Hôm nay,  

Bão Lụt Lớn: Đê Vỡ, Người Chết, Nhà Xập

11/09/200000:00:00(Xem: 3821)
“Trời và đất đỏ ối một mầu...” Bản tin bão lụt mới từ Bắc Trung Bộ Việt Nam mô tả như vậy, và cho biết bão lụt tới sớm hơn, khác hơn với tin tức khí tượng tại Việt Nam. Sau đây là bản tin tóm lược từ báo Nhân Dân.

Đài khí tượng - thủy văn Bắc Trung Bộ loan báo, sau cơn bão số 4 còn có hai cơn bão đã hình thành. Đó là Bopha và Sao Mai (cơn bão đầu tiên được đặt tên Việt Nam). Đường dây nóng với Phó chỉ huy trực của Ban Phòng Chống Bão Lụt Hà Tĩnh Đào Văn Tinh cho biết, bão đã đổ bộ vào Hà Tĩnh. Cả Nghi Xuân và Can Lộc ngập chìm trong biển nước đỏ ngầu. Quốc lộ 1 đoạn Tiến Lộc bị chìm ngập trong nước, cánh đồng nổi sóng lừng, táp lên kính xe mờ mịt. “Trời và đất đỏ ối một mầu...”

Sớm và hơi khác hơn so với dự báo, bão số 4 đã đổ bộ vào Kỳ Ninh (Kỳ Anh) lúc 3 giờ 45 phút. Từ đó, bão tiến ra Cẩm Xuyên, thị xã Hà Tĩnh, Can Lộc, Nghi Xuân. Sức gió ở Kỳ Anh đã đo được là 30,5 m/giây, lớn hơn 110 km/giờ, các nơi khác cấp 8, cấp 10. Riêng vùng Cửa Lò, Cửa Hội, có lúc gió giật trên cấp 12 “hết kim đồng hồ của trạm”.

Nước biển dâng lên hơn 3m cho nên tất cả tuyến đê biển Hà Tĩnh xây dựng theo quy chuẩn +3,5 m, chịu bão cấp 9 đều bị nước biển tràn qua. 300 km đê biển nhiều đoạn bị sạt lở, nhấn chìm. Những đoạn bị vỡ nặng nhất: đê Thạch Bàn (100 m), đê Tả Nghèn, đê Thạch Châu, Thạch Hưng, Thạch Mỹ. Đê Nghi Xuân cao trình +4,5 m của dự án PAM cũng bị nhiều đợt sóng vượt qua, bờ tường Thạch Kim (Cửa Sót) có cao trình gần 4,6 m cũng không chống được sức công phá của triều cường; biến cả xã Thạch Kim thành một hồ lớn... Các xã Thụ Lộc, Ích Hậu và một số thôn, xóm của Tùng Lộc bị cô lập.

Vụ hè thu năm nay, Hà Tĩnh có 35 nghìn ha, ước sản lượng 140 nghìn tấn. Mới gặt đợc 14 nghìn ha, còn 11 nghìn ha mất tăm hoặc loi thoi mặt nước.

Một người chết, 23 ngời bị thương, 1.060 nhà bị sập, 10 nghìn nhà tốc mái (thống kê ban đầu). Người bị thiệt mạng trong mưa bão là công nhân bưu điện Nguyễn Viết Hòa, đi mắc đường dây chống bão lụt cho huyện mới Vũ Quang, cả người và xe bị rơi xuống sông Ngàn Sâu.

Tuy không bị cơn bão số 4 trực tiếp đổ bộ vào, nhưng ảnh hưởng của nó cũng đã gây thiệt hại khá nghiêm trọng đối với tỉnh Quảng Bình. Hàng nghìn nóc nhà bị tốc mái và sập đổ, hàng vạn cây bóng mát dọc phố xá bị gãy, 30% diện tích lúa vụ hè thu chưa thu hoạch bị ngập nặng, nhất là ở các huyện Lệ Thủy và Bố Trạch. Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban PCLB Đinh Hữu Cường cho biết, từ đêm 9 đến ngày 10-9, trên địa bàn toàn tỉnh có mưa to và gió lớn. Lượng mưa trung bình trên 100 mm, gió cấp 7, cấp 8. Do gió lớn, sóng to, phà Quán Hàu bị tắc bốn giờ liền với hơn 200 xe vận tải các loại. Điện lưới quốc gia bị mất trong nhiều giờ do sự cố đường dây. Nhiều trường học bị tốc mái, trong đó Trường THCS xã Xuân Hóa (Minh Hóa) bị sập hoàn toàn.

Hồi 16 giờ, tại Ba Đồn, gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, ma lớn 240 mm, trên các nẻo đường, cây cối đổ gãy la liệt, giao thông ách tắc. Toàn bộ 950 tàu, thuyền đánh cá và tổ chức đã kịp thời vào trú ẩn sâu trong sông Gianh và sông Ròn. Có bốn tàu đánh cá xa bờ đã trú ẩn an toàn ở khu vực Cát Bà. Tuy nhiên, do gió bão mạnh, các xã nằm sát đèo Ngang bị ảnh hưởng nặng. Xã Quảng Đông có 350 ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục nhà bị sập, trong đó có Trường tiểu học và Trường THCS của xã. Các xã Quảng Phú, Quảng Tùng cũng có tới gần 300 nóc nhà bị tốc mái. Toàn bộ 34 xã, thị trấn trong huyện Quảng Trạch đều bị thiệt hại về nhà cửa và cây cối.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.