Hôm nay,  

Nhớ Hội An Gác Khói

09/02/201100:00:00(Xem: 10335)

1-content

Phố cổ Hội An, 440 Năm Chùa Cầu


2Tháng Sáu năm 1471, vua Lê Thánh Tông dứt điểm Chiêm Thành. Lâm Ấp Phố- Đại Chiêm Cảng sát nhập lãnh thổ Đại Việt, sau trở thành Hội An.

Đúng 100 năm sau, từ 1570, chúa Nguyễn Hoàng phát triển xứ Đàng Trong, Hội An thành thương cảng quốc tế hưng thịnh nhất tại Đông Nam Á, chủ yếu giao thương với Nhật Bản.

Từ 1617, khu phố Nhật hình thành, kiến trúc cầu vượt kiểu nhật được xây dựng. Cầu bắc qua đường, qua rạch nước, trên cầu làm chùa nên gọi là chùa cầu.

Thế kỷ 18, năm 1775, bắc quân nhà Trịnh đánh chiếm Quảng Nam, Hội An bị đốt phá và suy vong, khu phố Nhật bị xoá bỏ, nhưng những cầu chùa cầu vẫn tồn tại. Phải cả chục năm Hội An mới dần dần hồi phục.

Thế kỷ 19, người Pháp nắm quyền bảo hộ, sông Cửa Đại hẹp dần, thuỷ đạo vào Hội An trở ngại, Đà Nẵng thành cảng lớn thay thế.

Dù nhiều hưng vong, cho tới nay, Hội An vẫn là thành phố cổ duy nhất tại Đông Nam Á còn gìn giữ được di tích của nhiều nền văn hoá. Từ 1999, UNESCO công nhận Hội An là di sản văn hoá Thế Giới.

Hình trích từ Wikipedia. Bên phải là phố cổ Hội An tháng 12, 2008



NHỚ HỘI AN GÁC KHÓI
LÊ THỊ HÀN


3Lê Thị Hàn thuộc lớp người viết lớn lên ở miền Nam thời nam bắc qua phân nhưng rời đất nước sớm, du học và thành một chuyên gia liên ngân hàng, làm việc tại New York. Loạt bài nhà văn viết về đô thị ngoại hạng này đã được dành cho Việt Báo trước khi in thành sách “New York New York”.

Bài Lê Thị Hàn cho báo xuân Việt Báo năm nay là một du ký viết từ Bắc Kinh mà nhớ về về quê xưa, Hội An.



Mùa thu Bắc Kinh lạnh hơn mùa thu ở Bắc Mỹ. Thành phố với những hàng cây dài, hàng hàng lớp lớp xe đạp, xe gắn máy không còn nhiêù như bốn năm trước khi tôi mới đến đây lần đầu. Thay vào đó là những chiếc xe bus chạy dọc theo đại lộ sạch sẽ khang trang, những nhà cao tầng bằng kính, những khu phố lớn treo bảng hiệu tiếng Hoa tiếng Anh nhan nhãn trong một không gian văn minh hơn, sáng lạng hơn.

Chúng tôi đứng trên tháp chuông Zhonggulou ở phiá Bắc của thành phố nhìn xuống, Bắc Kinh được xây dựng trên một con đường chính dài hơn 7 cây số, nối dài từ Bắc tơí Nam. Thành phố nằm trên một bàn cờ có 9 con đường dọc theo Bắc Nam và 9 đuờng cắt ngang từ Đông sang Tây tạo thành nhiêù khu phố. Bên trong những ô cờ lớn cuả thành phố là những "Hutong", có thể gọi là những phố hẽm nhỏ chia ô cờ thành một xóm hẽm nhỏ hơn. Trong đó còn những cửa hàng buôn bán cho dân điạ phương, một tiệm chạp phô bày những thứ linh tinh, tiệm hoành thánh, bánh xếp hai bên đường. Có khi lạc vào những ngõ hẹp, dài hun hút chỉ thâý một vùng tường xám bao bọc ngoài những hàng cây tàng lá lớn, đó có thể là những căn nhà cuả cả một gia tộc nào còn lại từ xưa. Cư dân bước vào cổng chính, cổng rộng hay hẹp, trang hoàng giản dị hay hoành tráng tùy theo gia thế cuả chủ nhân. Có những "hutong" rất đặc biệt vơí nhà phố san sát, có con sông nhỏ chạy qua những khu vưòn đầy hoa, xinh xắn. Ở đấy có sẵn những chiếc xích lô đạp, những xe ngựa chở du khách trang hoàng lịch sự, chạy quanh phố cổ để tìm lại cái không khí cả ngàn ngàn năm truớc, cái hương vị và cung cách sống cuả nguơì đơì xưa.

Mắt nhìn Bắc Kinh trước mặt mà tâm hồn tôi đang ở Hội an. Cũng những khu phố nhỏ, những con đường hẹp, những căn nhà nối dài hai mặt đường nằm san sát nhau. Hội An là một Hutong nhỏ. Chắc hẳn phải có một người Minh Hương nào đó đã đem một ô phố nhỏ cuả Bắc kinh về thả ở Hội An.

Đã nhiều lần tôi đến thăm nhà các bạn, cũng ở sau những bức tường xám xịt, thô sơ, tưởng như vào bên trong là một khu vườn hoang vắng không ngờ lại là những căn nhà nhỏ xúm xít nhau quây quần quanh sân rộng. Trong sân có giếng nước, có cây kiển trong những chậu sành to lớn, chạm trổ cầu kỳ mà tuổỉ nhỏ tôi đã say sưa nhìn ngắm những cây mai vàng đài các nằm trong đó mỗi độ xuân về. Không những chỉ có mai vàng còn có pháo đỏ treo lòng thòng, nổ rộn ràng trong đêm giao thưà để đến ngày hôm sau nhìn khoảng sân rộng với xác pháo đỏ lả tả rơi bên cạnh những cụm mai vàng đẹp như một bức tranh. Chúng tôi còn được ăn bánh tổ mà thơì đó chỉ có Hội An mới có trong những ngày Tết. Mỗi năm vào dịp Tết Má tôi thường thuê người đến nhà làm bánh tổ. Bánh tổ làm bằng bột nếp, làm công phu nên mỗi khi làm thường làm nhiều một lần và hấp trong những nồi lớn. Anh em chúng tôi cùng bạn bè thường ngôì quanh nồi bánh tổ bánh tét chờ bánh chín để được thử những chiếc bánh đầu lò. Thực ra bánh tổ chỉ ngon khi bánh đã vừa khô, đem cắt lát ra chiên, ăn vào sẽ nếm được một hương vị khó quên, mùi ngọt của đường vị cay của gừng và mùi thơm của nếp. Ngoài ra cũng ở trong những khu nhà đó, tôi đuợc ăn những chiếc bánh ú tro đầu tiên trong đời mà sau này tôi không tìm đuợc ở đâu cho đến mãi gần đây. Bánh ú tro ăn vào dịp Tết đoan ngọ, ngày mồng năm tháng năm có hình chóp, gói bằng một thứ lá lấy trên núi, buộc thành từng chùm lủng lẳng, mỗi chùm mười cái, các em trai tôi có khi ăn một lần mười cái. Bởi vậy mỗi lần mua bánh ú tro, má tôi thường cầm về năm sáu chùm, chúng tôi bu lại quanh bộ bàn truờng kỹ dành phiên nhau chấm bánh ú vào dĩa đuờng trắng nhỏ xíu ở giữa bàn. Bánh tro làm bằng nếp ngâm với tro hoà trong nuớc phèn chua để cho bánh trong và dai. Tôi vẫn còn nhớ bánh tro rất lạ, trong veo, màu vàng nâu khó tả, mùi bánh tro cũng rất đặc biệt, vị nhẹ nhàng không béo bở nhưng ngon miệng và ăn hoài không chán.

4
Tour Hutong, ngồi xích lô thăm phố cổ mắt nhìn Bắc Kinh mà hồn ở Hội An

Nhưng đứng ở tháp chuông nhìn xuống xóm nhà cũ kỹ vơí mái ngói âm dương đã vương màu thơì gian, tôi nhớ nhất là căn Gác Khói của nhà tôi ở nhà ở Hội an ngày xưa cũng như ở khu Hutong không có lầu. Căn gác này chỉ là gác lửng ở phần sau nhà, chắc ngày xưa ngưoì ta làm chỉ để chưá đồ, hoặc để làm một nơi trú ẩn. Muốn lên gác phải leo lên cầu thang rất hẹp, khi lên đến trên rồi thì có thể đóng sập một tấm ván cưả đã gắn sẳn để ngăn cách với nhà dưới. Khi ở trên gác, gặp lúc người nhà thổi cơm thì khói lên um tùm, cay sè cả mắt vì vậy mới có tên Gác Khói. Trong cả một khu phố cổ, chỉ có nhà tôi là có căn gác này. Mỗi lần leo lên đến gác chúng tôi kéo tấm ván sập cửa xuống và tự nhiên biết mình đang ở trong một thế giới riêng tư không ai xâm nhập đuợc. Căn gác có hai cửa sổ hai bên, cửa trước mở thẳng ra ngoaì qua một mái hiên rất hẹp. Buớc qua mái hiên là hàng lớp mái ngói màu nâu màu đỏ đậm, có mái đã nhuốm màu rêu phong. Chiều chiều chúng tôi có thể đứng ở mái hiên nhìn qua bên kia đường, sau đó là sông Thu Bồn hoặc nhìn quanh thành phố, điểm danh những gì mình đã làm, những chỗ mình vừa mơí đi qua hoặc định những nơi mình sẽ đến.

Gác khói là "tổng hành dinh" cuả chúng tôi. Nơi đây chúng tôi đã từng thức trắng đêm học bài thi, hoặc mãi mê nói chuyện, hay mơ mộng viễn vông. Từ gác khói chúng tôi có thể thấy lò bánh mì ông Xường, thâý người thợ đang lui cui nhôì bột, bắt bột, loặc đang bắt đầu nướng bánh, nhờ vâỵ khi bánh mới bắt đầu ra lò là thế nào một trong chúng tôi, bạn có, anh em có, cũng có mặt để đem về những ổ bánh mì thơm phức, giòn tan. Gác khói là nơi anh em chúng tôi nghịch phá những trò chơi bây giờ nghĩ lại không thể tượng nổi. Nhà toàn là con trai nên ba má chúng tôi luôn luôn có nuôi thêm một người làm con trai. Năm đó có cậu người làm mơí tập tểnh từ nhà quê lên, không biết chữ, còn rất quê chưa biết gì nhiều nên chuyện gì cũng hỏi và chuyện gì chúng tôi giải thích một lần cũng không nhớ, hoặc nói đúng ra là không hiểu nhưng không dám hỏi lại. Một hôm chị bếp không có nhà, Mạnh không biết làm sao đốt bếp. Dạo đó nhà tôi nấu bếp than, nhưng lúc đầu cũng phải nhen lửa. Mạnh khép nép lên hỏi Tiến, ông anh lớn nhất nhà:

"Anh Tiến ơi, làm sao em nhen bếp, anh cho em mượn hộp diêm."

"Thằng này, ở thành phố ai mà nhen bếp bằng lưả nữa. Có thấy cái đèn pin đây không" "

Có lẽ đây là lần đầu tiên Mạnh thấy cây đèn pin nên nhìn mà không hiểu gì cả. Tiên biết ý bảo:

"Bấm vào đó, thấy gì không""

"Dạ dạ em thấy lưả"

"Vậy đem cây đèn này xuống bếp, để vào đống than mà thổi một lát than sẽ hồng ngay."

Mạnh nghĩ sao thời đại này văn minh quá, khác hẳn ở nhà quê, hí hửng cầm cây đèn pin xuống nhà, bỏ vào đống than, hì hục thổi mãi , tro văng tứ tung mà than vẫn không hồng. Chúng tôi, một đứa đi ngang qua bếp xem Mạnh làm thế nào, mấy đứa kia ngồi trện gác khói chờ. Một lúc sau nghe tiếng bước lên cầu thang, Mạnh trở lên, mắt đỏ hoe vì bụi than, nói như muốn khóc:

"Anh ơi, thổi hoài sao nó không đỏ".

"Vậy đèn pin có đỏ không""

"Dạ có, em thấy đèn đỏ mà thổi hoài than vẫn không hồng."

Tiến vẫn chưa tha, như vậy chắc là mấy cục pin hư rôì. Để ta bày cho thử pin nghe. Tiến chỉ cho Mạnh văn đèn pin rồi lấy hai cục pin ra thử:

"Làm như vậy này, thè cái lưỡi vào đầu cục pin nếu mày thấy tê tê cái lưỡi là đèn vẫn tốt, đem xuống nhúm lưả lại đi."

Mạnh nghe lời làm y như lơì Tiên chỉ.

"Em thấy tê tê mà"

"Vậy thì xuống nhen lửa lại đi chứ còn chờ gì nưã."

Trơì ơi, khi Mạnh bước xuống cầu thang, chúng tôi cười chảy cả nuớc mắt nhưng Tiến vẫn tỉnh bơ. Tôi lo quá, chuyến này thế nào cũng bị Ba Má la cho mà chết.

Ở trên gác chúng tôi ngơm ngớp chờ.. Có tiếng bưóc chân trên nhà xuống bếp. Đúng là bước chân cuả Má.

"Mạnh ơi, chị Tám đi chợ về chưa"."

Không nghe tiếng Mạnh trả lời, chắc là đang bận nhen bếp.. chúng tôi lại nghe tiếng Má sửng sốt:

"Úi Trời ơi, ai bày mi làm cái trò này""

"Con nhen lửa mà!"

Chúng tôi không nghe Má trả lời, chắc là bà đang cố nín cười, hay đang giận đang nghĩ tới mấy đứa con nghịch ngợm trên gác khói cọt kẹt mà ít khi bà leo lên tới.

5-content

Hội An phố cổ

Tôi nghĩ là bà không thể nào hiểu sao tụi con nít có thể quỷ quái như vậy được. Mơí mấy ngày trước bà hàng xóm bán hàng đã qua nhà mắng vốn Mạnh ăn nói sỗ sàng. Hỏi ra mơí biết khi Má sai Mạnh qua tiệm hàng xén mua chai "tàu vị yểu" (xì dầu). Mạnh nghe lần đầu không hiểu mơí hỏi lại Tiến. Anh bảo:

"À, bà nói qua mua chai tình yêu đó mà"

Mạnh cũng không hiểu tình yêu là cái gì. Người nhà quê có chi đi nữa thì cũng gọi là thương chứ không biết chữ như Mạnh thì hiểu chi chữ "tình yêu". Mạnh liền chạy qua nhà bà Thêm, miệng lẩm bẩm tình yêu, tình yêu kẻo sợ lại quên:

"Bà ơi, bà bán cho con một chai tình yêu"

Bà Thêm nghe chưa dứt câu đã la làng:

"Cậu nói cái chi""

"Dạ, cho con một chai tình yêu"

"Này, nói chi rưá, đồ quỷ...về đi, về đi, không có tình yêu tình quỷ chi hết, tui đi mét bà cho mà coi"

Mạnh chạy một mạch về nhà, mắt mở to, thở hổn hển:

"Cô ơi, con không mua được tình yêu, bà Thêm la làng không chiụ bán.."

Mấy đứa tôi sợ ba má la, chạy te lên gác khói. Nhà có năm anh em trai, vơí Tiến là sáu, chỉ mình tôi là con gái nên lúc nào cũng phải theo số đông, chơi trò con trai. Ba tôi thì hiền như bụt, cưng con gái một nhưng đến khi bị phạt thì bắt cả đám nằm dài ra trên phản ngưạ mà cho ăn roi. Chắc Ba Má tôi nghĩ trừng phạt kiểu này mới là công bằng, không đứa nào đổ lỗi cho đưá nào cả vì nếu còn nghe phân bua thì làm sao mà xử trí!! Hôm đó chúng tôi bị một trận đòn vừa khóc vừa cười. Tôi chỉ nghe tiếng Ba đe :

"Đừng có bày dại cho thằng Mạnh nữa nghe không. Ba má biết đưá nào xúi dại rồi nhưng anh em không đứa nào biết cản hết thì bị ăn đòn cả đám thôi."

Anh em chúng tôi nằm im thin thít. Tôi nghe tiếng roi rít lên nhưng khi đến thân hình các con thì chỉ còn là một cái vỗ nhẹ.

"Nhớ đó nghe, lần sau có đứa chơi dại thì đưá khác phải biết điều mà can nghe."

"Dạ.."

Chúng tôi đồng loạt dạ ngoan ngoãn, đồng loạt ngồi dậy.. rồi cũng không có lần nào đưá nào đi can những trò chơi hú tim này. Có khi là nhát ma, có khi còn viết thư tình giùm cho những ngươì làm không biết chữ, mùi mẫn hết sức dù chưa hề biết yêu, cho họ hò hẹn nhau ở cạnh giếng hay bên bờ sông. Đêm đêm dạy họ học ê a, còn bày họ hát những bài đặt sai lơì để cươì bể bụng. Ôi tuôỉ thơ, phải gọi là tuôỉ ngọc vì nó đẹp làm sao, không tội vạ không ưu phiền, chỉ biết ca hát rong chơi.

Gác khói còn là phòng cấp cứu khi bạn Hằng cúi xuống hôn một bụi hoa hồng bị gai đâm vào mắt. Ngày ấy, chúng tôi chạy vội lên gác, lấy khăn tẩm nước muối ướp vào mắt nhưng mãi cũng không khỏi đau. Không hiểu sao tôi lại nghĩ là đâm gừng ướp vào đó thì sẽ bớt đau, thật ra khi ướp gừng vào thì Hằng la hoảng lên..Trời ơi nóng quá, mắt tao mù rồi..mù rồi...rồi hai đứa quýnh quáng khóc sướt mướt.. Có thể nhờ những giọt nước mắt đó mà gừng, mà muối không vào mắt chứ không thì chắc bây giờ Hằng không còn con mắt tốt để có thể vẽ đuợc những bức tranh Hội An thân thương.

Rồi tôi xa Hội an, khi từ Đông Kinh trở về thăm nhà năm 1966, gác khói của tôi không còn nữa, thay vào đó là một tầng lầu chạy dài từ trước ra sau nhà, trên lầu còn có sân thượng. Sân thượng cao hơn gác khói nên từ đó tôi thấy bên kia sông và thấy suốt cả thành phố, từ đường Cường Để xuống ngã tư Lê Lợi thẳng tắp. Ngày tôi rời Việt Nam em Huy còn rất nhỏ nên mỗi lần nhớ chị, Ba Má tôi thường đem em lên sân thượng nói với em là đứng đây có thể thấy được Đông Kinh nơi chị du học. Em khoe vơí tôi sân thượng nhà mình cao nhất Hội An đó chị ơi, rồi đưa tôi đi suốt những căn phòng mới trên lầu. Chỉ cho tôi xem cái lan can trước nhà với 6 chữ H chạy ngang phía trước, hai chữ HAN và HUE hai bên hông. Trên lan can là những châụ kiểng đầy hoa. Đứng ở đó nhìn lên phía tay phải là Chùa Cầu, phía tay trái là đường Cường Để dài hun hút với những căn nhà hẹp mái ngói rêu phong. Cuối đường là chùa Ông trước mặt chợ. Tôi rất thích chợ Hội an vì chợ nằm ngay sát bờ sông, những buổi họp chợ đông đúc rộn ràng nhưng ấm cúng làm sao. Chợ nằm trong lòng phố, cuối đường Bạch Đằng, bao năm tháng đã qua, bao biến đổi cuả cuộc đời xảy ra quanh đây, chợ vẫn lẳng lặng đón chờ người bán người mua.

Tôi vẫn nhớ những lần đi cùng Hằng qua chợ, thăm nhà những người bạn gần chợ. Tiệm Phi Yến, Phi Anh, tiệm Khảo Thành mà nhiều lần đến chơi với Bích Đào chúng tôi chạy thẳng tuốt lên lầu, tiệm kẹo của gia đình Tuyết Ánh, tiệm sách Khai Trí gần nhà chị Bich Trâm, những tiệm thuốc bắc bên kia đường môi lần đi bổ thuốc đều đuợc cho một trái táo khô thơm ngon làm sao. Sau khi dạo chợ tôi và Hằng thường đến kiosque bán gạo của chị Bắc. Vưà thấy chúng tôi chị Bắc đã hỏi:

"Ơ kià, con Hằng, con Hàn hai đứa muốn ăn chi chị lấy."

Kiosque cuả chị Bắc nhỏ và gọn, tôi chỉ muốn đứng đó nhìn qua bên kia sông, hưởng gió mát thổi vào những khe cưả sổ, nhìn những con thuyền sơn màu xanh cập bến ra vào. Đến chị Bắc muốn ăn chi mà chẳng đuợc. Tủ đồ ăn của chị là cái chợ nằm ngay trước mặt. Chị chỉ cần bước ra vài bước là có thứ đem về cho hai đứa ăn. Tôi thì chỉ thích ăn khoai sắn. Khoai từ, củ ngãi Hội an rất ngon, nhất là sắn, họ có thể lưạ một củ sắn dẻo đặt giữa hai miếng lá chuối, đập dẹp một cái, chỉ 1 cú thôi là củ sắn vừa bẹp, mở lá chuối ra rắc chút muối mè thơm phức... đó là thiên đuờng của tôi ngày đó. Còn Hằng thì thích bánh tráng đập giập, bánh ướt đặt giữa hai miếng bánh tráng nướng, đập giập ăn với mắm nêm... Món này ở Bắc Kinh cũng có bán trong các cửa hàng dân dã. Tôi còn thấy có xe bán bánh tráng đập giập tự động nữa, không đem theo máy chụp hình, tôi đã đứng rất lâu, nhìn ngươì ta bỏ tiền vào, nhìn chiếc bánh ướt tự động hiện ra, rồi bánh tráng nướng, rồi cả miếng bánh đã xong tự động hiện ra trong máy. Nhưng tôi nghĩ cái bánh ngon nhờ những bàn tay đập không đều, chỗ nát nhiều chỗ còn nguyên miếng, nhờ nụ cươì cuả cô bán hàng cò trẻ hay của nguời đàn bà da đã nhăn nheo.

Lần trở về năm 66 tôi không gặp Hằng ở Hội an. Hằng sẽ nghĩ gì khi biết chúng tôi đã mất đi căn gác khói. Lần trở về đó, tối tối tôi và Bạch Nga hay ngồi ở bờ sông mãi đến khuya, nói vơí nhau không biết bao nhiêu chuyện của tuổi rất nhiều chuyện để nói đó. Nhà Bạch Nga ở hai mặt đường, Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Chúng tôi có thể ngồi trong nhà nhìn ra sông nhưng sao vẫn cứ thích ngồi ngay bờ sông đong đưa hai chân xuống để kể cho nhau những chuyện đường xa, tâm tình với nhau những mẫu chuyện rất gần...nhưng vẫn không ấm cúng và thú vị bằng ngồi với nhau trên gác khói. Trên gác khói không ai phá chúng tôi, không ai khuấy động những tâm tình thầm kín. Chúng tôi có thể ngồi đến khuya lắc khuya lơ mà không sợ. Gác khói là chốn an toàn, là nơi đã ôm ấp những hồn nhiên của tuổi trẻ những tâm tình, hoài bảo của chúng tôi ngày mới lớn. Giờ chúng tôi mỗi đứa một nơi, đứa còn trên đời đứa đã ra đi, đưá ở một chốn xa xăm đứa đã không còn để kể cho hết tâm tình của đoạn đời còn lại cho nhau nghe...cho nên Gác Khói cũng phải đổi đời!!.

Cho nên dù Bắc Kinh có phát triển tân kỳ đến đâu cũng còn một Bắc Kinh bên trong với những ngõ phố nhỏ còn những "Hutong", những khúc đuờng quanh co chật hẹp chứa đầy dấu tích của ngày xưa. Bắc Kinh của cung phi mỹ nữ, cuả quan lại và của đời sống người thường.

Hội An cũng vậy thôi, Hội An có thay đổi đến đâu cũng còn lại một Hội An với những cửa hàng chật hẹp những căn nhà sâu hun hút hai mặt đường, sâu như chiều sâu của nhiều di sản văn hóa, lịch sử truyền qua nhiều thế kỷ nơi đây. Hội an với dòng sông như huyết mạch, với Cửa Đại bao la hiền hoà với dân tình chất phát mà phóng khoáng sống với nhau bằng cả tấm lòng dù mới gặp nhau ngày hôm qua hay xa nhau đã hơn nửa thế kỷ.

Lê thị Hàn
Tháng mươì một 2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.