Hôm nay,  

Tranh Và Bích Chương

28/06/199900:00:00(Xem: 7131)
Tôi yêu những viện bảo tàng, các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có hội họa. Cố giáo sư Nguyễn Đăng Thục, vừa từ trần đầu tháng này tại Việt Nam, trích dẫn Herbert V. Guenther cho biết rằng trong kinh Tiểu Thừa Majjhina-nikaya III, nơi trang 203, có nói về hội họa như sau: “Ở trên đời không có gì phức tạp hơn hội họa, và một kiệt tác hội họa lại càng phức tạp hơn nữa. Họa sĩ của một tuyệt tác đều bị ý ảnh khích động vào chỗ này chỗ kia, hay nét này nét nọ. Vì ý niệm của bức họa mới nổi lên những hoạt động tinh thần tác dụng (trong việc) hoạch định bối cảnh, tô màu, điểm suyết, và nhuận sắc.” Cuộc triển lãm hội họa Một Dòng Sông Quanh Co: Cuộc Hành Trình Của Nghệ Thuật Đương Thời Tại Việt Nam khi tới Viện Bảo Tàng Bowers của thành phố Santa Ana, thực sự tới một khúc quanh co phức tạp nhất.
Khúc quanh co đầu tiên, theo báo The Register của Quận Cam hôm thứ ba 22 tháng 6, là tiến sĩ Janet Baker, giám đốc đặc trách về triển lãm nghệ thuật Á châu của Bowers Meseum, đã đồng ý loại bỏ một vài bức tranh “có âm mưu tuyên truyền” trước khi phòng triển lãm mở cửa, ngày thứ sáu 25; nhưng hai ngày sau, tin loan ra không có chuyện loại bỏ gì cả, kể cả tấm tranh Thiếu Nữ Rèn Sắt vẽ một nữ bộ đội trên cổ áo mang phù hiệu Cộng Sản. Hay tấm tranh khó coi nhan đề Gái Quê, vai đeo một vật gì đó, mà có người nói là cổ một cây đàn Tây Ban Cầm. Gái quê nước Việt vùng Hà Nam Ninh hay Hà Tây Hà Bắc, không có thói quen đầy biểu tượng lãng mạn này. Có nhận xét đó là một khẩu AK 47 của thời “chống Mỹ cứu Nước”.
Những quanh co khác cũng không kém phức tạp. Họa sĩ Nguyễn Đồng cho biết hôm Ban Tổ Chức mời các họa sĩ Việt tại Quận Cam đi xem trước, ông chỉ được thấy khoảng 10 tấm hình chiếu, trong hơn 70 tấm sẽ được trưng bày, và không được phát catalog. Thế nhưng khi các em sinh viên coi, thì lại được phát catalog. Đọc catalog thì thấy một trong những người giới thiệu tranh, mà lời giới thiệu in trong catalog này, là ông Lê Văn Bàng, Đại sứ của Hà Nội tại Hoa Kỳ. Chiếu slides không đầy đủ, không phát catalog, là những phức tạp. Tuy nhiên, phải ghi nhận hảo ý của Ban tổ chức: thực sự họ không cần phải làm thế, họ có quyền không cần phải làm thế, đám di dân thiểu số ba bốn trăm ngàn người ở Quận Cam không có quyền hạch hỏi họ bất cứ điều gì. Về điểm này, riêng tôi thấy có cảm tình với quí vị trong Ban Tổ Chức, trừ phi Ban Tổ Chức chỉ muốn trình bày một nửa của Sự Thật.
Dòng sông nào cũng có hai bờ, Hữu ngạn và Tả ngạn. Phải chăng với Cộng đồng người Việt quận Cam, chỉ có Hữu ngạn của Dòng Sông được Ban Tổ Chức mở cửa, mà đóng lại phần Tả ngạn" Thế trong phần Tả ngạn có những gì"
Ông Hồ Chí Minh từng khuyến cáo các thi sĩ Việt Nam: “Nay ở trong Thơ nên có thép”, nghĩa là từ nay Nghệ Thuật phải đóng vai trò tranh đấu. Khi hai nước Mỹ Việt đã bang giao, mà Ban Tổ Chức cuộc triển lãm còn trưng bày những tấm tranh tuyên truyền của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, thì không thích hợp. Thiếu Nữ Rèn Sắt là rèn sắt theo lời ông Hồ. Đối với tôi, đây không phải một tấm tranh nghệ thuật; đối với tôi, đây là một tấm bích chương tuyên truyền (propaganda poster). Tôi sẽ đồng ý giữ lại tấm tranh này nếu cuộc triển lãm đổi tên là A Winding River: The Journey of Contemporary Art and Propaganda Poster in Vietnam.

Vấn đề đối với tôi không phải ở cô Gái Quê, ở người Thiếu Nữ Rèn Sắt (đúc súng, vì nữ bộ đội không rèn sắt để làm bờ cào - mà ngay chữ Thiếu Nữ đã sai, vì thiếu nữ, chỉ những em gái dưới 16 tuổi, không thể là bộ đội, trừ khi Hà Nội bắt lính ở tuổi vị thành niên), vấn đề với tôi là Nghệ Thuật và Chính Trị.
Tôi yêu Nghệ Thuật, do đó tôi yêu Viện Bảo Tàng. Tôi đặc biệt yêu Bowers Meseum của thành phố Santa Ana với kiến trúc vòm cong và tường dầy của dân tộc miền nhiệt đới, những người cư ngụ ở miền đất này trước khi nó trở thành Miền Viễn Tây của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, do đó tôi mong Bowers Meseum nên tách rời Tranh Nghệ Thuật và Bích Chương Tuyên Truyền. Ferdinand Victor Eugène Delacroix (họa sĩ Pháp, 1798-1863) khi vẽ “Liberty Guiding the People” hay Pablo Picasso (họa sĩ Tây Ban Nha, 1881-1973) khi vẽ “Guernica” là vẽ sự tàn bạo của chiến tranh, và đứng trên quan điểm của nạn nhân mà vẽ, vì người nghệ sĩ đích thực, chân chính, không đứng về phía phía kẻ chiến thắng. Quí vị trong kế hoạch Dòng Sông Quanh Co chỉ đứng về phía kẻ chiến thắng, mà lại đem những tấm bích chương tuyên truyền của kẻ chiến thắng để triển lãm tại một nơi có các nạn nhân của họ, là quí vị làm công việc tương tự của Trần Trường, mang các biểu tượng của Cộng Sản dương danh nơi những người đổi mạng mình trên biển tìm Tự Do, quí vị đang làm công việc có tính cách phi nghệ thuật. Tôi nghĩ cuộc triển lãm của quí vị là việc làm mang Nghệ Thuật phục vụ Chính Trị, và Thương Mại. Được biết rất nhiều công ty đang đầu tư vào Việt Nam tài trợ cho quí vị, cho nên nếu còn giữ những tấm bích chương ấy trong cuộc triển lãm, Bowers Meseum lần này đã hạ thấp Nghệ Thuật, chứ không phải đề cao Nghệ Thuật.
Tôi cũng sẽ chấp nhận điều ấy, vì chúng ta đang sống trên Đất Nước dân chủ và tự do mà tôi ngưỡng mộ, nay là Quê Hương thứ hai của tôi, vì tôi đồng ý với André Malraux: Nơi nào có Tự Do, nơi ấy là Quê Hương tôi. Duy một điều, xin trở lại Đức Phật và Hội Họa của tôi, để kết luận cho bài này:
“Một hôm, Đức Phật hỏi các Tỳ khưu:
— Này Tỳ Khưu, con đã từng trông thấy bức danh họa nào chưa"
— Thưa Thế Tôn, đã!
— Này Tỳ Khưu, bức danh họa ấy là do tâm thức tạo ra. Nhưng, Tâm Thức còn nhiều sắc thái hơn bức họa ấy”. (Nguyễn Đăng Thục, tạp chí Tư Tưởng, Viện Đại Học Vạn Hạnh, số 8, Năm Thứ Ba, 1 tháng 12.1970).
Những bức họa trong cuộc triển lãm Một Dòng Sông Quanh Co chỉ là một phần của tâm thức những người tổ chức: cuộc triển lãm trên không phục vụ nghệ thuật, mà phục vụ một tâm thức phức tạp hơn nhiều. Nếu quí vị phục vụ Nghệ Thuật thuần túy, quí vị không nhờ ông Lê Văn Bàng, Đại sứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, viết những lời giới thiệu in trong catalog của cuộc triển lãm.
Tôi yêu những Viện Bảo Tàng, các tác phẩm nghệ thuật, trong đó có hội họa. Còn triển lãm bích chương rèn sắt đúc súng và ôm AK 47 bên trống đồng Đông Sơn hay tranh của Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, là Viện Bảo Tàng Bowers phần nào nhũng lạm tư cách cách chân chính của những nghệ sĩ khác, có tranh bày bên cạnh những tấm bích chương kia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.