Hôm nay,  

NDBD/BXVN: Nhận diện các thế lực thù địch của dân oan

23/02/201400:00:00(Xem: 4643)

Nhận diện các thế lực thù địch của dân oan

Nông dân Bình Dương

Trong những năm gần đây, người ta thường nhắc đến từ “dân oan”. Dường như từ này chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Vì vậy, nhiều tự điển xuất bản trước đó, không thấy có từ dân oan. Theo nghĩa thường dùng hiện nay, dân oan là những người dân bị oan ức; là nạn nhân của sự bất công, mà tại Việt nam thành phần dân oan đông đảo nhất là những người dân đang sống bình thường bỗng nhiên bị mất đất, mất nhà, trở thành không có chỗ ở, không có việc làm, không có thu nhập để sống. Có người đang sống ổn định, thậm chí có cuộc sống tương đối khá giả, đột nhiên phải trở thành kẻ đầu đường xó chợ, lang thang giữa trời mưa nắng, ăn bờ ngủ bụi, hoặc phải chui rúc trong khu tạm cư… rất khốn khổ.

DAN_OAN_es

Phép mầu đã “đổi đời” họ, là chính sách thu hồi đất của các cấp chính quyền, là chế độ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” đã được khai thác triệt để nhằm tước đoạt sạch trơn tài sản đất đai của người nông dân. Đối với tuyệt đại bộ phận dân oan, thì đó là tài sản đáng giá nhất của cả gia đình họ được tạo lập hợp pháp bằng mồ hôi nước mắt và cả xương máu của ông cha họ tích góp từ nhiều đời để lại. Số tài sản nầy hoàn toàn hợp pháp, vì đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Và đa số là thời hạn sử dụng đất còn rất lâu khi họ bị thu hồi, vì trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ thời hạn sử dụng là lâu dài, 50 năm hoặc ít nhất là 20 năm, tùy theo từng loại đất.

Nhưng trước khi phân tích những thủ đoạn biến người dân đang sống ổn định bình thường thành người dân oan, có lẽ cần thấy rõ ai là người đã thực hiện sự biến hóa đó. Hay theo cách nói hiện nay của những nhà lãnh đạo chính trị VN, thử “nhận diện các thế lực thù địch” của dân oan.

Để làm một con đường, một công viên, một khu công nghiệp, một thành phố mới… bao giờ cũng phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có chủ đầu tư. Nhưng để phê duyệt dự án, ký quyết định thu hồi đất, ký quyết định phê duyệt giá bồi thường đất và tài sản trên đất khi thu hồi, ký quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế để giải tỏa mặt bằng thì nhất thiết phải có chính quyền. Chính quyền Việt Nam hiện nay có 4 cấp, từ Phường, Xã đến Chính phủ. Tùy theo quy mô dự án mà cấp nào có thẩm quyền ra quyết định. Dù ở cấp nào thì mọi hoạt động của chính quyền cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong quá trình triển khai thực hiện một dự án, việc thu hồi và bồi thường cho người dân đang có quyền sử dụng đất là quan trọng nhất. Sai phạm lớn nhất, tham nhũng nhiều nhất, oan ức to nhất, khiếu kiện đông nhất, tranh chấp gay gắt nhất… đều phát xuất từ vấn đề thu hồi, bồi thường đất. Trong các năm qua, từ Bắc chí Nam, gần như mỗi một “dự án” đã trở thành một “vụ án”. Mà khi đã có tranh chấp, khiếu kiện thì không phải chỉ có cơ quan chính quyền với các ngành tham mưu như kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, tài chính… Lúc đó, các cơ quan dân cử, các ngành tư pháp, thanh tra, công an, quân đội, viện kiểm sát, tòa án, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, đài báo… đều phải vào cuộc.

Trong thời buổi ngày nay, ai cũng biết kinh doanh đất đai là một loại hình kinh doanh siêu lợi nhuận. Nhưng thương lượng theo kiểu thuận mua vừa bán từng căn nhà, từng nền nhà cũng chỉ là làm ăn nhỏ lẻ. Muốn nhanh chóng trở thành đại gia, tỷ phú đô la thì phải làm dự án, kinh doanh một lần vài trăm đến vài ngàn hecta đất. Muốn làm giàu nhanh, làm ít mà thu lợi nhiều thì phải làm ăn bất chính, làm ăn tráo trở, chụp giựt, phi pháp, trái đạo lý. Phải thu hồi đất ngay từ khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, chưa có dự án được phê duyệt; nói không quy hoạch treo nhưng cứ thu hồi đất để đó, bỏ hoang năm mười năm cũng được, dân không có đất sản xuất cũng không sao; quy hoạch hoặc lập dự án 100 hecta thì phải mở rộng lấy của dân năm bảy trăm hecta; nói thu hồi đất để làm khu công nghiệp, phát triển kinh tế nhằm mục tiêu ích nước lợi dân… nhưng lấy đất rồi thì phải biết phân lô bán nền; nói bồi thường sát giá thị trường, nhưng chỉ bồi thường bằng một vài phần trăm giá đất trên thực tế thôi; nói phải có tái định cư trước rồi mới được thu hồi giải tỏa, nhưng ngay từ khi chưa có gì, phải lấy cho được đất để bán cho người khác; nếu cần thì phải cưỡng chế, đập phá tan nát nhà cửa, vườn tược… bắt người dân phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất năm này sang năm khác cũng không sao… Dân có khiếu kiện thì tới đâu cũng phải được trả lời rằng khiếu kiện không có cơ sở, chính quyền giải quyết như thế là đã thấu tình đạt lý, làm như thế là hoàn toàn đúng với các quy định của pháp luật hiện hành… Dân có quyết liệt phản đối thì cứ chụp cho họ cái mũ là thành phần chống đối, không chấp hành chủ trương, chính sách nhà nước, bị kẻ xấu giật dây; rồi tìm đủ cách đày đọa, kể cả đánh đập, trấn áp, bắt bỏ tù vì tội gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ hay lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…

Muốn làm dự án có “hiệu quả”, phải có người đủ khả năng và quyền lực làm được những việc như thế.

Trong một đất nước như Việt Nam ta hiện nay, tìm được người như thế không phải là chuyện khó, thậm chí ngược lại. Ở mỗi tỉnh, thành phố, đã có sẵn ít nhất là một ông ủy viên trung ương đảng Cộng sản, thường là nắm chức bí thư tỉnh ủy, thành ủy. Nếu là thành phố lớn, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… thì Ông này phải là Ủy viên Bộ chính trị. Theo cơ chế hiện nay, tổ chức đảng, mà Bí thư là người đứng đầu, có “trách nhiệm” lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối tất cả mọi mặt hoạt động của địa phương.
Xem tiếp: http://boxitvn.blogspot.com/2014/02/nhan-dien-cac-luc-thu-ich-cua-dan-oan.html
.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.