Hôm nay,  

Thông Tin Hữu Ích Từ Bác Sĩ Nhãn Khoa Phạm Đỗ Thiên Hương: Hãy Chăm Sóc Đôi Mắt Của Mình Theo Tiêu Chuẩn Mỹ

26/03/201200:00:00(Xem: 15919)
Những người mới sang Mỹ, do biết trước thời gian đầu chưa có bảo hiểm y tế để đi khám mắt, đo kiếng, cho nên thường chuẩn bị kiếng cho mình từ ở Việt Nam. Mỗi người tự đi đo mắt, mua cho mình vài cặp kiếng dự trữ từ Việt Nam đem sang Mỹ, rồi yên tâm với đôi mắt của mình ít nhất một hai năm đầu ở Mỹ, khỏi phải lo đi gặp bác sĩ mắt.

Thực ra, quyết định “tiết kiệm” kiểu này cũng không tốt lắm cho đôi mắt của quí vị. Lời khuyên chân tình là cho dù có hay không có bảo hiểm, quí vị khi sang Mỹ cũng nên đi khám mắt lại một lần. Các loại bảo hiểm cho người có thu nhập thấp như Medi-Cal, Healthy Families… đều có cho khám mắt miễn phí (chỉ có MSI là không trả cho khám mắt). Trong trường hợp không có bảo hiểm, Euclid Optometry khám mắt cho bệnh nhân với giá vào khoảng $40 đến $75.

Việc khám mắt tổng quát bởi một bác sĩ chuyên khoa mắt là rất cần thiết. Xin đừng để đến khi nhận ra “mắt có vấn đề” rồi mới đi bác sĩ, có khi đã quá muộn! Những chỗ bán kiếng thuốc ở Việt Nam chỉ đo độ cận, viễn, loạn… mà không khám để phát hiện các bệnh khác của mắt. Đi bác sĩ chuyên khoa khám mắt tổng quát để:

- Phát hiện ra một số bệnh tật bẩm sinh của mắt, thí dụ như lé, hay mắt không điều tiết được…

- Đo áp suất của mắt (nhãn áp). Đây là một thông số quan trọng, bởi vì nhãn áp quá cao có thể dẫn đến mù mắt! Mà số đo nào là nhãn áp cao hay thấp? Không có một con số chung cho tất cả mọi người. Có những người số đo nhãn áp cao từ thuở bé, cho nên số đo bình thường của họ đã là cao của người khác. Đi khám mắt để có một chuẩn riêng về nhãn áp cho chính mình, để sau này còn biết đường chữa trị.

- Phát hiện khả năng nhìn của hai mắt có bị lệch hay không? Điều nay cũng rất quan trọng. Thí dụ, một người có con mắt trái cận 3 độ, còn con mắt phải không cận độ nào. Trường hợp này xảy ra khá nhiều, mà chính người bị không hề biết. Lý do là con mắt rõ đã làm việc thay cho con mắt bị yếu kia, cho nên ta vẫn thấy giống như bình thường. Nhưng để lâu ngày thì sẽ sinh chuyện. Con mắt rõ bị làm việc nhiều quá, đến một lúc nào đó sẽ bị cận. Còn con mắt đã bị cận trước đây do lâu ngày không làm việc, sẽ trở nên “lười biếng”, thần kinh không phát triển, dần dần sẽ không còn điều tiết, làm việc được nữa. Lúc đó, người bệnh chỉ còn khả năng nhìn bằng một mắt mà thôi. Để đến tình trạng này thì thật đáng tiếc, vì người “nhìn bằng một mắt” sẽ không thể cảm giác được độ sâu, hình ảnh ba chiều. Hơn nữa, nếu có chuyện gì xảy ra với con mắt kia, thì người đó sẽ trở thành mù!


Một vấn đề nữa là nếu để hai mắt có độ cận lệch nhau quá nhiều, người bệnh sẽ không còn đeo kiếng được nữa, cho dù đã điều chỉnh đeo đúng độ của từng con mắt. Người này khi đeo kiếng sẽ bị hiện tượng “thấy 2 ảnh” hay là “double vision”. Lúc đó chỉ còn có thể đeo contact lens mà thôi. Bác sĩ Thiên Hương kể chuyện trong chuyến về Việt Nam hơn chục năm trước đã tình cờ phát hiện ra con gái của bạn mình bị lệch độ cận mà gia đình (dù rất khá giả) không hề biết, bởi vì chẳng bao giờ cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Kết quả là chị kịp thời cho cháu đeo kiếng cho đúng, nên đến nay hai mắt cháu vẫn đeo kiếng được bình thường.

Kiếng ở Việt Nam rẻ hơn ở Mỹ là điều hiển nhiên. Nhưng không phải kiếng nào mua từ Việt Nam cũng có đủ độ bền, độ an toàn như những kính được bán trên thị trường Mỹ. Kiếng bán ở Mỹ qui định phải đạt được những độ bền va đập nhất định, khi bể không được vỡ vụn ra để có thể làm tổn thương mắt. Những loại bảo hiểm như MSI, Healthy Families đã cho phép bệnh nhân mua kính làm bằng polycarbonate không sợ rớt bể.

Những nơi bán kiếng ở Việt Nam cho dù đo độ cận (viễn, loạn…) bằng máy chính xác, nhưng không thể cho lời khuyên bệnh nhân nên đeo kiếng như thế nào là tốt nhất. Điều này chỉ có bác sĩ chuyên khoa mắt đủ kinh nghiệm, kết hợp thêm với những yếu tố khác nữa mới có câu trả lời phù hợp. Thí dụ, một đứa bé mới cận một độ thì không nên đeo kính lúc đọc sách bình thường, mà chỉ dùng kính để nhìn xa…

Nói tóm lại, đã sang đến Mỹ, xin hãy chăm sóc đôi mắt của mình theo tiêu chuẩn y tế của Mỹ. Gần như ai cũng có điều kiện để đi khám mắt ở xứ này. Đôi mắt là quá quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Đừng vì “thiếu hiểu biết” mà làm tổn hại nó một cách không cần thiết!

Mọi thắc mắc, xin liên lạc:
Euclid Optometry
Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, hay Bác Sĩ Trương Diệu Nga
14251 Euclid St. # F101 Garden Grove CA 92843
Tel: 714 265 2197

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.