Hôm nay,  

Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xxxi)

11/03/201100:00:00(Xem: 6578)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XXXI)
Công Tố Buộc Tội Dân Biều Châu
image003-40013Tác giả Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.” 
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXXII. Ông Châu bị buộc tội “quả tang”
Tòa án này vẫn tiếp tục tồn tại bởi vì các nhà làm luật cho rằng như thế là cần thiết bằng không thì họ đã giải tán tòa này trong thời hạn hai năm theo như hiến pháp cho phép kể từ khi hiến pháp được ban hành.
Chúng tôi đã không bắt ông Châu ngay sau khi bắt ông Hiền bởi chúng tôi muốn theo dõi hoạt động của toàn bộ tổ chức. Điều này không có nghĩa là đã mất đi tính liên tục. Chúng tôi đã chẳng đả động gì đến ông Châu. Nhưng không có nghĩa là chúng tôi đã không theo dõi ông ta.
Cộng sản họ biết tình cảm gia đình của chúng ta là thắm thiết như thể nào. Họ tìm cách khai thác thứ tình cảm đó. Thế nhưng chúng ta nên đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân và gia đình.

Ông Cự:
Các tài liệu của ông có điều gì nghĩ rằng 102 Dân biểu ký vào bản kiến nghị đồng ý để hành pháp truy tố ông Châu đã xác định rõ ở phần kết là yêu cầu hành pháp không bắt giữ ông Châu"
Còn về trường hợp tội phạm quả tang thì có nhiều sách định nghĩa về những trường hợp như thế chứ không phải chỉ có một cuốn. Rõ ràng là có trường hợp quả tang khi công chúng tri hô và bị can bị bắt hoặc 48 tiếng sau đó thì cũng có thể coi như là tức thời.
Ông Châu là nạn nhân của ông Hiền, anh ông ta, một người Cộng sản tìm cách khai thác ông Châu, vốn là một người quốc gia có nhiều tình cảm. Chúng tôi xin quí tòa không trừng phạt một người quốc gia từng là nạn nhân bị Cộng sản khai thác.
Cũng một vụ việc tương tự đã diễn ra với Đại úy Phạm Doãn Đệ, người cũng móc nối với ông Hiền y hệt như trường hợp ông Châu. Đại úy Đệ đã được chính tòa này tha bổng và bác sĩ Đệ và ông Hiền cũng đã gặp gỡ nhau để bàn bạc về những vấn đề y như những vấn đề mà ông Châu đã bàn bạc. Ngay tại phiên tòa này Bác sĩ Đệ đã nói rằng ông ta không lòng dạ nào để tố cáo ông Hiền... Vốn là một bạn thân của anh ông ta. Trong trường hợp của ông Châu thì làm thế nào quí tòa có thể nghĩ rằng ông ta lại có thể tố giác chính người anh ruột của mình"
Vì quyền lợi của quốc gia chúng tôi xin quí tòa trả ông Châu về cương vị của ông ta là một Dân biểu.

Ông Châu:
Thưa quý tòa, tôi muốn nói vắn tắt là khi tôi ở Hạ Viện thì cảnh sát đã dẫn tôi đi một cách thô bạo. Còn ở đây thì các luật sư tài ba của tôi và chính bản thân tôi, chúng tôi cũng biện minh là tôi vô tội. Tôi không đồng ý với ủy viên công tố là người đã dựng lên các cáo trạng để truy tố tôi. Tôi đã phục vụ đất nước 23 năm liền, với tư cách là một sĩ quan tác chiến đã từng được nhiều huy chương ngoài mặt trận. Mấy ngày gần đây tôi đến đây trong bộ quần áo màu đen. Quí vị có thể gọi tôi là một người Cộng sản hoặc quí vị cũng có thể gọi tôi là một người của CIA bởi cán bộ bình định nông thôn đều mặc đồ đen. Tôi mặc đồ đen là tượng trưng cho một công dân Việt Nam lương hảo. Khi tôi chết thì tôi xin được chôn cất tại nghĩa trang quân đội. Và các băng ghi âm cùng hồi ký của tôi sẽ được ấn hành khi thời gian cho phép.

(Tòa hoãn xử để hội ý, rồi sau đó tái nhóm để tuyên bố là ông Châu có tội. Ông Châu bị kết tội là "Móc nối với một người thực hiện các hoạt động đến an ninh quốc phòng". Ông ta bị kết án mười năm khổ sai và bị tịch thu tài sản nhưng sẽ không phải bị biệt xứ khỏi Sàigòn khi ra tù).
Lúc đó là 2 giờ 30 chiều.
Ông Châu được quân cảnh áp giải ra khỏi tòa và người ta đã có phần lúng túng không biết làm gì với ông ta trước khi đưa ông ta lên xe Jeep và chở ông ta ra khỏi cổng.


Khán giả đổ ra khỏi phòng, theo ông Châu, và có đủ thời gian để ông Châu nói bằng tiếng Anh với đám nhà báo vây quanh: "I am still useful for peace settlement" (Tôi vẫn còn có ích cho một giải pháp hòa bình), và giơ hai ngón tay làm dấu V chiến thắng như ông ta vẫn quen làm.
Trong phòng xử giờ đã trống trơn, chỉ còn bốn người: ủy viên công tố, một nhà báo, và hai nhân viên đang bắt đầu sắp xếp lại các hàng ghế. Ủy viên công tố đứng ở bục của mình, nhìn quanh một cách bình thản, chẳng khác gì ông chủ nhà nhìn cái cảnh khách khứa đột nhiên ùn ùn kéo về sau buổi chiêu đãi. Anh nhà báo đến gần ông ta và hỏi xem ông ta có nói được tiếng Pháp hay không. Không chờ người ta nêu câu hỏi, ông ta đáp ngay: "Cần áp dụng luật pháp đúng theo thủ tục của tòa án đặc biệt".

Trưa hôm đó, đài quân đội Hoa Kỳ ở Sàigòn, mà mới đấy vừa mới cực lực phủ nhận nguồn tin cho rằng họ bị kiểm duyệt tin tức mở đầu bản tin với vụ "ông (Phó Tổng thống) Agnew lên tiếng phản đối bạo động ở Nam Carolina". Tiếp đó là đến phần tin tức về dầu hỏa, về bạo loạn ở Puerto Rico và đại học Illinois, rồi đến việc Bộ Quốc Phòng Mỹ đóng cửa một vài căn cứ nhằm tiết kiệm cho ngân sách quốc phòng. Ông Châu không hề được nhắc đến.
Cũng trong thời gian này thì ở Quốc Hội hai Dân biểu tuyệt thực để phản đối từ mấy ngày hôm trước đã lục tục thu xếp khăn gói, leo lên xe và lái đi mất. Bộ Tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ đóng ở miền Nam ra thông báo về số thương vong là 333 binh sĩ Việt Nam và 113 binh sĩ Mỹ -- đấy là tuần lễ đầu tiên kể từ tháng 11 mà số binh sĩ tử trận của Hoa Kỳ vượt con số 100. Tổng kết chính thức về số thương vong kể từ khởi đầu cuộc chiến như vậy là có 40,758 binh sĩ Mỹ tử trận, 100,989 binh sĩ Việt Nam tử trận, 608,823 binh lính miền Bắc và Việt Cộng tử trận, và 268,296 binh sĩ Mỹ bị thương; một nửa trong số đó phải nằm bệnh viện.
Đi ra ngoài thông lệ, Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ đã giải thích con số thương vong cao như thế trong tuần lễ là bởi:
"Con số binh sĩ Mỹ tử trận là con số cao nhất kể từ ngày 22 tháng 11 năm 1969, khi mà con số đó lên đến 130 người. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về sự gia tăng về mức độ giao tranh trong tuần lễ kết thúc vào ngày 28 tháng 2 năm 1970 (thời điểm báo cáo cuối tuần).
"Con số bị thương (465) là thấp nhất trong hai năm và tổng số thương vong cũng là thấp nhất kể từ tuần lễ kết thúc vào ngày 3 tháng 2 năm 1970, một tuần lễ trong đó có tính một thời gian địch quân ngưng nổ súng. Cũng trong cùng một thời kỳ như thế của năm trước (23 tháng 2 đến 1 tháng 3) phía Hoa Kỳ có 453 binh sĩ tử trận và 2593 người bị thương".
Phát ngôn nhân quân sự cho biết thêm là các phi cơ oanh tạc đã tấn công vào các vị trí cộng quân trong nội địa Cam Bốt sau khi súng cối của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã rót 32 quả đạn 82 ly từ căn cứ Hà Tiên, cách biên giới trên 3 cây số. Phát ngôn nhân đó giải thích là các cuộc tấn công này của phi cơ oanh tạc là quyền tự vệ đương nhiên.
Ngày hôm sau thì Thượng viện sẽ thông qua đạo luật cải cách ruộng đất của ông Thiệu. Đến thứ hai tới Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ tại vùng I Chiến thuật sẽ được bàn giao cho lục quân. Báo hiệu là Thủy quân lục chiến sẽ rút khỏi Việt Nam, từ năm 1965 Thủy quân lục chiến Mỹ đã chịu tổn thất theo một tỉ lệ bất cân xứng với tổng số binh sĩ Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam là 1/3. 
Nghe đâu là có những bản tường trình bí mật đang lưu hành ở Washington để lý giải tại sao trong suốt quá trình lịch sử vinh quang của nó Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã không thắng trong cuộc chiến này.

Phán Quyết Sau Cùng

Ngày 5/5 Tối Cao Pháp Viện, sau khi đã thúc dục tòa án quân sự mặt trận chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án ông Châu lên, đã ra phán quyết có liên quan đến các mặt hiến tính của vụ án này. Trước kiến nghị của 1/3 Hạ Viện, Tối Cao Pháp Viện đã ra phán quyết cho rằng kiến nghị đó không hề có nghĩa là chấp thuận việc đưa ra xét xử Dân biểu Châu theo như điều 37 đoạn 2 của hiến pháp quy định.
Giờ thì Tối Cao Pháp Viện cũng bác bỏ cơ sở cuối cùng để thay thế kiến nghị đó trong việc truy tố ông Châu. Tối Cao Pháp Viện phán quyết rằng vụ án ông Châu không phải là trường hợp quả tang. Và điều đó có nghĩa như Tối Cao Pháp Viện đã tuyên bố rành mạch, là toàn bộ vụ buộc tội và xét xử ông Châu là bất hợp hiến. Ngoài ra Tối Cao Pháp Viện còn ra phán quyết rằng toàn bộ tòa án quân sự mặt trận là bất hợp hiến vì xử dụng các thẩm phán vẫn còn trong hệ thống chỉ huy của quân đội chớ không phải là các luật gia chuyên nghiệp. Rằng tòa án mặt trận đó cũng bất hợp hiến ở chỗ không tạo đủ điều kiện cho việc bào chữa bị can và ở chỗ tòa án đó không chịu trách nhiệm về các bản án cũng như thủ tục tố tụng.

Kỳ tới: Ghi nhận của tác giả Elizabeth Pond về Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện.

Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo: 
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.