Hôm nay,  

Từ Mùa Xuân Vũ Trụ Tới Tuổi Thọ Con Người

08/02/201100:00:00(Xem: 11146)

1-contentNgày Tết Âm lịch tôi thường hay viết về Khoa học và Tôn giáo. Nhưng Xuân Tân Mão năm nay xin đặc biệt chỉ viết về Khoa học, vì những tin mới lạ nhất về môn học này đã đến với tôi chỉ nội mấy tháng cuối năm.

Trước hết tôi muốn nhắc đến một cuốn sách về vũ trụ học mới xuất bản của hai nhà bác học lừng danh trên thế giới là Stephen Hawking (Anh) và Leonard Milodinov (Mỹ).

Cuốn sách này ra mắt vào tháng 9 năm 2010. Vì tôi ngưỡng mộ Hawking từ lâu nên mới thấy quảng cáo tôi đã nhờ một nguời thân trong gia đình vào Internet đặt mua. Vài ngày sau, nhận được sách có tựa đề The Grand Design (Phương thức Vĩ đại), một cuốn sách có tính khoa học cấp cao, đọc và giải thích không phải là chuyện dễ. Tôi không phải là một nhà bác học, tôi chỉ là một nhà báo viết những bài bình thường dễ hiểu. Vả lại một bài viết chỉ có giới hạn t, nên tôi chỉ có thể tóm lược vài hàng ngắn gọn.


Phương thức Vĩ đại

Tôi đã viết về nhà bác học tật nguyền Stephen Hawking khoảng 16 năm trước trên tạp chí Thế kỷ 21. Trước đây ông đã là Giáo sư Toán học Lucasian tại Đại học viện Cambridge (Anh) trong 30 năm và đã từng được tưởng thưởng nhiều huân chương, trong số này có Huy chương Tự do của Tổng Thống Mỹ. Cuốn sách được nhiều người đọc nhất của ông là “Một lịch sử ngắn của Thời gian” (A Breaf History of Time). Hiện ông đã về hưu và như nhiều người đã biết, ông bị tật nguyền suốt đời, không nói và không cử động được, chỉ trừ các ngón tay. Ông ngồi ghế xe lăn, nói và viết qua computer.

Còn nhà Bác học Leonard Mlodinov về Vật lý, hiện đang là Giáo sư tại Caltech và cũng đã viết nhiều sách về khoa học. Hiện ông sống ở Nam Pasadena, California.

Vậy thế nào là “Phương thức Vĩ đại”"

Trung tâm điểm của cuốn sách này là một câu hỏi đầy rắc rối về Vũ trụ học. Hawking và Mlodinov đã đưa ra hình ảnh một con cá vàng vùng vẫy trong một bầu nước thủy tinh, nên nó có những cái nhìn sai lạc về sự thật ở ngoài, bầu nước tròn đã uốn cong ánh sáng ở mọi phía, tứ bề cả trên lẫn dưới. Con cá đó là chính loài người chúng ta vậy.

Sự thật hình ảnh vũ trụ là kết quả của một phương thức, một kế hoạch, một sự sắp đặt vô cùng kỳ diệu của Tạo hóa, có vô số chiều (dimensions) và vô số thực tế (realities). Tất cả là sự thách thức đối với bộ óc con người. Đó là tư duy, tâm thức và trí tuệ của chúng ta. Chúng ta suy nghĩ thế nào về vũ trụ"

Bộ óc chính là chủ đề của tôi trong bài báo Xuân Tân Mão.


Sự sống trong Vũ trụ

2-contentTrong bài báo năm ngoái tôi đã viết về “đa vũ trụ” (multiverse). Những chứng tích và các bài toán cấp cao cho thấy có rất nhiều vũ trụ chớ không phải chỉ một (universe). Vũ trụ theo ý nghĩa thông thường nhất từ xưa đến nay là trời và đất.

Nơi loài người chúng ta đang sống là một hành tinh (Trái Đất) quay xung quanh Mặt trời. Các hành tinh khác và Mặt trời là một Thái dương hệ. Chúng ta nhìn thấy các vì sao lấp lánh ban đêm, đó là những Mặt trời, một số lớn đều có hành tinh. Các vì sao đó quy tụ lại thành một khối đang xoay tròn và dẹp như một cái đĩa, chúng ta gọi đó là những galaxy.

Trong vũ trụ của chúng ta có đến hàng trăm ngàn galaxy như vậy. Đây là chỉ nói về vũ trụ riêng của chúng ta, không kể đến các vụ trụ khác đã mọc ra như nấm.

Năm nay bài Xuân có tựa đề là “Mùa Xuân của Vũ trụ”, nhắc đến mùa Xuân chỉ là muốn nói đến Tết mà thôi.

Sự thật Vũ trụ không có “mùa” Xuân, Hạ, Thu, Đông, để rồi hết chu kỳ một năm bốn mùa lại bắt đầu trở lại chu kỳ kế tiếp. Vũ trụ của chúng ta chỉ có một mùa, thành hình khoảng 13.7 tỷ năm trước đây và còn cho đến nay. Riêng về loài người sơ khai gọi là dã nhân (homo sapiens) đã xuất hiện ở Ethiopia, Phi châu khoảng từ 3.2 triệu năm trước, do bộ xương một của một người nữ mà Khoa học ngày nay đào thấy được và đặt tên là nàng Lucy.

Loài nguời đứng thẳng (Homo erectus) đã có mặt từ 1.9 triệu đến 250.000 năm trước. Ngày nay nhờ đào tìm được thêm nhiều xương cốt cổ xưa, các nhà nhân chủng học đã có thể đắp lại thành da thịt râu tóc của loài người đứng thẳng. Loài người như chúng ta ngày nay đã xuất hiện khoảng 125,000 năm trước và đã ra khỏi Phi Châu đến một nơi ở Vịnh Ba Tư khoảng 60,000 năm trước. Nơi này đã chìm xuống đáy biển và mới đây các nhà khoa học đã tìm thấy di tích.


Trước ngưỡng cửa cái chết.

Vậy loài người trên Trái Đất còn tồn tại đến bao giờ" Câu hỏi đặt ra trước hết vì lý do thiên nhiên.

Ở đây cần phải xét đến lịch sử khoảng 195,000 năm trước đây, khí quyển biến chuyển Địa Cầu đã lâm vào thời đại đông lạnh giá băng kéo dài đến 70,000 năm.

Vào lúc đó dã nhân làm sao sống còn"

Các chứng tích khoa học tìm thấy cho biết chính biển cả đã cứu dã nhân. Loài dã nhân di tản ra gần biển để có thức ăn (tôm, cá) ở bờ biển, đồng thời còn có những hành động thích ứng, chui vào trú ẩn trong những hang động do sóng biển vỗ vào đã khoét thành trong khoảng thời gian từ hàng trăm triệu năm trước. Dã nhân đã có bộ óc tiến triển, biết di tản như vậy để sống còn.

Hồi tháng 8 năm 2010 tạp chí Khoa học Nature đã đăng môt bài báo cho biết ngày nay trên thế giới đã có hàng chục phát minh liên quan đến việc chống lại tuổi già, gồm có các cơ quan sinh học nhân tạo và điện tử, các biện pháp cấy gien, tạo ra chất kích thích sự phát triển của cơ thể thường vẫn được gọi là “hoóc-môn” và một số các biện pháp khác.

Trước khi có ý kiến riêng về phương pháp cải lão hoàn đồng này, tôi muốn trở lại vài điểm trong vũ trụ học.


Vũ trụ không bao giờ chết"

Trong bài báo Xuân Canh Dần năm ngoái tôi đã viết về đề tài “Tìm Đa Vũ Trụ”, năm nay các giới Khoa học đã có những chứng cớ rõ rệt

Vũ trụ của chúng ta hiện nay chỉ là một trong nhiều vũ trụ đã phát sinh. Liệu có thể nhìn thấy các vũ trụ khác không" Chắc chắn là không, vì một lý do dễ hiểu: Vũ trụ của chúng ta đã có từ 13.7 tỷ năm trước, và các vũ trụ khác có lẽ cũng đã phát sinh cùng thời hoặc trước sau vài tỷ năm. Thế nhưng cho đến nay loài người chúng ta sống trên một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, vẫn chỉ biết nhìn ra ngoài Thái Dương hệ, chớ chưa có cách nào đóng phi thuyền không gian chở người ra thật xa khỏi Địa cầu, trừ phi thuyền Apollo đã chở người lên Mặt Trăng.

Cho đến đầu Thế kỷ 21 này loài người chỉ có những Trạm Không gian (Space Station) bay quanh Trái Đất khá xa để các phi hành gia thay phiên nhau lên đó quan sát và nghiên cứu vũ trụ của chúng ta.

Vậy Địa cầu của chúng ta ở nằm ở chỗ nào trong vũ trụ"


Thiết tưởng cũng nên nhắc sơ lại vị trí của Địa Cầu. Nơi chúng ta sống là 1 trong 9 hành tinh quay chung quanh một ngôi sao gọi là Mặt trời (Thái dương), gọi chung là Thái dương hệ.

Ban đêm nhìn lên trời thấy sao lấp lánh, đó là những ngôi sao như Mặt trời của chúng ta. Các ngôi sao đó quy tụ thành một khối, khoa Thiên văn học gọi là “galaxy”, giới bình dân chúng ta gọi là dải Ngân hà.

Galaxy tự nó xoay tròn nên dẹp như một cái đĩa. Chúng ta ở giữa cái đĩa đó nên ban đêm nhìn lên bầu trời có một dải trắng vắt ngang qua giống như con sông mầu trắng vì đã nhìn theo cạnh nằm dẹp của cái đĩa. Vì thế chúng ta gọi đó là Ngân hà, còn người Tây phương cũng như chúng ta gọi đó là Milky Way (Con dường sữa).

Thiên văn kính tối tân ngày nay đã có thể đo ánh sáng của 100,000 ngôi sao giống như Mặt trời của chúng để tìm các hành tinh khác, và trong 10 năm đầu của Thế kỷ 21 họ đã thấy khoảng 400 ngôi sao có hành tinh nhưng vẫn chưa thể xác nhận trên các hành tinh đó có người ở hay không.

Cuộc đi tìm hành tinh ngoài không gian vẫn tiếp tục. Nhưng hãy trở lại câu chuyện về Vũ trụ của chúng ta. Cố nhiên không phải chỉ có một galaxy mà có thể còn có đến hàng trăm ngàn galaxy khác, sự phát triển của các dụng cụ khoa học hiện đại vẫn chưa nhìn tới hay nghe tới được những vùng xa xôi tuởng như vô cùng tận của Vũ trụ.

Vũ trụ và các khối tinh vân galaxy trong vũ trụ hầu như bất diệt, sự sống trong vũ trụ chắc chắn là có. Theo ông Carl Pilcher, Giám đốc Viện “Sinh học Vũ trụ” của Cơ quan NASA, có nhiệm vụ nghiên cứu nguồn gốc, sự tiến hóa và khả năng có sự sống trong vũ trụ nói: “Tôi tin rằng bất cứ ai nhìn vào chứng tích đều phải nói chắc chắn có sự sống trong vũ trụ”.

Thế nhưng vào cuối năm 2010, một số nhà bác học nói: Cơ quan NASA chỉ dùng một loại nguyên tố li ti mầu sáng thép và dễ vỡ (arsenic) nhìn qua kính hiển vi để nghiên cứu cho nên cũng đừng quá vội kích động.

Vậy loài người có bất tử hay không"

Tôi rất tán thành bài báo của Nature. Nhưng tôi có một vài ý kiến xin đóng góp như sau.


Bộ óc quan trọng nhất

3-contentỞ đây tôi muốn nhấn mạnh đến mục tiêu chính của tôi khi viết bài báo Xuân này: đó là bộ óc, trí tuệ và tâm thức của con người. Hồi tháng 9-2010, một bài báo Mỹ nêu ra câu hỏi: Sau khi quyết định việc gì, liệu chúng ta có bao phần tin rằng chúng ta đã quyết dịnh đúng"

Một vài người tin rằng óc họ sáng suốt hơn những người khác và đây cũng là một bước tiến trong việc hiểu biết môn sinh vật học như một phần quan trọng của tâm thức con người.

Chỉ cần một ngày, các nhà bác học có thể nhìn thấu đáo những bộ óc đã bị hư hại hay lâm bệnh khiến người bệnh có thể đã mất đi khía cạnh chủ yếu là những suy tư và tình cảm của chính mình. Thí dụ như những bệnh nhân mất trí nhớ nặng (Schizophrenia) khiến họ không biết rằng họ đang có bệnh và không chịu uống thuốc.

Trầm trọng nhất là những người bệnh đã quên tất cả mọi việc, kể cả những người thân nhất như các con cháu của họ. Đó là những hoạt tử nhân vậy.

Giáo sư Stephen Flemming, Đại học London, đã từng là người viết nhiều bài khảo cứu trên tạp chí Science, đặt câu hỏi “Bằng cách khảo cứu căn bản ý thức trong bộ óc con người, liệu Y học có thể tập trung được một chiến lược chữa và cải tiến việc chữa chạy cho những người đã mất trí nhớ hay không"”.

Sự “tự suy tư” trên căn bản là nghĩ về những điều suy tư của chính mình, một cách để phán đoán xem mình nghĩ và làm có đúng không - do đó rất khó cứu xét. Nhưng một nhóm khảo cứu của Anh đã tìm ra được một cách để đo lường mức độ khả năng của sự tự suy tư bằng cách so với sự tin tưởng của mọi người bình thường về một quyết định đã đúng. Việc so sánh đó thực hiện trên computer về quyết định của 32 người lành mạnh tự nguyện làm thí nghiệm.

Việc đầu tiên là yêu cầu những người tình nguyện nhìn màn hình computer xem nó sáng rõ hay mờ. Vì tất cả mọi người tình nguyện thường là những người mắt sáng trông rõ, nên khi thí nghiệm một người trong phòng riêng, các nhà bác học cho màn hình computer đến độ mờ, cốt để cho thấy nhiệm vụ rất khó khăn cho bất cứ ai và không ai có thể hoàn toàn chắc câu trả lời của họ là đúng. Chủ yếu là tìm hiểu xem các thí nghiệm viên có mức tin họ đã trả lời đúng đến độ nào.

Những người bình thường hay khoe và can đảm tin chắc là họ đúng. Nhưng kết quả cuộc thử nghiệm có thể khác. Cho đến nay người ta tin rằng những người mất trí nhớ là do vỏ não (vortex) của họ lâm bệnh.

Thế nhưng chúng tôi nghĩ vấn đề chủ yếu là câu hỏi bộ nhớ (memory) của con người nằm ở đâu và làm việc như thế nào" Hồi đầu tháng 12 vừa qua, báo Los Angeles Times đã đăng một bài báo ngắn của Jeannine Stein với tựa đề “Đi bộ là tập luyện cho bộ óc”.

Tôi rất đồng ý với bài báo này. Trong cuốn “Tâm Pháp Khí công”, tôi đã viết trên đầu chúng ta có ba huyệt rất quan trọng cho bộ nhớ trong óc. Đó là huyệt “mi-tâm” ở trán giữa hai lông mi mắt, huyệt Bách hội trên đỉnh đầu và huyệt Ngọc chẩm ở sau gáy.

Sức khỏe và tuổi thọ của con người do bộ óc quyết định chớ không phải do bắp thịt và gân cốt của cơ thể quyết định. Nếu đầu óc không kiềm chế được đam mê, dục vọng, tham lam, nếu bộ óc không sáng suốt dẹp bớt sự tức giận, ghen ghét, hận thù, cơ thể dù có vai u thịt bắp đến đâu cũng bằng không.

Nhưng nếu bộ óc không đủ sáng suốt dẹp bớt sự nóng giận nhất thời, mồm quát tháo hò hét, tay đập bàn đập ghế, mất bình tĩnh, thở hồng hộc là hại đến tim và phổi.

Trí óc sáng suốt vẫn chưa đủ, còn cần phải có tâm đức độ, khoáng đạt, sống hòa nhã với mọi nguời, biết tha thứ những sự chỉ trích cá nhân kể cả trong một quá khứ đã lỗi thời. Đó là tư duy, tâm thức và trí tuệ.

Tuy nhiên vẫn còn một điểm nhỏ phải chú ý. Đó là luyện tập cơ thể để duy trì sức khỏe, tránh bệnh tật, chuyên cần ngày ngày phải tập, mỗi ngày mỗi tập, không được bỏ, vui mà tập chớ không gượng ép, bất đắc dĩ.

Và sau hết một câu hỏi không nhỏ: làm thế nào thấy vui để ham sống" Câu trả lời đơn giản là hãy nghĩ đến tuơng lai của chính mình ở bất cứ tuổi nào. Nghĩ đến tuơng lai là nghĩ đến ngày mai, những ngày tháng, những năm sắp tới. Đây không phải là một lịch trình vạch ra do óc tuởng tuợng, mà phải có kế hoạch tác động để thực hành từng buớc, đó là mục tiêu của mỗi con người ở bất cứ tuổi nào. Người già không có mục tiêu là đã hết ham sống.

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
(Xuân Tân Mão 2011)


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.