Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

03/05/200400:00:00(Xem: 4884)
Hỏi (Bà Huỳnh T.T.T.): Con tôi năm nay học lớp 11, cách đây hơn 2 tuần lễ cháu đã bị bắt và bị cáo buộc về tội cướp có vũ khí. Cháu đã không nhận tội, hiện cháu được tại ngoại và chờ ngày xét xử. Tôi được cháu cho biết sự việc xảy ra như sau:
Nguyên cháu có mượn những người quen biết một số tiền tổng cộng gần $2,000. Số tiền này cháu mượn nhiều lần. Cháu có thú thật là cháu đã bỏ học nhiều lần để đi cắt chỉ hầu trả lại số tiền này cho những người quen đó. Tuy nhiên, số tiền kiếm được chỉ đủ cho bản thân của cháu xài chứ không thể trả nợ nổi.
Chừng hơn một tháng nay, cháu đã phải trốn học vì những người cho cháu mượn tiền đó hăm dọa thanh toán, nếu cháu không chịu trả tiền cho họ. Việc này trong gia đình chúng tôi hoàn toàn không hay biết.
Vào ngày Thứ Bảy 27.3, trên đường đi đến dự sinh nhật của một người bạn, cháu đã bị chận hỏi bởi những người mà cháu đã mượn tiền của họ trước đây và yêu cầu lên xe của họ để đến tiệm cà phê nói chuyện. Họ cho biết là cháu sẽ không thể trốn được với số nợ đó. Nếu cháu trốn họ thì họ sẽ đốt nhà hoặc giết người nhà của cháu. Cuối cùng họ cho biết là họ sẽ xóa nợ dần dần cho cháu nếu cháu giúp họ làm việc. Dĩ nhiên là cháu đồng ý.
Thế là chiều tối hôm đó ba người, một người lái xe, riêng cháu và một người kia chuẩn bị để đột nhập vào một cửa tiệm thực phẩm Á Châu.
Vào lúc người chủ tiệm này chuẩn bị dọn dẹp để đóng cửa thì cháu cùng người kia đã ập vào và dùng dao đe dọa để lấy đi số tiền mặt trên một ngàn đồng. Nhưng không may cho cháu và các người cùng đi, là vào lúc đó xe cảnh sát tuần tra chạy ngang qua con đường trước cửa tiệm đó. Thế là cả 3 đã bị điệu về đồn cảnh sát và bị cáo buộc về tội trạng nêu trên.
Xin LS cho biết là trong trường hợp vừa nêu cháu có thể được tòa tha tội hay không" Vì mọi việc cháu làm là hoàn toàn do sự ép buộc và đã xảy ra ngoài ý muốn của cháu.
Trả lời: “Duress [sự cưỡng ép]: Thuật từ có thể được định nghĩa là sự đe dọa làm tổn hại, sự xử dụng vũ lực hoặc áp lực bất hợp pháp để buộc một người nào đó hành động ngược lại với ý muốn của đương sự.” (The term may be defined as the threats of harm, the use of force or illegal pressure to compel someone to act against his or her will).
Theo luật pháp, nếu hành động của bị cáo được thực hiện do sự ép buộc thì: “hành động bất hợp pháp của bị cáo” (the accused’s unlawful action) không nên bị trừng phạt vì ý định của đương sự đã bị trấn áp bởi “sự đe dọa về chết chóc kề cận hoặc sự bạo hành sẽ xảy đến tức thì” (threats of imminent death or violence), và vì thế “một người bình thường” (the ordinary person) trong tình huống của bị cáo sẽ không thể phản kháng những yêu cầu buộc đương sự phải làm.
Tuy nhiên, luật lệ liên hệ đến “sự ép buộc” vẫn ở trong “tình trạng rất mập mờ và không thỏa đáng” (in a very vague and unsatisfactory state).
Trong vụ Hudson and Taylor [1971], “Tòa Kháng Aùn của Anh Quốc” (the English Court of Appeal) đã thừa nhận rằng “sự ép buộc” được áp dụng nếu ý muốn của bị cáo đã bị trấn áp bởi sự đe dọa về chết chóc hoặc sự thương tích trầm trọng sẽ xảy đến, vì thế sự phạm tội sẽ không còn là một hành động tự nguyện của bị cáo nữa. Tuy nhiên, trong vụ Harding Tòa Kháng Án tại Victoria đã thấy khó khăn trong việc áp dụng các nguyên tắc về “sự ép buộc”.
Trong vụ Chính Quyền truy tố Lawrence [1980]. Trong vụ đó, 6 bị cáo đã được xét xử liên hệ đến tội đồng lõa để nhập cảng một số lượng bạch phiến vào Úc, qua ngỏ Papua New Guinea. Một trong các bị cáo này, De Graaf, là “hoa tiêu của chiếc tàu” (the navigator of a ship) liên hệ đến vụ nhập cảng lậu này. Đương sự cho rằng thoạt tiên ông ta hoàn toàn không hay biết gì về việc nhập lậu này, và rằng khi ông ta biết được điều đó ông đã bị buộc phải tham gia vì sự đe dọa đến tính mệnh của ông ta, gồm cả việc bị dọa bắn vào đùi.

Vị thẩm phán tọa xử đã hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn rằng: Trách nhiệm của công tố viện là phải trưng dẫn bằng chứng để bác bỏ việc bào chữa dựa vào lý do là có “sự ép buộc” (duress) , và bằng chứng trưng dẫn để bác bỏ sự bào chữa đó phải rõ ràng và không còn một sự hoài nghi nào cả.
Lời bào chữa về sự ép buộc đòi hỏi bị cáo phải trưng dẫn bằng chứng là ý định của bị cáo đã bị trấn áp; vì thế, “những gì đương sự đã thực hiện không phải là hành động tự nguyện của đương sự” (what he did was not his voluntary act).
Bằng chứng trưng dẫn phải chứng minh cho tòa thấy được rằng (1) sự ép buộc đã đến một mức độ mà “một người có tính cương quyết bình thường” (a person of ordinary firmness of character) sẽ không còn cách nào khác hơn là phải hành động như bị cáo đã hành động; (2)ø “sự trấn áp đối với ý muốn” (the overbearing of the will) đã được thực hiện vào lúc tội hình sự xảy ra; và (3) và bị cáo không có bất cứ cơ hội thích đáng nào để thay đổi ý định của mình.
Vào lúc xét xử, công tố việc đã trưng dẫn được nhiều lần “bị cáo” đã có cơ hội trốn thoát đểø có thể đến báo cho cảnh sát, và vị thẩm phán tọa xử đã đề cập những điều này trong lời hướng dẫn tóm lược cho bồi thẩm đoàn liên hệ đến việc tái xác quyết về ý muốn “bị cáo”. Cuối cùng, bị cáo đã bị kết tội và đương sự bèn kháng án.
Tại Tòa Kháng Án Hình Sự, Thẩm Phán Moffit cho rằng khi có cơ hội để bị cáo đến báo cho cảnh sát thì đó được gọi là cơ hợi thích đáng mà bồi thẩm đoàn cần phải suy xét, cũng như bồi thẩm đoàn cũng phải suy xét đến sự nguy hiểm mà “bị cáo” có thể phải gánh chịu khi đương sự phải đi trình báo cho cảnh sát.
Vấn đề tối quan trọng mà luật pháp cần phải đặt ra là liệu bị cáo có cơ hội thích đáng để tái xác quyết lại ý định của mình hay không. Dĩ nhiên, nếu cơ hội đi trình báo cho cảnh sát chẳng giúp ích gì cho “bị cáo” trong việc tránh khỏi những sự đe dọa thì cơ hội đó không được xem như là một cơ hội để cho bị cáo tái xác quyết lại ý định của mình.
Nói tóm lại luật lệ về “sự ép buộc” có thể tóm lược như sau: (a) khi một người thực hiện một tội phạm hình sự do sự trấn áp đối với ý muốn của đương sự bởi sự đe dọa về sự chết chóc hoặc sự bạo hành thì sự bào chữa đối với “sự ép buộc” đó sẽ được áp dụng với điều kiện là nếu “một người có tâm trí cương quyết bình thường” (a person of ordinary firmness of mind), ở vào tuổi tác, phái tính và trong tình huống của bị cáo sẽ hành động như bị cáo; (b) nếu có cơ hội để thay đổi ý muốn mà bị cáo không chịu thay đổi ý muốn của mình thì ‘bị cáo” sẽ không được hưởng những nguyên tắc bào chữa đối với “sự ép buộc” đó. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu một người có tính cương quyết bình thường, ở vào tuổi tác, phái tính và trong tình huống của bị cáo có xử dụng cơ hội đó để thay đổi ý muốn của mình hay không; (c) Riêng việc hướng dẫn cho bồi thẩm đoàn trước khi luận tội còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác chẳng hạn như mức độ nguy hiểm đối với “bị cáo” nếu đương sự xem nhẹ lời đe dọa, tuổi tác, phái tính, môi trường mà trong đó bị cáo đã và đang sinh sống, cùng nhiều yếu tố khác. Cuối cùng Tòa Kháng Án đã bác đơn kháng án.
Dựa vào luật lệ cũng như các phán quyết vừa trưng dẫn, bà có thể thấy được rằng việc biện minh về “sự ép buộc” trong trường hợp này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác để tòa xét xem là liệu con của bà có cơ hội để thay đổi ý kiến, hoặc có cơ hội để trốn thoát hầu đi báo cho cảnh sát về những hành động bất hợp pháp sắp được thực hiện hay không" Hoặc liệu việc đi báo cảnh sát sẽ đem lại sự nguy hiểm đến tính mệnh cho con của bà hay không" Nếu bà còn thắc mắc, xin điện thoại cho chúng tôi để được giải đáp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.