Hôm nay,  

Dũng Nhận Thất Bại Làm Hại Kinh Tế VN, Nhiều cơ xưởng từ TQ ào ạt dọn vào Việt Nam

23/10/201200:00:00(Xem: 8693)
Lần đầu tiên, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận thất bại trong chính sách kinh tế.

Bản tin RFI ghi rằng, vào hôm Thứ Hai 22/10/2012, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khóa XIII, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thừa nhận trách nhiệm về những sai lầm và thất bại trong chính sách phát triển kinh tế, những yếu kém, không hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

RFI ghi nhận rằng, theo AFP, ông Nguyễn Tấn Dũng, được coi là gần gũi với giới kinh doanh và tài chính Việt Nam, đã bị đánh giá là phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng kinh niên, lan tràn, về cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng với các khoản nợ xấu chồng chất, về việc làm ăn thua lỗ nghiêm trọng, sụp đổ của một số tập đoàn lớn của Nhà nước mà chính ông là người đã chủ trương xây dựng và phát triển.

Tại Quốc hội, ông Nguyễn Tấn Dũng nói : «Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của nguời đứng đầu chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành».

Thủ tướng Việt Nam cũng thừa nhận «những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Một số đơn vị điển hình là Vinashin, Vinalines đã sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế Nhà nước».

Trong khi đó, bản tin VOA cho biết khi nhắc tới vụ bê bối kinh tế ở tập đoàn Vinashin, ông Dũng nói ông nhận trách nhiệm chính trị và những sai sót của bản thân. Vẫn theo lời ông, từng thành viên trong chính phủ cũng đã nhìn nhận những yếu kém và rút ra bài học thấm thía từ các vụ tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới tín nhiệm của Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế.


Đặc biệt, dịp này, ông Dũng cũng không quên nhắc tới các trang blog điện tử và những thế lực thù địch đang lợi dụng internet để xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước. Trước đó, chính ông đã ra lệnh hỏa tốc yêu cầu trừng trị các trang mạng cá nhân được nhiều người biết đến như Dân Làm Báo hay Quan Làm Báo.

VOA cũng ghi nhận: “Các tổ chức bảo vệ nhân quyền nói chiến dịch đàn áp quyền tự do tư tưởng của công dân tại Việt Nam gia tăng trong thời gian ông Dũng điều hành chính phủ.”

Một bản tin khác trên VOA cho biết nhiều công ty có xưởng ở Trung Quốc đang rủ nhau dọn xưởng sang Việt Nam. Bản tin cho biết:

“Gía nhân công tăng nhưng nhu cầu xuất khẩu giảm tại Trung Quốc khiến các nhà sản xuất hoặc đã di dời hoặc đang tính tới chuyện di dời sang các nước Đông Nam Á lân cận trong đó có Việt Nam.

Tin Asia News Network ngày 22/10 dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và nón ở Trung Quốc đang hoạt động dưới áp lực leo thang và đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.

Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.

Nhật báo China Daily nói xu hướng chuyển giao sản xuất này sẽ tiếp tục trong tương lai.

Người đứng đầu văn phòng hành chính thuộc Phòng Thương mại Trung Quốc chuyên phụ trách về xuất nhập khẩu dệt may xác nhận rằng nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc đã chuyển dời một phần hoặc toàn bộ ra nước ngoài.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.