Hôm nay,  

Tướng TQ: Tăng Tốc Khai Thác Biển Đông

09/03/201200:00:00(Xem: 8560)
BIỂN ĐÔNG (VB) -- Tình hình Biển Đông lại bị hâm nóng trong Quốc Vụ Viện Trung Quốc.
Báo Wall Street Journal hôm Thứ Năm ghi rằng một tướng lãnh TQ đã kêu gọi TQ thực hiện việc tranh chủ quyền Biển Đông bằng cách thiết lập đơn vị tuần hải quốc gia, đưa chiến binh lên trú đóng thêm nhiều đảo tranh chấp, và khuyến khích ngư dân TQ và các công ty dầu TQ khởûi sự hoạt động thương mại quanh đó.
Tướng Luo Yuan, giám đốc điều hành Hội Khoa Học Quân Sự TQ (CMSS), cũng nói TQ phải thiết lập khu hành chánh mới bao trùm phần lớn Biển Đông, cả những phần đang tranh chấp bởi VN, Phi, Đaì Loan, Mã Lai và Brunei.
Tướng Luo nói như thế trước đaị hội Quốc Vụ Viện, trong đó ông là một đaị biểu.
Quan điểm của ông được nhiều tướng TQ chia sẻ, và lời kêu gọi đã đăng trên trang web của Nhật Báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân TQ, cơ quan ngôn luận chính của quân đội TQ.
Trong khi đó, báo Japan Times hôm Thứ Năm đăng bài của GS Michael Richardson, thuộc Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói rằng tranh chấp Biển Đông có đợng cơ chính là giành taà nguyên.
Trong đó, TQ, Đài Loan và VN mỗi nước tuyên bố chủ quyền toaà thể vùng Trường Sa, khu vực rộng 729,000 kilômét vuông ở đông anm Biển Đông. Còn Phi, Mã Lai và Brunei chỉ giành chủ quyền một phần Trường Sa nơi gần bờ biển của họ. Nhưng chỉ duy Trung Quốc phản đối việc Phi Luật Tân giành quyền khai thác dầu ở Trường Sa.
Trong khi đó, bản tin BBC ghi rằng các giới chức Trung Quốc tuyên bố đang nỗ lực thúc đẩy phát triển du lịch trên quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm hoàn toàn từ tay Việt Nam vào năm 1974.
Tại kỳ họp thứ 5 Chính hiệp khóa XI hiện đang diễn ra tại Bắc Kinh, hôm 7/3 Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trung Quốc Vương Chí Phát nói cơ quan của ông đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền tỉnh Hải Nam để mở rộng hoạt động du lịch tại quần đảo này.
BBC viết:
“Từ tháng 11 năm ngoái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hải Nam đã cấp phép cho một công ty du lịch của Trung Quốc mở tuyến du lịch tới Hoàng Sa, khiến chính phủ Việt Nam lên tiếng phản đối, gọi đây là hành động "vi phạm chủ quyền" của Việt Nam.

Trước đó, công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Tam Á của Trung Quốc cũng công bố tour du lịch hàng tháng tới Hoàng Sa, mỗi lần cho hàng trăm khách...
...Cũng trong hai tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động "khẳng định chủ quyền" tại Hoàng Sa, như Bộ trưởng Giao thông ra thị sát tàu Hải tuần, Cục trưởng Cục Thể thao thăm đảo Phú Lâm, cũng thuộc Hoàng Sa, trong khi Cục trưởng Cục Ngư chính khu Nam Hải (Biển Đông) loan báo Trung Quốc đang tính xây dựng cơ sở nghề cá trên đảo Phú Lâm.”
Đặc biệt, một bài trên tờ Thanh Niên hôm 9/3/2012 có nhan đề mang tính chất vấn, “Google ủng hộ yêu sách phi pháp của Trung Quốc?”
Nội dung ghi bài phân tích của của tác giả Đỗ Hùng cho biết:
“Qua thông tin từ các trí thức Việt Nam ở nước ngoài, chúng tôi được biết dịch vụ Google Maps (bản đồ) của hãng Google có trụ sở tại California, Mỹ lại vừa có hành động gây phương hại tới chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Cụ thể, vào trang Google Maps ở địa chỉ http://maps.google.com, khi gõ từ “Paracel” vào ô tìm kiếm, website sẽ tự động hiển thị cụm từ tiếng Anh “Paracel Islands, China” (dịch: quần đảo Paracel, Trung Quốc), phía sau đó còn có dòng chữ tiếng Hoa “quần đảo Tây Sa, Trung Quốc”. Paracel là tên tiếng Anh của quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Còn “quần đảo Tây Sa” là cách mà người Trung Quốc gọi Hoàng Sa trong nỗ lực ngụy xưng chủ quyền của họ đối với quần đảo thuộc Việt Nam này. Chưa hết, ở phần bản đồ biển Đông, quần đảo Hoàng Sa cũng được đánh dấu bởi một biểu tượng màu đỏ, mà khi người sử dụng nhấp chuột vào đó sẽ lại bắt gặp cụm từ “Paracel Islands, China”...”
Có một điểm cho thấy người Việt không áp lực nổi công ty Google, bởi vì đây là công ty thương mại, không liên hệ gì với chính phủ Mỹ, và do vậy những gì Google làm sẽ là theo suy tính quyền lợi riêng của công ty trước thị trưoòng khổng lồ tại TQ.

Ý kiến bạn đọc
10/03/201216:03:51
Khách
Nếu đúng như vậy thì người Viet Nam đừng dùng Gôgle nữa kẻ cả email
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.