Hôm nay,  

Gia Đình Nghèo Sẽ Về Đâu

21/07/200000:00:00(Xem: 6223)
Năm 1997. Thống kê ghi: 35 triệu 600 ngàn, tức 13.3 phần trăm tổng dân số Mỹ sống dưới mức nghèo khó. Gia đình 4 người sống ở thành kiếm được 16,400 đô la là nghèo khó. Đàn bà, trẻ em nghèo nhứt. Đen đông hơn trắng trong lớp nghèo khó này. Đa số dân nghèo tập trung ở nội ô. Đó là vấn đề lớn và nhức nhối của xã hội Mỹ, nên thường thành đề tài tranh cử, như gần đây lời qua tiếng lại giữa hai ứng viên hàng đầu, Gore và Bush.

Từ 1996, trên cơ bản, Quốc hội liên bang đã chấm dứt việc trợ cấp bảo đảm an sinh. Một chương trình mới ra đời, đòi hỏi người thọ hưởng phải học nghề, tìm việc làm, hay bị cắt đứt trợ cấp xã hội (Welfare). Ít ai ưa “vơ phe”. Phe tự do chê “vơ phe” không giải đáp được nạn nghèo. Người bảo thủ chê “vơ phe” làm tổn thương nhân cách. Lớp người nghèo xem vơ phe là một chương trình khó khăn, phiền toái, và hạ cấp con người, dù mục tiêu của nó rất cao cả, tạo an sinh cho xã hội. Vơ phe có rất nhiều chương trình trợ cấp. Nhưng chương trình nhiều người nói đến nhất là Chương Trình Trợ Cấp cho Trẻ Em (Aid For Dependent Children, AFDC). Nội dung của chương trình AFCD là trợ cấp hàng tháng cho cha mẹ (chính yếu là cha mẹ) độc thân để sống và nuôi con.

Năm 1996, khoảng 5 triệu người được hưởng AFDC. AFDC giúp hay tổn thương dân nghèo" Người bảo thủ đổ cho AFDC làm xói mòn truyền thống gia đình Mỹ vì trước đây trợ cấp chỉ cho những người mẹ nghèo không có chồng ở chung. Như thế là khuyến khích phụ nữ có con không cần lập gia đình. Mà người đàn bà có gia đình sẽ khá giả hơn. Cụ thể, mười người lãnh AFDC thì 9 người là mẹ độc thân. Hơn nữa, người có tư tưởng bảo thủ còn cho rằng AFDC là mất lòng tự tin và dung dưỡng sự lệ thuộc nơi người thọ hưởng. Minh họa lập luận này: 50 phần trăm người mẹ độc thân đi làm, còn chỉ có 5 phần trăm mẹ độc thân lãnh AFDC them gia lực lượng sản xuất.

Phe có tư tưởng tự do phản pháo. Ngân khoản giúp cho đàn bà trẻ em nghèo chỉ có 25 tỷ đô la mỗi năm. Trong khi ngân sách liên bang mất 50 tỷ - tức là gấp đôi - trừ thuế cho người mua nhà, gián tiếp giúp cho dân giàu. Ngân sách lại chi 300 tỷ hàng năm trong an sinh xã hội trợ cấp cho người già, đa số là khá giả (dân Mỹ lãnh tiền hưu và sai biệt an sinh, nên hưu liễm Welfare trở thành Wealthfare!)

Phe tự do cho rằng các vị bảo thủ đã biến dạng vơ phe. Với số tiền 400 đô/tháng thì làm sao thành “nữ hoàng vơ phe”, làm sao lôi kéo con người vào vòng hệ lụy, lệ thuộc, mất tự tin được. Minh chứng cho luận cứ: việc trả trợ cấp AFDC đang trên đà giảm thập niên gần đây. Nhưng người tự do cũng thừa nhận rằng số cha mẹ độc thân ngày càng tăng, nhưng không phải vì AFDC mà vì khuynh hướng chung của xã hội, thay đổi nhau, ăn ở mà không cưới hỏi thường thấy ở mọi tầng lớp giàu cũng như nghèo, tại các quốc gia đã kỹ nghệ hóa.

Có người lại đi xa hơn. Văn hóa Mỹ vốn dĩ có truyền thống xem giàu là tốt, nghèo là xấu; giàu là thành công, nghèo là thất bại. Cho nên cái nghèo, người nghèo thành cái tội, sự tổn thương thầm kín (Richard Sennett và Jonathan Cobb, 1973). Chính thái độ ấy giải thích tại sao Mỹ là nước trợ cấp cho dân nghèo ít hơn các quốc gia đã kỹ nghệ hóa khác. Vì vậy mà AFDC không bị phê bình vì sự thành bại của chương trình, mà do quan điểm, lập trường, và thái độ của con người nhiều hơn. Nhưng có một sự thật khách quan là AFDC đã giúp ích cho một số người nghèo, đàn bà, trẻ em đa số.

Do vậy Quốc Hội Liên Bang thay AFDC bằng một chương trình mới do tiểu bang điều hành. Trợ cấp tạm thời những gia đình nhu yếu (Temporary Assistance For Needy Families, TANF). Tiểu bang có thể đặt ra những điều kiện và mực trợ cấp riêng của mình... nhưng phải hạn chế việc trợ cấp trong vòng hai năm liên tục thôi (suốt đời chỉ được hưởng 5 năm trợ cấp TANF). \Tiểu bang phải đưa phân nửa số cha, mẹ độc thân có con nhỏ đang hưởng trợ cấp đi làm, đi học nghề, trễ nhất là năm 2002. Khoảng giữa năm 1998, hai năm sau ngày đạo luật cải tổ vơ phe có hiệu lực, số người hưởng sụt 40 phần trăm. Trong số này khoảng 50 phần trăm có việc làm. Một số khác đi học hoặc được huấn nghệ. Người ủng hộ việc cải tổ xem đó là thành quả của giải pháp. Kẻ chống lo ngại những gia đình nghèo khó, đơn chiếc ấy không biết sẽ đi về đâu"

Và những người cha, người mẹ độc thân, những trẻ em thiếu mẹ hoặc cha, từng hưởng thụ AFDC và TANF ra sao" Nhiều cơ quan thiện nguyện, hội đoàn đang nỗ lực giúp số cha, mẹ độc thân có con nhỏ tìm việc làm trong chương trình an sinh đi làm. Thống kê năm 1997 chỉ rõ có 42 phần trăm chủ gia đình nghèo nói chung không đi làm gì cả, và 39 phần trăm chỉ làm bán thời gian. Con số rất bất lợi cho người thụ hưởng TANF. Nhưng con số không giải thích được lý do số người thuộc TANF không đi làm. Các lý do này rất phù hợp với người Mỹ gốc Á, Phi, Latin. Và người Việt hải ngoại là hình ảnh tiêu biểu cho lý do tại sao không đi làm được.

Vấn đề chánh là việc giữ trẻ. Dân trung lưu khá, chi phí gởi trẻ có thể chịu nổi, nên có thể vừa đi làm vừa nuôi dạy trẻ. Dân nghèo lương thấp; chi phí gởi trẻ khó mà cán đáng. Hơn nữa hầu như các hãng xưởng ít nơi nào có tổ chức nhà trẻ. Mà có cũng chưa chắc trả nổi.

Lý do không đi làm kế là thiếu việc làm; hay đúng ra không tìm được việc vì thiếu kinh nghiệm, kiến thức, trở ngại sinh hoạt.

Nhưng có việc cũng không đủ sống. Năm 1997, 19.2 phần trăm chủ gia đình nghèo đi làm 50 tuần một năm vẫn không thoát cảnh nghèo (US Bureau of the Courses). Lý do lương thấp, tiền làm được ít. Mức lương tối thiểu toàn quốc 5.15 đô/giờ (trừ Cali 5.75) quá thấp, quá ít để một người chủ gia đình 4 người vươn lên khỏi mức nghèo khó.

Người Việt tại Mỹ nghèo khó, đơn chiếc, có con nhỏ lại gặp khó khăn hơn vì vấn đề ngôn ngữ dù bản tánh tần tảo, siêng năng. Kiếm việc khó. Có việc lương lại ít không đủ chi phí gởi con nhà trẻ. Tôi đã từng thấy nhiều phụ nữ ngồi cắt chỉ, may mỗi giờ chưa tới 2.5 đô, nhưng vẫn bấm bụng làm vì có thể đem con theo cho chơi quanh chỗ làm. Nhiều bà khác vào Đại học toàn thời gian, Calwork làm mấy chục giờ mỗi tuần cũng vì con nhỏ và vì hoàn cảnh trái ngang. Đó là bằng chứng hùng hồn trả lời... thiên kiến cho rằng ăn TANF, nghèo, là do thiếu ý chí vươn lên; lập luận của phái bảo thủ qui trách cho người nghèo. Còn trách nhiệm của người giàu, của xã hội để ở đâu"

US Bureau 1988 cho biết, 12 người giàu nhứt Mỹ, tài sản 150 tỷ. Chỉ một phần trăm dân số Mỹ, giàu nhứt, chiếm 30 phần trăm tài sản quốc gia. 5 phần trăm giàu kế chiếm 50 phần trăm tài sản quốc gia. Và ôi đau thương thay 30 triệu 600 ngàn người Mỹ đang sống dưới mức sinh hoạt tối thiểu, 20 phần trăm của họ nợ nần.

Phải có công bình xã hội tối thiểu. Phải tái phân phối lợi tức. Phải trợ cấp an sinh. Không khác được.

Chỉ hưởng được TANF liền hai năm. Đời người không quá 5 năm. Năm 2002 sắp tới, 50 phần trăm người sống nhờ sẽ bị loại ra khỏi sổ. Rồi AFDC, TANF đi về đâu"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.