trận tiền chưa xảy ra, Á châu Thái Bình dương có thể kéo dài thời kỳ hoà bình võ trang trong một thời gian tới.

Nếu rủi ro xảy ra, thì Chiến Tranh Biển Đông sẽ thành Chiến Tranh Á châu Thái bình dương, nhỏ hơn Chiến Tranh Thế Giới một chút mà thôi./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nước Mỹ đang có vấn đề về chủ nghĩa dân tộc. Hoa Kỳ từ lâu được mô tả là một cái nồi súp thập cẩm đa dạng phong phú, một quốc gia của những di dân và Miền Đất Hứa.
Theo dữ liệu mới nhất Cục Thống Kê Dân Số được phân tích bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho thấy số quận hạt (county) tại Hoa Kỳ có đa số cư dân là người gốc Hispanic đã tăng từ 34 lên 69 kể từ năm 2000 đến năm 2018.
Một nhóm 17 nhân viên của McDonald tại 13 nhà hàng ở Chicago đã nộp đơn kiện công ty, viện dẫn công ty đã vì lợi nhuận mà đặt nhân viên vào những tình huống nguy hiểm thường ngày, có khả năng bị tấn công bởi những khách hàng nguy hiểm.
Theo tin tức từ The Hill: Uy Ban Quốc Gia Đảng Dân Chủ (DNC) đã gây quĩ được $9 triệu trong tháng 10, ít hơn $16 triệu so với Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, đó vẫn là tháng gây quĩ tốt nhất trong năm của Dân Chủ.
Mặc dù người lớn tuổi thường có mức quan hệ xã hội không rộng rãi như người trẻ, nhưng họ vẫn có được những người bạn thân, và có một đời sống tinh thần lành mạnh không thua những người nhỏ tuổi đang đi làm.
Những nhà kinh tế học thuộc Societe Generale SA vẫn giữ quan điểm của mình, cho rằng nước Mỹ sẽ bước vào suy thoái vào giữa năm 2020.
Một nghiên cứu mới công bố cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo, và chống đối việc chính quyền can thiệp vào tôn giáo.
Hội Đồng Dân Chủ Gốc Do Thái Hoa Kỳ vừa mới phát hình một quảng cáo ở Florida, tuyên bố rằng tổng thống Donald Trump là mối đe dọa an ninh của người Mỹ gốc Do Thái- theo tin từ South Florida Sun-Sentinel.
Ba thượng nghị sĩ – một Cộng Hòa, hai Dân Chủ- đang sửa đổi những nỗ lực để tăng cường việc kiểm tra lý lịch người mua súng.
Chỉ một ngày sau California, tiểu bang New York vào ngày Thứ Ba 19/11 đã khởi kiện Juul Labs Inc. Theo Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang New York Letitia James, Juul đã vi phạm luật quảng cáo tiểu bang khi nhắm vào tuổi teen cho thuốc lá điện tử, và đưa thông tin sai lạc về nicotine trong sản phẩm này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.