Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xxix)

11/03/201100:00:00(Xem: 8320)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XXIX)
Thăm Dò Hoà Đàm Sau Tết Mậu Thân
Tác giả 
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu." 
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXIX. Quan toà đọc "Bản tự khai của Trần Ngọc Hiền" trước Toà Án Mặt Trận

VI. Gặp Châu tôi hỏi:
Phản ứng của Quốc hội đối với ông Thiệu về việc Mỹ đơn phương ngưng ném bom miền Bắc là thực hay giả. Tôi nghe có dư luận cho rằng đấy chỉ là một vụ dàn cảnh do tay của Bunker.
Sau khi Tổng Thống Thiệu đọc diễn văn trước lưỡng viện, công bố việc từ chối cử phái đoàn đi Paris để họp thì nhiều Nghị Sĩ và Dân biểu đã diễn hành từ thượng viện đến dinh độc lập để bày tỏ sự ủng hộ đối với đề kháng của ông Thiệu trước áp lực của Mỹ buộc ông ta phải ngồi vào bàn hòa đàm.
Ông Châu đã cả cười:
Đấy là phản ứng thực. Mấy người đừng làm như thể người Mỹ ở đây muốn làm cái gì thì làm. Không phải là bất kỳ quyết định nào của người Mỹ ở đây cũng đều được thực hiện một cách máy móc.
Tôi trả lời rằng, theo như người ta nói lại: Ngay tôi là người ngoài cuộc tôi cũng lấy làm bực mình về việc người Mỹ ép uổng. Chúng tôi khó đi theo với người Mỹ. Họ muốn bước lên đầu lên cổ tụi tôi. Đây là một dịp tốt để đánh thức một số người Việt cho họ thấy rằng họ phải tìm một lối thoát khác để khỏi lệ thuộc quá nhiều vào người Mỹ.
Ông Châu hỏi tôi:
Anh có muốn tìm hiểu xem liệu miền Bắc có chịu đồng ý tiếp một phái đoàn Dân biểu miền Nam đi Hà Nội để gặp các nhà lãnh đạo miền Bắc trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, và để cùng nhau tìm ra một phương thức nào đó nhằm giải quyết cuộc chiến tại miền Nam"
Tôi hỏi ngược lại đương sự:
Chú à, chú có thực sự muốn tìm ra một sự hòa giải giữa người Việt và người Việt hay không" Ý kiến vừa rồi là từ chú mà ra hay là của một lực lượng nào khác" Châu trả lời rằng bấy giờ chưa phải lúc để nói một cách cụ thể nhưng nói chung thì Trần Chánh Thành (Ngoại trưởng) cũng cùng chung một ý nghĩ đó.
Tôi đã tìm cách nhân cơ hội đó để gợi ý một cách kín đáo là đề nghị đó không mấy thực tế. Tại sao phe các chú lại phải đi ra Bắc trong khi mặt trận giải phóng là đối thủ trực tiếp của quí vị và đó là đại diện hợp pháp của nhân dân có thẩm quyền quyết định" Miền Bắc chưa thừa nhận chế độ miền Nam. Như vậy thì làm sao họ có thể tiếp phái đoàn Dân biểu từ trong này được" Loại công việc này có thể có ích cho người Mỹ vì người Mỹ sẽ lấy đó làm cái để xoa dịu dư luận quần chúng. Giải pháp đứng đắn duy nhất là phải thành tâm tìm ra một giải pháp trực tiếp với mặt trận giải phóng miền Nam. Tuy nhiên tôi sẽ báo cáo lên cấp trên và trả lời cho chú, chú ạ.
Tôi có báo cáo lên cấp trên về đề nghị của ông Châu và tôi đã yêu cầu anh Toàn như sau:
A. Nghiên cứu đề nghị của Châu để coi xem đề nghị này có ngụy trang cho một âm mưu gì hay không"
B. Cho tôi một ý kiến về cách trả lời tế nhị để duy trì đường lối chung và đồng thời cũng không tỏ ra là quá cứng rắn.
Sau đó thì Tư Hiệp gửi chỉ thị cho tôi theo đó thì tôi phải noi theo chủ trương đường lối như đã được công bố trên đài Hà Nội và đài mặt trận giải phóng để trả lời cho đương sự.
Chánh thẩm:
Vào lần gặp gỡ thứ 6, sau vụ ngưng ném bom ông đã gợi ý cho ông Châu đề nghị một cuộc gặp gỡ giữa các phái đoàn Dân biểu với mặt trận giải phóng và miền Bắc phải không"
Ông Hiền:
Tôi xác nhận là chúng tôi có nói về việc ấy. Nhưng tôi không có thẩm quyền. Tôi chỉ báo cáo về phía tôi là việc đó khó mà thu xếp quá. Tôi không tin là miền Bắc sẽ đồng ý.

VII. Cuộc gặp gỡ sau khi Nixon thắng cử, vào cuối 12/1968.
Ông Châu đã rất lấy làm thích thú sau khi Nixon thắng cử. Ông ta cho rằng trong giai đoạn chuyển tiếp này mặc dù cái thế của ông Thiệu có phần tế nhị một chút nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng tình hình mỗi ngày một sáng sủa hơn.
Theo sự chỉ đạo của cấp trên tôi nói với ông Châu rằng việc cử một phái đoàn Dân biểu từ miền Nam ra miền Bắc là không đúng lúc. Ông Châu nổi cáu và nói rằng như vậy là các cha cho rằng các cha ăn chắc chứ gì. Các cha chỉ muốn "giải phóng" riêng rẽ với người Mỹ ở đây phải không nào. Các cha đừng có tìm cách dồn chúng tôi ở vào cái thế hoặc phải đi với phe bên kia hoặc phải đi với người Mỹ một cách toàn diện. Chúng tôi là những người không muốn đi với mặt trận hay là Trần Văn Hữu (Thủ tướng dưới trào Bảo Đại, đi theo Tây để chống lại Việt Minh rồi sau Điện Biên Phủ lại chạy qua Pháp). Chúng tôi chỉ là những người ở giữa.
Ở đây ông Châu tố cáo phía Cộng sản là tìm cách giải quyết cuộc chiến với người Mỹ, bất cần đến người miền Nam.
Tôi chờ cho đến khi ông Châu bớt nóng, rồi tôi mới nêu lên một số ý kiến khác.
Đường lối và lập trường của miền Bắc và của mặt trận giải phóng đều luôn luôn phù hợp với nhau. Đường lối của mặt trận là vấn đề của miền Nam Việt Nam cần phải được giải quyết của chính người Việt Nam với nhau mà không có sự can dự của người nước ngoài.
Nếu chú hoặc bất cứ một đoàn thể nào thực tâm muốn tìm một con đường để kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm này với bao nhiêu đau thương của nhân dân thì chú nên tìm một giải pháp bằng cách thương thuyết trực tiếp với mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam. Sớm hay muộn thì chúng ta cũng phải đi đến chỗ đó.
Ngày nay nước Mỹ có nhiều thứ khó khăn. Đây là cơ hội tốt nhất để thoát khỏi sự kiểm soát của người Mỹ và con đường duy nhất là tìm cho ra một sự thỏa hiệp giữa người Việt với người Việt.
Chánh thẩm:
(nói với ông Hiền) 
Ông có xác nhận rằng khi gặp gỡ với ông Châu lần thứ tám thì ông Châu đã cho các con ông 10.000 đồng"
Ông Hiền: 
Vâng.

VIII. Cuộc gặp gỡ này xảy ra sau Tết 1969 (Kỷ Dậu), khoảng cuối tháng hai, theo lời yêu cầu của ông Châu do ông Kháng chuyển đi.
Khi tôi gặp đương sự thì ông ta nói ngay: có một nhóm Dân biểu đại diện cho một sôá tôn giáo họ muốn thành lập một phái đoàn để đi Paris hoặc bất kỳ một nơi nào khác để gặp riêng đại diện của miền Bắc hoặc của mặt trận, với mục đích là tìm hiểu lẫn nhau và coi xem có cách nào để giải quyết cuộc chiến. Mục đích của nhóm này là tự tạo cho họ một cái thế chính trị để trình bày quan điểm của họ với những đoàn thể khác. Do đó mà ngay bây giờ có một đoàn thể có khả năng tạo được những điều kiện tốt đẹp cho sự hiểu biết lẫn nhau cũng như để tìm ra một giải pháp với phe bên kia. Khuôn khổ của cuộc gặp gỡ có thể là sẽ gặp phía miền Bắc trước rồi gặp phía mặt trận sau, hoặc giả cả hai cùng một lúc cũng được.
Tôi hỏi là tính chất của giải pháp đó ra sao, đương sự trả lời rằng giải quyết vấn đề đó với mặt trận không cần đến việc sửa đổi hiến pháp bởi hiến pháp chống chủ nghĩa Cộng Sản chứ không chống mặt trận và mặt trận cũng chưa bao giờ tự nhận mình là Cộng Sản (1).
Đây là lập luận của Sàigòn khi cuối cùng rồi cũng tham gia hội nghị Paris.
Sau đó mặt trận rồi ra cũng có thể được coi như là một chính đảng. Có thể sửa đổi hiến pháp để cho phe thiểu số (mặt trận) có thể có một số ghế (tại Quốc Hội). Tổng Thống Thiệu cũng có suy nghĩ như thế. Sớm muộn gì rồi thì chúng tôi cũng phải giải quyết vấn đề với Mặt Trận nhưng ngay bây giờ mà nói ra điều đó hay tuyên bố như thế thì sẽ bị người ta đập chết.
Ông Châu dường như muốn hàm ý rằng ông Thiệu cũng muốn đề nghị kiểu như vậy thế nhưng về mặt chính trị thì vào thời đó ông ta không thể làm được. Trong giới ngoại giao thì ông Thiệu cũng có nói gần nói xa về điều đó và những đề nghị công khai về sau của ông ta cũng từa tựa như giải pháp mà ông Châu nêu ra ở đây.
Đương sự đề nghị là tôi nên thăm dò coi xem mặt trận và miền Bắc có đồng ý với một cuộc gặp gỡ như vậy hay không trong nội tháng 4 hay tháng 5/1969 khi mà đương sự sẽ đi Paris.
Tôi đề nghị đương sự tìm hiểu thêm về thành phần của đoàn thể nói trên (tức là gồm các Dân biểu).
(Thiếu mất hai dòng ở đoạn này, có lẽ là danh tính những người nào đó).
Tôi nhận cơ hội đó mà nhẹ nhàng nêu lên cái ý sau đây: đây là quan điểm thực sự và tâm huyết của chú hay là một đòn chính trị hoặc kế hoạch của CIA"
Đoàn thể vừa nói có ảnh hưởng và uy tín gì không" Nếu không thì sau cuộc gặp gỡ, lúc trở về mà họ có bị bắt bỏ tù thì rốt cuộc chẳng nên trò trống gì cả. Ý định thực sự của ông Thiệu là như thế nào"

Kỳ tới: Người anh cộng sản đánh giá 8 lần gặp người em quốc gia

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.