Hôm nay,  

Biển Đông Nước Chảy 2 Dòng

15/06/201400:00:00(Xem: 4645)
Thử suy nghĩ: có phải Mỹ đã tìm ra một cách trả thù hay nhất ở Châu Á là đã lặng lẽ tặng Hoàng Sa cho Trung Quốc để vài chục năm sau khối liên minh môi răng Tàu Cộng và Việt Cộng sẽ cắn xé nhau? Nghĩa là, một nước cờ Mỹ đã tính cho nửa thế kỷ sau?

Có thực rằng Mỹ đang lùi bước ở nhiều nơi trên thế giới? Kể cả khi rút khỏi Đông Nam Á thời thập niên 1970s?

Nhìn bề ngoài, có vẻ là như thế, vì như dường Mỹ rút quân từ đủ thứ mọi nơi. Nhưng hãy nhớ rằng, có thể đây là những ván cờ Mỹ đã tính trước cho hàng nghìn chuyển biến khác của những ván cờ chính trị.

Bất kỳ ai đã từng sống ở Mỹ đều đã từng đọc những cuộc nghiên cứu từ các nhà bác học, trong đó viết đủ thứ chuyện về tương lai, có khi nhìn xa cả trăm năm – thí dụ, tiên đoán về chuyển biến khí hậu tới năm 2100.

Vậy thì, cớ gì chúng ta lại dám nói rằng Mỹ thiển cận nên đã bỏ mặc cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

Có phải Mỹ cố ý để cho Hải quân TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974 vì biết rằng Hoàng Sa sẽ là bom nổ chậm phá vỡ liên minh cộng sản Châu Á – vì Mỹ biết Hà Nội đang mất cảnh giác đối với Bắc Kinh. Và do vậy, khi để cho Miền Bắc VN chiếm gọn Miền Nam VN, là Mỹ đang gài mìn nổ chậm ở cả Hà Nội và Bắc Kinh?

Có phải Mỹ để cho Khmer Đỏ chiếm Nam Vang ngày 17-4-1975 vì biết rằng Trung Quốc sẽ xúi giục Khmer Đỏ gây sự với một quốc gia Việt Nam sắp thống nhất?

Có phải Mỹ để cho CSVN chiếm gọn Miền Nam VN ngày 30-4-1975 vì biết rằng đây là mưu kế duy nhất để gài ngòi nổ tương lai cho các cuộc chiến giữa Tàu Cộng và Việt Cộng, và cũng là gài mìn giữa Biển Đông?

Bởi vì, thực ra Hà Nội đã nhịn nhục với Bắc Kinh từ lâu, kể cả có những nhượng bộ rất là bí mật. Nhưng trong đó hẳn là có những điều mà tình báo Mỹ đã biết. Thí dụ, Công Hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Thí dụ, lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm năm 1956 trong đó công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Chính một sử gia lớn của Hà Nội cũng phải nói rằng các lãnh đạo Bắc Việt đã “mất cảnh giác.”

Như trong đoạn phỏng vấn sau của BBC ngày 20 tháng 1, 2014 qua bài "Miền Bắc có tuyên bố Hoàng Sa của TQ?" trong đó phỏng vấn sử gia, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, trích:

“...BBC: Ngoài công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều tài liệu để nói miền Bắc đã nhiều lần công nhận Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, như tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1956, tuyên bố năm 1965 về vùng chiến sự của Mỹ, hay các bản đồ mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng trong các năm 60,72,74.

Ông nghĩ gì về những tài liệu này và giá trị pháp lý của chúng?

Sử gia Dương Trung Quốc: Chúng tôi thì chưa được tiếp cận với bản gốc, thế nhưng nếu những điều đó có xảy ra thì cũng không có gì là lạ.

Bởi vì vào thời điểm đó thì chúng ta đều biết rằng Việt Nam đang diễn ra một cuộc chiến tranh, và rõ ràng Trung Quốc đang là đồng minh trực tiếp của miền Bắc Việt Nam.

Thêm vào đó, những quan hệ được xây dựng từ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp thì có thể tạo ra một điều mà tôi có thể nói thẳng là sự mất cảnh giác. Đó là chỗ mà người Trung Quốc, vốn thâm hiểm, muốn khai thác...”(hết trích)

Cũng trong bài trên của BBC, có những điểm sau này Trung Quốc lấy ra để chứng minh rằng Hà Nội đã nhường rất nhiều biển và đảo cho Bắc Kinh.

Đặc biệt, BBC dẫn ra sách "Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của ông Lưu Văn Lợi do Nhà xuất bản Công an Nhân dân Hà Nội phát hành năm 1995, trong đó viết (Tây Sa là tên TQ đặt cho Hoàng Sa):

"Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong tuyên bố năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây sa là có thật," ông Lợi viết.

Ngoài ra, tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn kèm theo một tấm bản đồ thế giới do Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng Việt Nam [Dân chủ Cộng hòa] xuất bản năm 1972 trong đó ghi Tây Sa và Nam Sa theo tên Trung Quốc.

Tài liệu này còn nói các bản đồ của miền Bắc trong các năm 1960 và 1974 cũng ghi rõ Tây Sa và Nam Sa là lãnh thổ của Trung Quốc...” (hết trích)

Với rất nhiều điểm cho thấy Hà Nội đã thần phục Phương Bắc như thế, Mỹ sẽ thấy rằng Việt Nam sẽ (1) hoặc trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới, (2) hoặc sẽ là bãi mìn nổ chậm đối với Tàu Cộng... Do vậy, Mỹ thấy nên để cho phe CS tự xâu xé nhau là hay nhất.

Các âm mưu của Mỹ ngày càng phức tạp, không hề đơn giản tí nào, đặc biệt là từ khi xảy ra trận khủng bố 9/11.

Lúc đó, Mỹ quyết định sẽ không để cho quân khủng bố đưa bất kỳ bất ổn nào vào lãnh thổ Mỹ cả. Do vậy, Mỹ tấn công Afghanistan, và rồi tấn công Iraq. Mục tiêu trước tiên là hạ sát Osama Bin Laden, và sau nữa, vì nhận thức rằng đây là cuộc thánh chiến nên Mỹ lên kế hoạch chuyển cuộc chiến chống Mỹ của Hồi Giáo cực đoan trở thành cuộc chiến giữa Hồi Giáo Sunni và Hồi Giáo Shia.

Đó là lý do bây giờ chúng ta thấy bùng nổ những cuộc chiến bất tận ở Iraq: khi Mỹ rút quân khỏi Iraq, là 2 phe Hồi Giáo liền giết nhau. Phải chăng đây là cách Mỹ trả thù hay nhất?

Nhìn lại Biển Đông, Mỹ đã lấy cớ là không bàn chuyện chủ quyền các đảo, nhưng vẫn nói kiểu bênh vực nhà nước Hà Nội... Bởi vì, không lẽ Mỹ nói lên mấy câu bênh vực Bắc Kinh? Mỹ phải nói mấy cây bênh Hà Nội chớ, nhằm cho cả thế giới thấy là Tàu Cộng và Việt Cộng đã cắn xé nhau thế nào trên thiên đường xã hội chủ nghĩa của họ.

Trong một hội thảo qua điện thoại cho khu vực, ông Daniel R. Russel (Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương) thực hiện trong khi có mặt ở Miến Điện tham dự Hội nghị Viên Chức Cao Cấp ASEAN (ASEAN Senior Official Meetings) hôm 10-6-2014.

Có vài điểm cần nhìn rằng, Russel nói bài diễn văn của Tổng Thống Obama tại Học Viện quân sự West Point không hề hứa hẹn can thiệp quân sự gì ở Biển Đông, mà toàn bài diễn văn “tập trung vào an ninh quốc gia Hoa Kỳ và vấn đề sử dụng quân lực Mỹ. Đó là một bài diễn văn bao quát, nêu ra một loạt nguyên tắc và một thiết kế, nhưng không nói về kịch bản cụ thể nào hay tình thế cụ thể nào, đặc biệt là trong vùng Châu Á Thái Bình Dương.”

Ghi nhận rằng, cuộc thảo luận trên bằng Anh ngữ, và câu trên là Russel trả lời một phóng viên baó Tuổi Trẻ gọi điện thoại từ xa.

Nghĩa là, chủ yếu là VN phảỉ tự lo, phải tự nối kết với ASEAN... chớ còn Obama không hứa hẹn giúp gì hết.

Dù vậy, Russel cũng có vài câu nói bênh vực VN.

Cụ thể, Russel nói khi trả lời một phóng viên từ cơ quan truyền thông Caixin Media ở Bắc Kinh, và ghi lại bản gốc Anh ngữ trên trang nhà Bộ Ngoại Giao Mỹ, trích dịch:

“Mỹ chưa bao giờ chọn lập trường nào về chuyện Trung Quốc và Việt Nam giành chủ quyền ở Biển Đông, kể cả việc tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa. Mỹ không đưa ra quan điểm nào xem là chứng cớ chủ quyền của TQ hay của VN mạnh hơn. Chúng tôi (Mỹ) có vấn đề đối với việc khẳng định chủ quyền toàn bộ (blanket assertion) bởi cả TQ và VN rằng chủ quền của họ là bất khả tranh cãi, bởi vì rõ ràng VN không chấp nhận tuyên bố chủ quyền của TQ và ngược lại, TQ cũng thế. Dù là phía VN hay phía TQ hợp lý hay không, sự thật là Việt Nam từ lâu đã vẫn tuyên bố chủ quyền. Do vậy, chúng tôi (Mỹ) công nhận là đang có sự tranh chấp. Thêm nữa, VN ĐÃ VÀ ĐANG khai thác dầu và khí đốt trong các lô biển mà VN đã chính thức tuyên bố là vùng EEZ (exclusive economic zone, vùng kinh tế đặc quyền) đo từ bờ biển trong nhiều năm. Tôi không nói rằng tuyên bố chủ quyền của họ [VN] là hợp lý, nhưng tôi công nhận là có một tranh chấp chủ quyền hiện hữu.” (hết trích dịch)

Russel trả lời Caixin Media như thế là rõ rồi: Mỹ bênh VN ra mặt nhưng vẫn nói là không bênh ai hết. Trong khi đó, Russel nói rõ là Obama không có ý đem quân đội vào Biển Đông, vì bàì diễn văn ở West Point không bàn cụ thể kịch bản nào, đặc biệt là chẳng dính gì tới Biển Đông.

Thêm nữa, Mỹ sẽ suy nghĩ: tại sao cần hòa bình ở Ukraine, ở Biển Đông, ở Iraq chớ?

Bởi vì bất ổn Ukraine sẽ làm Nga lúng túng và suy yếu, bất ổn ở Biển Đông sẽ làm Bắc Kinh vướng chân và có thể lộ nguyên hình chuyện Hà Nội đã bán đủ thứ cho đàn anh để có súng đạn vào đánh Sài Gòn, và bất ổn Iraq sẽ làm Hồi Giáo Sunni đánh nhau với Hồi Giáo Shia chết bỏ...

Nghĩa là, chiến tranh ở các nơi khác sẽ làm kinh tế các nơi suy yếu, trong khi kinh tế Mỹ mạnh hơn.

Và rồi, tất cả các nước bị ăn hiếp toàn cầu đều sẽ níu áo Mỹ.

Để bắt chước Russel, người viết bài này cũng xin nói rõ rằng bài này không hề có ý nói giả thuyết rằng Mỹ ra dấu cho TQ chiếm Hoàng Sa là để gài mìn cho nửa thế kỷ sau là đúng hay sai.

Ý kiến bạn đọc
15/06/201421:56:30
Khách
Đúng hay sai không phải là vấn đề .vấn đề là kinh tế Mỷ mạnh vô cùng ,chiến thuật chiến lược đã phơi bày rỏ ràng ,giãm quân lính ,tăng sản xuất súng ,tuy nhiên hải và không quân sẻ rất mạnh ,những nơi hiễm nguy sẻ dùng loại điều khiển như phép thần thông ,quân sẻ là quân của mỗi địa phương vào trận ,chỉ yểm trợ thôi ,hì hì ,chơi như vậy làm sao ai chơi cho lại ?trung cộng tưởng rằng trúng mánh cứ hung hăng xông vào xâm chiếm ,để rồi tan ra từng mãnh ,chuyến này bản đồ Á CHÂU nhất định được vẻ lại ,
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.