Hôm nay,  

Mộng Lớn Của Tt Wilson Và Tt Bush

12/30/200500:00:00(View: 6084)
- Một cách tổng quát, TT Wilson trong Đệ nhứt Thế Chiến và TT Bush trong Chiến Tranh Chống Khủng bố Thế giới, cả hai vị đều có một giấc mộng lớn giống nhau. Giống nhau ở chỗ muốn dùng giá trị tự do, dân chủ Mỹ để tăng cường ảnh hưởng và thế lực siêu cường thế giới cho Mỹ.

Mỹ sau chiến thắng Đệ Nhứt Thế Chiến, lần đầu tiên xuất hiện như một đại cường quốc trên thế giới. TT Wilson cật lực vận động thành lập Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc bây giờ. Ông ký hiến chương thành lập và hiệp ước tham gia, nhưng Thượng Viện Mỹ không phê chuẩn. Mỹ không trở thành viên của Hội Quốc Liên. Không bao lâu sau Đệ Nhị Thế Chiến lại xảy ra.

Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố thế giới, sau cuộc khủng bố 911kinh thiên động địa Mỹ, kết hợp được hầu hết các siêu cường thành mặt trận chống khủng bố. Chia xẻ tin tức tình báo với nhiều nước. Đổ quân lại ở Phi luật tân. Cám chốt được ở các cộng hòa thuộc Nam Á thuộc Liên xô cũ. Vận động góp quân trong cuộc chiến đánh A phú hãn, lật đổ chế độ Taliban chứa chấp và trợ trưởng tổ chức khủng bố Al Qaeda. Nhưng khi muốn cấm chốt giữa Trung Đông, lật đổ chế độ độc tài Hussein, tạo nguồn cảm hứng dân chủ tư do cho thế giới Á rập Hồi Giáo, thì bị một số đồng minh Pháp Đức chống. Quốc Hội Mỹ ban đầu nhứt tề ủng hộ, hào phóng cấp chiến phí, nhưng dần dần xét lại vấn đề, móc nhiều sơ hở, tỏ ra không đồng ý với TT Bush. Nhứt là khi số tử vong đến mức nhậy cảm là 2000. Liệu TT Bush có vỡ mộng lớn như TT Wilson vì Quốc Hội Mỹ" Những yếu tố sau đây thiết tưởng có thể giúp cho câu trả lời.

Cuộc bầu cử thành công ở Iraq, hai cuộc biểu quyết trong phiên họp kín cuối năm của Thượng viện - triển hạn 6 tháng luật Pariot Act cho phép Hành Pháp hạn chế một số tư do công dân để chống khủng bố và cấp kinh phí quốc phòng kỷ lục 453 tỷ -- tạm chấm dứt năm 2005 đầy sóng gió cho TT Bush.

Dù tinh thần phe đảng nặng thế mấy cũng thấy cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Pháp ở Iraq là một thành công lớn của Mỹ. Người dân Iraq thích bỏ phiếu, chớ không thích bỏ bom. Các phe phái sắc tộc, đức tin khác nhau muốn đem tranh chấp, xung đột vào nghị trường để giải quyết trong hòa bình, thay vì giải quyết ngoài đường phố bằng võ lực.

Thành công này có thể tạo hy vọng ít chống đối Chiến tranh Iraq hơn cho năm sắp tới 2006. Biết được điều đó, TT Bush trong mùa bầu cử ở Iraq, ngay tại nước nhà là Mỹ, Ông xông pha gian khổ không thua gì người lính chiến trong đoàn quân viễn chinh một trăm mấy chục ngàn người đang chiến đấu trong khói lửa, mìn bẫy, và cát bụi ở Iraq mà Ông đã gởi đi đến đó. Quân đội Mỹ cùng quân đội Iraq còn non trẻ quyết liệt bảo vệ an ninh để cho người dân Iraq thay vì là mục tiêu tấn công của quân nổi dậy khủng bố, trở thành những người cử tri hãnh diện giơ ngón tay nhúng mực hồng, chứng tỏ mình đã sử quyền công dân cao quí nhứt của người dân nước dân chủ - là đã bỏ phiếu chọn lựa người đại diện dân cử cho mình rồi.

TT Bush trước ngày bầu cử liên tục đi nhiều nơi đọc một hơi bốn bài diễn văn, làm sáng tỏ đường lối chính sách chiến tranh của chánh quyền do Ông lãnh đạo: tuyên dương tự do, dân chủ, đánh khủng bố ở ngoài để khỏi đánh ở Mỹ. Ông nhận hầu hết trách nhiệm về Chiến tranh Iraq, từ tin sai lạc của CIA đến những việc xảy ra ngoài ý muốn ở Iraq; nhưng Ông vẫn cả tin và khẳng định một việc: việc lật đổ nhà độc tài Saddam Hussein là việc đúng phải làm. Iraq còn nhiều vấn đề an ninh, tái thiết, nhưng chánh quyền dân chủ sẽ mạnh và vượt qua những thách thức, và trở thành mẫu mực cho Trung Đông.

Bài diễn văn quan trọng thứ tư biện minh cho Chiến Tranh Iraq TT Bush đọc, Ông chọn địa điểm là Woodrow Wilson International Center for Scholars. Một chọn lựa ngạc nhiên đầy thích thú để so sánh TT Bush với TT Wilson trong hai cuộc chiến thế giới. TT Woodrow Wilson là một vị Tổng Thống Mỹ muốn Mỹ đóng một vai trò lớn trên thế giới, sau khi cùng đồng minh thắng Đệ nhứt Thế Chiến. Ông ra sức vận động và làm việc cật lực để thành lập Hội Quốc Liên, ký tham gia, nhưng Thượng Viện Mỹ không phê chuẩn hiệp ước vì Thượng Viện lúc bấy giờ tin rằng Thế Chiến 1 là "cuộc chiến tranh chấm dứt các cuộc chiến tranh". Một di sản đau buồn cho TT Woodrow Wilson. Và đau thương cho đất nước và nhân Mỹ sau đó vì chính sự chấm dứt của Thế Chiến 1 là sự châm ngòi cho Đệ Nhị Thế Chiến xảy ra không bao lâu sau, nhưng tàn khốc hơn, chết chóc hơn. Trong lịch sử chiến tranh Mỹ, Thế Chiến 2 chết nhiều hàng thứ hai 405.399 người chỉ sau Nội Chiến chết 618.222 người ( Maris A. Vinovkis, 1989) .

Về con người TT Wilson là một học giả, kín đáo, gốc Virginia. Còn TT Bush là một người Texas ăn nói bộc trực và cởi mở. Nhưng mục tiêu của hai Ông trong hai cuộc chiến có tính thế giới, lại giống nhau: muốn Mỹ đóng vai trò quan trọng trên thế giới. TT Wilson xưa bôn ba khắp Âu Châu vận động cho Hội Quốc Liên. TT Bush bây giờ bôn ba Á châu, Âu châu, vận động cho cuộc chiến chống khủng bố. Cả hai Ông đều muốn khẳng định vai trò hàng đầu của Mỹ.

Cả hai đều dùng con đường tự do, dân chủ Mỹ để tiến đến mục tiêu đó cho Mỹ. Khi xưa TT Wilson nói, " Chúng ta không thể trở lui. Chúng ta chỉ có thể đi tới với đôi mắt nhướng lên nhìn viễn tượng này. Mỹ sẽ thực sự chỉ đường." Còn TT Bush nói, " khi Trung Đông trở nên tự do, nhân dân Mỹ sẽ an toàn hơn và đất nước an ninh hơn."

Cũng như TT Bush khi mới nhậm chức, TT Wilson là một người có khuynh hướng cô lập. Đắc cử năm 1916 với chủ trương " đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến" nhưng Đức Quốc Xã tấn công Âu Châu trên biển khơi và ở chiến trường, Mỹ bó buộc phải tham chiến. Ông viết" chúng ta vào cuộc chiến không phải vì quyền lợi vật chất của chúng ta bị đe dọa, nhưng vì chúng ta thấy chánh quyền tự do lâm nguy khắp nơi". Còn TT Bush khi ra ứng cử kỳ đầu năm 2000 chủ trương xây dựng nội bộ nước Mỹ. Nhưng sự việc xảy ra ngoài sự kiểm soát của Ông. Cuộc khủng bố 911 làm " thay đổi đất nước" và đe dọa tự do khắp mọi nơi. Thế là Ông lao vào chiến tranh chống khủng bố, đánh A phú Hãn, đánh Iraq, đánh khủng bố khắp nơi, chủ trương tiên hạ thủ vi cường, để khỏi phải đánh khủng bố ở trong đất Mỹ. Nói chung đồng minh ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, góp quân, chia xẻ tin tức, cho mượn không phận. Quốc hội và nhân dân Mỹ ủng hộ Ong, hào phóng cấp phương tiện. Trừ Chiến Tranh Iraq có một số lấn cấn. Hai đồng minh lớn ở Âu Châu chống. Liên Hiệp Quốc bất bình. Nhưng nhân dân Mỹ tin Ông đa số, biểu hiện qua cuộc bầu cử năm 2004, Ông tháng tỷ lệ rất cao.

Tuy nhiên sức người có hạn, cuộc chiến lại dây dưa. Lòng kiên nhẫn vơi đi với thời gian và với con số thương vong nhậy cảm là trên 2.000, với khiếm hụt ngân sách đáng sợ. Từ đó nhiều biến tướng xảy ra như các xì căn đan liên quan đến Chiến Tranh Iraq. Nhưng cho đến cuối năm 2005 hai biểu quyết của Thượng Viện liên quan đến chiến tranh chống khủng bố, gia hạn 6 tháng Luật Patroit Act, tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục, cho thấy giấc mộng lớn của TT Bush còn nhiều cơ may không bị Quốc Hội đưa vào ngõ cụt như TT Wilson. It ra cho đến năm 2006 hay 2008, năm của hai kỳ bầu cử lại cơ quan lập pháp.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bạn cứ thử tưởng tượng đi: Tác giả qua Mỹ lúc mới 11 tuổi, đã lớn lên và thành đạt trong ngành y khoa ở quê người, nhưng có lẽ vì ‘đam mê thơ văn từ nhỏ’ như tác giả tâm tình, nên năm 1986 cũng đã xuất bản tập thơ ’Khi Bóng Chiều Rơi’, và bây giờ là một Tuyển Tập Truyện Ngắn & Thơ đầy tính tự sự và cảm xúc bằng ngôn ngữ của lời ca dao Mẹ.
The Guardian trong này 21/10 đã đưa ra những hình ảnh đáng buồn cho quân đội Mỹ tại bắc Syria. Họ đã phải rút quân trong sự la ó phản đối, và người dân còn ném thức ăn vào đoàn quân xa khoảng 100 chiếc của Hoa Kỳ.
Thời gian gần đây, “văn hóa đọc” dường như đã trở thành một mỹ từ thường xuyên được nhắc đến với nhiều bài viết rất tha thiết, rất nhiệt tình cổ xúy chuyện đọc sách giấy, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
WESTMMISTER (VB) – Nhà văn Nhã Ca, chủ nhiệm sáng lập của nhật báo Việt Báo đã được đại gia đình Việt Báo và bạn hữu xa gần chúc mừng đại thọ 80 và tái bản phát hành Nhã Ca Hồi Ký và truyện dài Phượng Hoàng trong đêm Thơ Nhạc và Bạn Hữu rộn ràng tiếng cười và đầy ắp tình thân tại hội trường Việt Báo
Dưới cái nhìn của nhà nước Bắc Kinh, Hồng Kông kể như món đồ nằm sẵn trong túi, dù có biểu tình cỡ nào cũng khó tách rời.
Khoảng giữa tháng 10/2019, Samsung Display công bố kế hoạch đầu tư hơn 11 tỷ USD (13,100 tỷ won) vào hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất tấm nền QD-OLED dành cho TV.
SEOUL - Đối thoại quốc phòng hàng năm giữa Trungh Cộng và Nam Hàn sắp tái tục sau 5 năm gián đoạn.
TAIPEI - Vào ngày 20/10, Đảo quốc Taiwan tuyên bố không chấp nhận kẻ giết người Chang Tong-kai nộp mình tại Đài Loan, và khẳng định thẩm quyền Hong Kong phải giải quyết mọi thủ tục pháp lý cần thiết trước khi.
BEIJING - Phát biểu tại hội thảo an ninh hàng năm gọi là Xiangshan Forum ngày 20/10, bộ trưởng quốc phòng Wei Fenghe đả kích Hoa Kỳ kích động cách mạng màu tại các nước bằng chiến lược tầm xa, để gây ảnh hưởng nội bộ các nước này, trong đó có Trung Cộng.
Thủ  Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu hôm Thứ Hai tuyên bố rằng ông không có thể thành lập chính quyền Do Thái mới, và rằng ông đang trả lại nhiệm vụ thành lập liên minh cho Tổng Thống euven Rivlin, đắp đường cho ứng viên khác để cố tắng thành lập chính quyền là lần đầu tiên trong hơn một thập niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.