Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond / Hậu Quả

11/03/201100:00:00(Xem: 8768)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond / Hậu quả II:
TT Thiệu tự Phá Hỏng "Thiên Mệnh" 
Tác giả 
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu." 
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial". 
***
Elizabeth Pond nhận xét về Hậu quả vụ án

Người ta thường khó đánh giá được thiên mệnh - trong ý nghĩa là tâm lý quần ủng hộ kẻ cầm quyền - trừ phi mình hậu xét nhờ có ưu thế của một thập niên hay một triều đại về sau. Nhưng dù có bất toàn thì mình cũng vẫn phải kể đến yếu tố này.
Sau những nghiên cứu của [học giả Pháp] Paul Mus, đa số dư luận đã đồng ý rằng người Pháp đã mất sứ mệnh của họ từ rất lâu trước khi thất trận tại Điện Biên Phủ, rằng bước ngoặt đã xảy ra khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương và đảo chính [chế độ cai trị của Pháp] và tiêu diệt luôn huyền thoại bất khả xâm phạm của Pháp. Toàn bộ giai đoạn cách mạng sau đó, như ông Mus nhận xét, đã phản ảnh nỗ lực tìm kiếm lẽ chính danh mới cho quyền lực.
Đến những năm gần đây hơn, một số nơi đã lý luận rằng lẽ chính danh của Mặt trận Giải phóng đã bị tổn thất nặng trong vụ tổng tấn công hồi Tết 1968. Những người đối lập, phe ủng hộ hay cả người ngoại cuộc cũng có thể lý luận rằng lẽ chính danh của ông Thiệu đã bị sói mòn một cách âm thầm hơn trong mùa Đông 1969/1970. 
Quả nhiên, một số đối lập đã thử trắc nghiệm khả năng kiểm soát của ông Thiệu trong và sau vụ xử án ông Châu. Trước hết là các nhà báo với vụ đình công chống lại sắc lệnh tăng giá bông giấy của chính phủ. (Chính phủ quả nhiên rút lại quyết định ấy.) 
Tới lượt các sinh viên đấu tranh, hăng say với sự liên kết cùng các ký giả họ biểu tình chống đối việc giam giữ và tra tấn sinh viên. Các thương phế binh, có thể với sự ủng hộ ngầm của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, cũng biểu tình đòi hỏi có nhà ở và nhiều quyền lợi khác. Ít sôi nổi hơn, một nhóm người miền Nam chống Thiệu cũng nắm lấy Hội Liên trường, một hiệp hội có ảnh hưởng với học sinh các trường trong Nam và thấy là trong khung cảnh mới, những người lớn tuổi và ôn hoà hơn đã nghe theo những lời phê phán của họ. Cũng nhóm đó đã lập ra tờ báo bị đình bản nhiều lần là tờ Tin Sáng, và những lời đả kích chính phủ khiến tờ báo được chiếu cố nhất ở Sàigòn. 
Các thành phần đối lập khác thì giữ thái độ dè dặt hơn. Hai Tướng Dương Văn Minh và Trần Văn Đôn đã thấy bị hố trong cách lượng đoán thái độ của Mỹ vào mùa Thu trước nên giữ im lặng. Phe Phật giáo thì vẫn còn tê tái vì thất bại trong vụ chống chính quyền năm 1966 lẫn vụ Cộng sản thảm sát các cán bộ Phật giáo của mình tại Huế vào năm 1968 nên không có hành động gì cho tới vụ bị đánh bật khỏi Việt Nam Quốc Tự. Họ không gia tăng đấu tranh phản chiến hay sách động chính trị. Còn phe Cộng sản, họ cổ võ mọi sự bất ổn nhưng nghĩ rằng thời điểm chưa chín mùi để thử nghiệm thêm một vụ tổng nổi dậy nên chờ đợi để tuyển mộ thêm người chống đối từ hàng ngũ những kẻ biểu tình bị chính phủ giải tán.


Nếu nhìn lại, có lẽ điều đáng ngạc nhiên không phải là các cuộc biểu tình đã bị chính phủ dẹp ngay mà là sự bất mãn đã sớm bùng cháy thành chống đối công khai như vậy. Tất nhiên, ngần ấy thách đố đều nhắm vào việc đặt lại vấn đề về quyền lực của ông Thiệu. Nhưng dưới sức ép của tình hình, những đòi hỏi về một vai trò lớn hơn trong hiện trạng quyền lực có thể dễ dàng chuyển thành những đòi hỏi thay đổi hiện trạng. Và sự bất mãn bùng nổ trong giai đoạn nối tiếp vụ xử án báo hiệu những biến chuyển có thể xảy ra bất cứ khi nào mà người ta cho rằng ông Thiệu có vẻ yếu thế hoặc phán đoán sai.
Một chứng cớ ít nổi bật nhưng có lẽ còn ý nghĩa hơn về thế lực kiểm soát của ông Thiệu là thái độ của những người ủng hộ Tổng thống. Niềm tin của họ vào ông Thiệu luôn luôn là tương đối và giai đoạn - và đôi khi miễn cưỡng - nhưng nó có thật. Thí dự như nhiều doanh gia, nhà nhập cảng, luật sư, công chức và những người từng cộng tác với ông Diệm, đã bất đắc dĩ coi ông Thiệu là lãnh tụ còn lại mà ít nguy hại nhất trong hiện tình vì ông cực kỳ thận trọng và tránh những đối đầu gay gắt. Nhưng với việc ông Thiệu cố tình tấn công ông Châu, nhiều người trong thành phần ấy lại bắt đầu tự hỏi xem ông Thiệu có phải là người ít tệ nhất hay không. Thái độ thiếu tự chế một cách bất ngờ và sự cô lập của Thiệu làm họ e ngại.
Một trong những người miễn cưỡng ủng hộ đã bật lời mỉa mai trong thời gian của vụ xử án, rằng hẳn là Thiệu đã có một cố vấn Cộng sản tài ba nhất ở bên cạnh. Là người Công giáo và chống Cộng rõ rệt, ông ta không đồng ý với việc ông Châu gặp người anh và cho rằng Châu phải bị trừng phạt. Nhưng ông ta quan tâm nhất đến cách hành xử vụ này. "Điều ông Châu làm là sai," ông này nói vậy, "nhưng đâu có nguy hại đến thế cho xứ sở. Việc ông Thiệu làm mới là cực nguy hiểm."
Việc ông Thiệu xiết chặt tới cùng những sinh hoạt kinh tế bình thường như được thấy trong vụ xử án ông Châu cũng ảnh hưởng tới những người không thuộc phe cánh ông Thiệu nhưng vẫn chưa đứng vào hàng ngũ đối lập. Việc đó khiến họ phải chọn lựa. Và nếu họ thấy ngả đối lập từ bên trong chế độ lại bị chặn, họ có thể nghiêng theo Mặt trận. Điển hình là một tay quốc gia nồng nhiệt, quãng 35 tuổi, đã nêu câu hỏi với mình và với một số bạn hữu thu hẹp khi vụ xử án xảy ra. Lúc ở tuổi thanh niên anh ta đã bí mật gia nhập Mặt trận Giải phóng (hay tổ chức sau này xưng danh Mặt trận). Nhưng vốn không cuồng tín, anh vỡ mộng với người Cộng sản trong cách họ đối xử với những người quốc gia khác, vì vậy anh đoạn giao với họ. Bây giờ, anh đang nghiêm túc suy nghĩ xem, rằng với một người Việt quốc gia như mình, liệu anh chỉ còn sự chọn lựa duy nhất là theo Mặt Trận hay sao.
Có lẽ ít ai lại băn khoăn sâu đậm và đầy ý thức như anh ta về vụ xử án, nhưng âm hưởng của lối suy luận ấy có thể được nghe thấy từ nhiều người. Tên (Trần Ngọc) Châu trở thành quen thuộc trong mọi gia đình và là biểu tượng tiêu cực cho dân chúng ngoài đường phố Sàigòn - và trong tầng lớp các sĩ quan trẻ trên toàn quốc.
Và cũng chẳng nên nghĩ rằng vụ xử án này chỉ là một biến cố của Sàigòn. Các nơi khác trong thời bình thường cho rằng chính trị Sàigòn là chuyện tào lao tới phát khùng, bây giờ vào thời loạn, nó thành chuyện đáng chú ý tới phát khùng. Các tỉnh trưởng bỗng thấy bồn chồn về những gì đang xảy ra tại Sàigòn và về những ảnh hưởng đối với cá nhân họ - nên họ có hướng dành nhiều thời gian nghe ngóng tình hình Sàigòn hơn là giải quyết công vụ trong tỉnh. 
Do sự bất an phổ biến vào giai đoạn ấy, chẳng ngạc nhiên là trò chơi chính trị thịnh hành nhất là so sánh tình hình hiện tại với những ngày cuối của ông Diệm. Tất nhiên là có sự khác biệt giữa hai thời ấy. Các nhà sư Phật giáo không tự thiêu ngoài đường. Hoa Kỳ cũng chẳngỳ tính làm ngơ cho một vụ đảo chánh mới (dù nhiều người vô quyền hết quân có thể mơ tưởng điều ấy.) Thời 1963 còn có nhiều hy vọng thay đổi hơn thời 1970. Nhưng nỗi khó chịu thì tương tự. Và những vụ gọi lầm ông Thiệu là "Diệm" tất nhiên cũng gia tăng đáng kể.
Như vậy, người ta có thể dự đoán gì về tương lai" Nổi bật nhất là phỏng đoán rằng bàn tay quyền lực của ông Thiệu tất sẽ lỏng dần cùng với đà triệt thoái của Hoa Kỳ và việc ấy mà vừa xảy ra thì các lực ly tâm sẽ lập tức xác định tư thế. Nền tảng quyền lực của ông Thiệu là Hoa Kỳ - hay đúng hơn, là quân lực miền Nam, do Hoa Kỳ yểm trợ và kiềm chế. Vì vậy, chính trường Sàigòn có thể thay đổi mạnh khi giảm quân và giải kết tại miền Nam.

Kỳ tới: Vụ án Trần Ngọc Châu báo hiệu sự sụp đổ của chính Tổng Thống Thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.