Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Tjừ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (ii)

14/03/201100:00:00(Xem: 8417)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ tjừ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (II)

Vụ Án Trần Ngọc Châu
Tác giả
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, người Mỹ tìm mọi cách thu xếp để rút quân khỏi cuộc chiến. Đây là lúc Elizabeth Pond quyết định viết về khúc quanh của chiến tranh Việt Nam. Với sự tài trợ của giải thưởng báo chí "The Alicia Patterson Foundation" cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu."
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với những tiểu tựa do toà báo đặt thêm.

Phần Một: Mở
(II) Khi Trung Tá Châu đến trấn nhậm, trong toàn tỉnh chỉ có 80,000 trong số 530,000 dân là do chính phủ kiểm soát. Chỉ trong vòng một năm -- cũng phải nói thêm là trong cùng năm đó tình hình các nơi khác đã xấu đi trông thấy - ông Châu đã đưa con số nói trên lên đến 220,000 người. 
Thành quả đó không phải nhờ chiến thắng quân sự đem lại. Và ông Châu kỳ thực cũng đã không phát huy điều gì mới lạ về mặt tổ chức chính trị. Thay vào đó, ông ta đã chấn chỉnh lại hệ thống lãnh đạo và tổ chức địa phương để tạo điều kiện cho dân chúng có cơ hội cải thiện đời sống. Ông đã đặc biệt gắng sức động viên vai trò lãnh đạo của các đoàn thể tôn giáo - chủ yếu là Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, coi đấy như những cơ cấu xã hội duy nhất có thực lực ngoài hai lực lượng đối kháng chủ yếu là Mặt Trận Giải Phóng và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trong mục đích hướng về nhân dân, ông Châu đề ra chương trình mở cửa tiếp dân hai ngày một tuần, và trong các buổi tiếp dân đó bất kỳ một người dân nào trong tỉnh cũng có thể trực tiếp đến gặp riêng ông để bày tỏ ý kiến hay khiếu nại. Đáp lại các lời khiếu nại được kiểm chứng ông cho lệnh đền bù thích ứng; và mỗi chủ nhật ông đều lên đài phát thanh địa phương mà ông mới cho thiết lập để thảo luận về các vấn đề rút ra từ những cuộc tiếp chuyện với dân chúng trong tuần. 
Thường thì ông nói rằng đối với một sự việc nào đó, một mình ông không giải quyết được và do đó đề nghị dân chúng nên có hành động tập thể để chống lại các giới chức tham nhũng, hoặc giả ông đòi hỏi họ cung cấp thêm bằng chứng để có hành động thích ứng đối với các giới chức bị tố cáo. 
Người dân Miền Nam thường cho là người Miền Trung lạnh lùng và kênh kiệu; lại nữa họ cũng rất bất bình về thái độ của người Trung thường tự coi mình như được Trời phó thác cho cái quyền lãnh đạo thiên hạ. Trong một vài trường hợp nào đó ông Châu cũng không khỏi không để lộ một số các đặc trưng trên và cũng tự hiểu rằng ông sẽ chẳng bao giờ chiếm được cảm tình của một số người Nam vì các biểu hiện đó. Tuy nhiên ông ta lại chiếm được cảm tình và sự kính trọng sâu xa của những ai làm việc dưới quyền ông cũng như của quảng đại quần chúng trong tỉnh. Và để giảm đi phần nào sự xa cách giữa ông với quần chúng về mặt gốc gác có tính địa phương, ông đã cố gắng tập nói theo giọng Nam cũng như dùng lời ăn tiếng nói rập theo người dân trong tỉnh. 
Một mặt khác cần được nhắc đến dưới "trào" của ông Châu ở Kiến Hòa là đức tính liêm khiết có một không hai nơi ông. Bằng chứng rõ rệt nhất là ở chỗ sau nầy, trong chiến dịch chống ông ta chả có ai tố cáo ông về tội tham nhũng. Trong một nước mà ai nấy đều có hồ sơ chẳng mấy trong sạch, và nơi mà một Tỉnh trưởng được coi như liêm khiết nếu như không đòi hỏi quá đáng khi ăn hối lộ, thì sự im lặng không tố giác trên cũng đủ làm bằng chứng hùng hồn cho sự trong sạch. 


Vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt nhiều năm liền, các đối thủ chính trị của ông Châu đã lớn tiếng về những việc làm sai trái của ông ta, nhưng đã chẳng có lời tố cáo nào đứng vững. Lời tố giác đáng kể nhất là một vụ du di công quỹ, thế nhưng kết quả điều tra cho thấy nội vụ chỉ là việc ông Châu cho chuyển ngân khoản tránh qua các thủ tục hành chánh rắc rối, để chi cho các góa phụ trong Tỉnh mua hòm cho chồng bị chết trận trong địa phận Kiến Hòa. 
Ông Châu luôn luôn quan tâm đến gia đình binh sĩ, và đã bảo trợ hai trại mồ côi cho con em binh sĩ, bằng tiền túi của chính mình.
Sau một năm ở Kiến Hòa, ông Châu được Tổng Thống Diệm bổ nhiệm làm Thị trưởng Đà Nẵng, thành phố lớn vào hàng thứ hai ở Miền Nam. 
Lúc đó cuộc khủng hoảng Phật giáo và Tổng Thống muốn có một người Phật giáo được giáo dân theo đạo Phật tin cậy nắm quyền tại Đà Nẵng. Ông Châu vốn được tiếng là có chủ trương hòa giải giữa chính quyền với các đoàn thể Phật giáo. Hơn nữa, thời còn trẻ ở Huế, ông Châu đã từng là bạn học của Thích Trí Quang, lúc bấy giờ là lãnh tụ nhóm Phật giáo đấu tranh, và ông Châu vẫn tiếp tục giữ đường dây liên lạc với các Chùa chiền. Thân phụ ông đã về hưu vào năm 60 tuổi để trở thành một nhà sư, và ông Châu cũng từng tỏ ý muốn rồi sẽ theo gương thân phụ.
Khi xảy ra cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm, ông Châu không tham gia lực lượng đảo chánh và đã ở lại Đà Nẵng hai tháng sau khi Tổng Thống Diệm bị lật đổ. Tuy vậy, vào tháng Giêng năm 1964, ông ta lại được bổ nhiệm trở lại Kiến Hòa, để trở thành viên Tỉnh trưởng duy nhất hai lần trấn nhậm tại cùng một tỉnh - trước và sau đảo chánh.
Trong thời gian ông ta vắng mặt cùng lúc với tình hình hỗn loạn xoay quanh vụ lật đổ ông Diệm, tình hình tại Kiến Hòa đã suy sụp trầm trọng; chính quyền chỉ còn kiểm soát khoảng 100,000 dân. 
Trong nhiệm kỳ thứ hai tại Kiến Hòa ông Châu ở lại hai năm. Trong khoảng thời gian đó ông ta lại nâng số dân dưới quyền kiểm soát của chính phủ lên 300,000 người và đấy cũng là điểm đặc biệt khác hẳn với tình hình hỗn loạn nói chung ở khắp các nơi khác trong nước, với trung bình mỗi tuần lễ phe chính phủ mất một quận hoặc một tiểu đoàn bộ binh.
Và cũng chính vào thời điểm đó mà ông Châu lên tiếng phản đối việc Mỹ hóa một cách quá đáng trong cuộc chiến tại Miền Nam. Chẳng hạn ông nói với các người bạn Mỹ của ông rằng: "các ông hãy cấp cho tôi số ngân khoản tương đương với một trong số trực thăng của các ông bị bắn rơi ở trong tỉnh, và tôi sẽ bình định xong một tỉnh. Mức sống của mỗi gia đình nhờ vậy sẽ được nâng cao và các viên chức địa phương sẽ có đủ lương tiền sinh sống mà không phải tham nhũng.
Lại cũng chính vào thời điểm đó ông Châu đã trắc nghiệm và phát triển một loại mô hình làm nòng cốt cho những gì sau nầy trở thành các cán bộ phát triển cách mạng, lực lượng nhân dân tự vệ, tình báo, và các loại cán bộ xây dựng nông thôn để hoạt động trong các thôn ấp. 
Với sự khích lệ của nhóm quanh Tướng Edward Lansdale (người đã "phát hiện" ra Tổng Thống Ramon Magsaysay ở Philippines và đang tìm cách lập lại kinh nghiệm cũ của mình tại Việt Nam), ông Châu đã gom góp các suy nghĩ của mình về vấn đề bình định vào trong một quyển sách mang tựa đề là "Từ Chiến tranh đến Hòa bình: sự Hồi sinh của Làng Xã". Những người Mỹ thích quyển sách này của ông Châu đều một mực cho rằng chẳng có chương trình bình định nào tại Việt Nam ngày nay mà lại không do ông Châu khai phá từ thời ở Kiến Hòa. 
Một người khác cũng dẫn đường mở lối cho các phương pháp bình định đó là đương kim Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Bình định Nông thôn, tức Trung Tá Nguyễn Bé, một nhân vật chính trị, phóng khoáng, một người mà việc thăng quan tiến chức trong quân ngũ cũng bị trầy trật do quá trình hoạt động của đương sự trong Mặt Trận Việt Minh ngày trước. 
Cuối năm 1965 do sự hỗ trợ của cả hai phía Việt Nam và Mỹ, ông Châu được chọn để điều khiển chương trình mới thiết lập để huấn luyện Cán bộ Phát triển Cách mạng, do cơ quan Trung ương Tình báo Mỹ tài trợ và giám sát.
Dân Kiến Hòa rất lấy làm luyến tiếc việc ông rời khỏi tỉnh và các lãnh tụ tôn giáo địa phương đã gửi kiến nghị yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ không để cho ông Châu rời khỏi Kiến Hòa. Cử chỉ đó quả là hãn hữu đối với một Tỉnh trưởng rời nhiệm sở.
Kỳ tới: Trần Ngọc Châu và Nguyễn văn Thiệu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.