Hôm nay,  

Cản Bước Dân Chủ

10/20/201300:00:00(View: 7273)
Chuyện xảy ra tại Miến Điện, nơi đang có những bước chuyển hóa dân chủ ngoạn mục: một vài dấu hiệu cho thấy đảng cầm quyền của giới quân sự, những người đã chấp nhận một lộ trình chuyển hóa dân chủ, đang sửa soạn cho cuộc bầu cử sắp tới bằng một cách gian lận nào đó.

Và cản bước dân chủ hay nhất chính là cản chân nhà dân chủ Aung San Suu Kyi...

Trang báo Miến Điện InterAksyon.com hôm 10-10-2013 có bản tin cho biết có một dự luật đã trình lên Quốc hội Miến Điện để sẽ cấm nữ Phật Tử Miến Điện kết hôn với đàn ông ngoại đạo, nghĩa là không phải Phật Tử.

Độc chiêu này dự kiến sẽ ảnh hưởng tới bà Aung San Suu Kyi nếu dự luật này được chấp thuận cho thành luật.

Dự luật này có tên là A Myo Sount thúc đẩy bởi lãnh tụ Phật Giáo có tên là U Wi Tu Ra, để sẽ phạt tù những ai vi phạm – nghĩa là phạt quý nữ Phật Tử Miến Điện kết hôn với người thuộc đạo khác. Dự luật này sẽ ảnh hưởng 28 triệu phụ nữ Miến Điện.

Cần ghi nhận rằng dân số Miến Điện khoảng 60 triệu người, trong đó 89% là Phật Tử, Hồi giáo 4%, Thiên Chúa Giáo 4%, các đạo khác 2% và tín ngưỡng vật tổ là 1%.

Một số nhà phân tích, theo trang báo này, nhận xét rằng nếu luật này thông qua, tất sẽ được áp dụng trong tiến trình ứng cử và bầu cử trong kỳ tổng tuyển cử năm 2015 tại Miến Điện.

Cụ thể, luật này có thể sẽ giải thích theo một kiểu cách để ngăn không cho bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử. Bất kể sự kiện rằng, người chồng quốc tịch Anh của bà Suu Kyi đã chết tại Anh quốc trong khi bà bị quản thúc tại gia ở Miến Điện.

Việc thông qua dự luật này trên nguyên tắc là để bảo vệ nữ Phật Tử Miến Điện, theo lời Nang Pu, người hoạt động cho một mạng lưới phụ nữ của một hội bất vụ lợi ở Miến Điện.

Cô Nang Pu là một phần trong phong trào có tên We Are Wise (Chúng Ta Khôn Ngoan) nhằm thăng tiến phụ nữ ở Miến Điện. Cô mới đây đã tới Philippines cùng với 3 phụ nữ Miến Điện hoạt động cho quyền trao đổi văn hóa và giáo dục cho chương trình đối thoại quốc tế Initiatives for International Dialogue.


Tất nhiên, quý bà, quý cô nhạy cảm với dự luật “cấm lấy chồng ngoại đạo” kia.

Cô Nang Pu nói, đã có hơn 30 hội đoàn phi chính phủ chuyên hoạt động với phụ nữ, trong đó có tổ chức Chant Phut và đảng đối lập National League for Democracy (Liên Đoàn Dân Chủ Quốc Gia của bà Suu Kyi) tuyên bố chống dự luật kỳ thị hôn nhân như thế vì nói là vi phạm quyền tự do lựa chọn của phụ nữ.

Quý cô, quý bà cũng mở ra chiến dịch ký tên để cản, không cho dự luật trở thành luật.

Theo bản thỉnh nguyện đưa ra, dự luật khắt khe kia vi phạm Tuyên Ngôn Nhân Quyền LHQ, và chỉ dựa vào chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và cực đoan dân tộc để bác bỏ quyền tự do lựa chọn của phụ nữ.

Bản thỉnh nguyện thư cũng nói rằng dự luật kia cũng ám chỉ sai lạc rằng Phật Giáo không đủ sức mạnh để tương giao với các tôn giáo khác.

Thỉnh nguyện thư viết, “Dự luật kia xúc phạm tới phẩm chất trí tuệ của phụ nữ,” và kết án dự luật là “chiến thuật bất lương của các tổ chức tinh ranh đang tìm cac1h ngăn cản sự chuyển tiếp dân chủ.”

Cô Nang Pu nói, các nữ Phật Tử Miến Điện có chồng ngoại giáo cũng đang lên tiếng chống dự luật này.

Một phụ nữ trong đó là Daw Aye Mya, một đại diện phụ nữ ở thị trấn Sanchaung Township tại Miến Điện, nói rằng bà kết hôn với một người đàn ông Hồì Giáo trong 20 năm qua và có 4 con với người này.

Bà nói, “Gia đình chúng tôi bình an, ưa giúp người.”

Daw Aye Mya nói rằng bà và chồng “hiểu nhau đầy đủ, đặc biệt kể cả vấn đề tôn giáo, vai trò tính phái, các truyền thống và việc xã hội.”

Bà nói, “Nếu Quốc hội thông qua luật này, tôi sẽ thê thảm vì luật này sẽ đẩy tôi vào tù. Đó là lý do tại sao tôi chống dự luật này dữ dội.”

Nhưng luật này nếu thông qua, sẽ được các chánh án diễn giải ra sao để ngăn không cho bà Suu Kyi ứng cử chức Tổng Thống Miến Điện, vẫn còn là điều chưa minh bạch.

Nhưng hẳn là, sẽ gây ra đủ thức rắc rối cho bà Suu Kyi.

Mới biết, dân chủ là ước mơ đẹp vô cùng, và do vậy lúc nào cũng qua những chặng đường gian nan.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong những năm gần đây Trung Quốc đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông qua nhiều hành động như tự tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông qua ‘đường lưỡi bò’, tự bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa ít nhất 7 đảo nhân tạo trên Biển Đông, lấn áp và đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Đài Loan.
LONDON - 1 cư dân 23 tuổi từ North Ireland bị bắt ngày 22-11 có liên quan với 39 tử thi chở trong container.
MOSCOW - TT Putin hứa hoàn thiện hỏa tiễn nguyên tử được tin là trung tâm của vụ nổ động cơ ngày 8-8 gây thiệt mạng 5 kỹ sư và 2 công nhân.
GENEVA - Phúc trình Landmine Monitor 2019 của “chiến dịch quốc tế vận động cấm mìn - ICBL” xác nhận: tuy các nỗ lực ban hành luật cấm mìn chống người (landmine - địa lôi) thành công và tăng quỹ hỗ trợ nạn nhân, tổn thất nhân mạng vẫn là cao.
LONDON - Ông Nigel Farage, lãnh tụ đảng Brexit, vừa công bố các chính sách về tổng tuyển cử với hứa hẹn “cách mạng chính trị” đặt quyền lợi dân thường lên trên hết.
ANKARA - Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo: hơn 200 người tị nạn Syria đã tự nguyện hồi cư sau chiến dịch đánh đuổi dân quân YPG của phe thiểu số Kurd tại vùng đông bắc Syria –họ đã trở về an toàn.
BAGHDAD - Biểu tình chống chính quyền tiếp diễn tại thủ đô Iraq – lực lượng an ninh đàn áp bằng đạn cao su và đạn thật, ít nhất 7 người chết và gần 80 người bị thương hôm Thứ Năm.
HONG KONG - Cảnh sát dồn sức bảo vệ phòng phiếu để bầu cử địa phương được xúc tiến như đã định vào cuối tuần này.
KIEV - Văn phòng của TT Zelenski từ chối cung cấp ghi âm cuộc điện đàm Trump-Zelenski ngày 25-7 theo yêu cầu của đối thủ chính trị.
BEIJING - Giới chức Trung Cộng xác nhận: thương lượng mậu dịch “giai đoạn 1” tiếp tục đúng hướng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.