Hôm nay,  

Hãy Nhìn Về Nhà Nông

31/10/200700:00:00(Xem: 3204)

Việt Nam vẫn có hơn 70% dân số sống bằng nghề nông, và trong cuộc đua toàn cầu hóa, chính họ là những người cần được nâng đỡ đặc biệt vì những áp lực gay gắt nhất sẽ đổ dồn lên đôi vai của họ.

Chúng ta đã quen thuộc với các hình ảnh của một Việt Nam đang hăm hở tiến vào hội nhập với thế giới, qua các bước tiến tham dự ASEAN, WTO hay qua các hiệp ước kinh tế song phương hay đa phương. Trong các hình ảnh in trên báo, chiếu trên truyền hình, hay các bài phân tích, chúng ta hầu hết là nhìn thấy những cặp mặt kính trí thức ở các thành thị lớn, như ở Sài Gòn hay Hà Nội.

Và rồi cái nhìn của chúng ta cũng được thu hẹp qua các cặp mắt kính đó, dù người viết hay phân tích có là các chuyên gia kinh tế Việt, Mỹ, Nhật, Pháp, vân vân... Chúng ta không chia sẻ nổi cái vất vả của nông dân, và cũng không hình dung nổi áp lực toàn cầu hóa vào nông dân như thế nào.

Đôi khi, nhiều người chỉ vào vài khía cạnh có vẻ như toàn cầu hóa, như chuyện thiếu nữ vùng đồng bằng Cửu Long rủ nhau đi kiếm chồng Nam Hàn, Đài Loan... Hay chuyện sinh viên thắc mắc về điều kiện du học Hoa Kỳ... Hay như khi chuyện cô tài tử Vàng Anh  bị đưa đoạn phim sex lên mạng, nhiều người lại thấy đó là ảnh hưởng toàn cầu hóa... Hay nếu ưu tư hơn, các phân tích gia lại bày tỏ quan ngại về thị trường bán lẻ Việt Nam phải" mở cửa cho các hãng qúôc tế kể từ ngày 1-1-2009... Và vân vân. Tất cả các quan tâm đó đều hiển lộ cho thấy quan tâm của người thành thị, và lớp người thành thị đã tự trở thành một giai tầng bậc trên so với nông dân.

Thực tế, nông dân chưa có điều kiện để có những quan tâm như thế. Vì họ không làm gì được, họ buộc phaỉ vùng vẫy trong cách của họ, và họ bị động... y hệt như các thiếu nữ Miền Tây phải" chạy lên Sài Gòn để dự thi hoa hậu kiếm chồng ngoại. Đơn giản, dưới mắt nông dân, thành thị là thiên đường. Bất kể là họ có rời bỏ ruộng vườn để lên thành phố sống không hộ khẩu. Họ cũng không thắc mắc chuyện du học, tất nhiên. Họ cũng không biết chuyện video Vàng Anh để góp lời thầy bàn, như có ý kiến bênh vực hay phản đối, vì họ đa số không biết xài maý điện toán và chưa nhập mạng Internet. Chuyện thị trường bán lẻ lại càng xa nữa, vì không có ông xã trưởng hay huyện ủy nào nói chuyện chợ búa với họ, vì ngay các cán bộ naỳ cũng không thể hình dung xa hơn năm 2007... và đa số tầm nhìn không xa hơn quán nhậu có các nữ tiếp viên xinh xắn.

Thế đó, nông dân mình laị là những người chịu áp lực toàn cầu cực kỳ gay gắt.

Thí dụ, như dịch bệnh cúm gia cầm... Gặp đàn vịt bệnh thì chỉ có khóc. Hay như mới mấy ngaỳ qua, bản tin AFP cho biết dịch heo tai xanh tái phát, và mới nhất là một nông trại Gia Lâm, ngoaị thành Hà Nội, đã có 12 heo con thử nghiệm bị dịch heo tai xanh. Như thế, là phải" giết heo bệnh và khoanh vùng cách ly. Tính chung, hơn 50,000 heo bệnh dịch naỳ trong các tháng 6 và 7 trứơc khi bệnh giảm xuống. Và thế là hiện nay có 4 tỉnh thị bị dịch heo tai xanh: Hải Dương, Khánh Hòa, Cà Mau. Với bây giờ là Hà Nội.

Nhưng bệnh là ý trời -- haỹ tin như thế, hay gọi là nghiệp, tùy nghi theo giải thích. Còn chuyện toàn cầu hóa lại là ý người. Vấn đề là chúng ta sẽ quan tâm tới nông dân ra sao, và với mức độ nào, để suy nghĩ về các giaỉ pháp khả thi cho nông dân đỡ khổ.

Báo International Herald Tribune hôm 24-10-2007 có đăng thư của Isabel Mazzei, Giám Đốc Văn Phòng Geneva của hội bất vụ lợi Oxfam International, với cái nhìn về một viễn ảnh quan ngại cho nông dân các nứớc nghèo, trích:

“Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu Carnegie đi xa hơn nơi đây và tiên đoán rằng các nứơc nghèo thực sự là kẻ thua thiệt trong hầu hết kết quả thương thuyết vòng Doha. Trong nhóm [thua thiệt đó] có phần nhiều nứơc trong vùng Phi Châu Tiểu Sa Mạc Sahara và Bangladesh, và tính chung là 267 triệu ngưòời đang sống chưa tới 1 Mỹ Kim một ngày...”

Tha hồ mà tranh luận... Các kinh tế gia có thể đồng ý hay bất đồng ý với các viễn ảnh từ bản  nghiên cứu đó. Nhưng các nông dân vẫn im lặng, vì họ không biết rằng số mệnh cuả họ là do người khác quyết định, bất kể họ vẫn là người người góp sức đẩy tới các cỗ xe lịch sử.

Đài Á Châu Tự Do RFA, hôm 30-10-2007 có bài tường thuật của phóng viên Trà Mi, nhan đề “Nông dân bức xúc vì phải gánh chịu hàng trăm khoản thuế phí khác nhau” trong đó nêu lên các nỗi khổ nông dân, trích:

“Nông dân, thành phần chiếm trên 70% dân số Việt Nam, phải gánh chịu hàng trăm khoản thuế-phí khác nhau trong khi đời sống của họ còn nhiều khó khăn, với mức thu nhập quá thấp.

Để giảm bớt gánh nặng cho nhà nông, mới đây, chính phủ công bố đã bãi bỏ tổng cộng 340 loại lệ phí, và hứa hẹn sắp tới, các khoản thu phí về thủy lợi, an ninh quốc phòng, chống lụt bão hay lệ phí xây dựng điện, đường, trường, trạm cũng sẽ được miễn cho nông gia.

Tình hình thực tế ra sao" Tất cả các nhà nông khi được hỏi về các khoản thuế, phí, và lệ phí mà họ phải đóng hàng năm đều cùng chung một tâm trạng: vô cùng bức xúc.

Nông dân chưa được thông tin

Bà Năm, một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn ở Tiền Giang, cho biết: “DDóng nhiều lắm. Mỗi một năm đóng tùm lum hết và không biết đâu mà kể. Đóng hoài. Hễ hở ra cái gì nó cũng bắt đóng, đóng đủ thứ hết. Ví dụ là thanh niên thì đóng mỗi người 8 chục ngàn, đóng hoài tới vậy hà, tiền lao động đó. Như tụi tui thì bên đàn bà, mỗi người đàn bà đóng 5 ngàn. Cái đó là đóng tiền bên phụ nữ đó.”

Bà Sếu, cư dân vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Long An, tiếp lời: “Trong gia đình tôi thí dụ có mấy đứa con mà đóng tiền lao động, là con trai thì đóng 6 chục ngàn, con gái thì đóng 4 chục ngàn. Năm nào cũng phải đóng hết trơn. Ở khu vực này đều là dân nghèo không à, mần ngày nào ăn ngày nấy. Thì bây giờ tới khoản đóng tiền mà không có cũng phải chạy, không có thì nó mời.”

Nhà nước công bố đã bãi bỏ 340 khoản thu đáng kể cho nông gia. Thế nhưng, các hộ nông dân mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, đa số cho hay họ chẳng nghe thấy thông tin này, như trừơng hợp của ông Tín ở Gò Công: “Cái này tôi không có nghe.”

Hay bà Sếu ở Long An: “Hổng biết ở tỉnh có bỏ không chứ ở huyện, thị trấn này chưa có khoản nào được bỏ hết. Xem trên đài thấy đại biểu quốc hội có đề nghị. Tụi tui xem đài tụi tui biết, còn không biết bà con khác có biết hay không thì tui không biết.”...”(hết trích)

Nhà nứơc cần phải" biết rằng, chính nông dân mới thực sự là những người sống chết với đất, với làng... và họ chính là những người sẽ kiên trì đứng chống chọi với mọi biến động cho quê nhà. Haỹ nhớ, khi đàn anh Phương Bắc Trung Quốc tấn công Việt Nam năm 1979, chính nông dân 6 tỉnh biên giới phía bắc mới thực sự là sức mạnh để giữ nứơc, giữ làng. Bởi vì nếu không có những người nông dân bám giữ làng, bám giữ đất... thì bao nhiêu sư đoàn từ Hà Nội đưa lên cũng vô ích.

Và hãy hình dung, nếu có một biến động lớn như Chiến Tranh Thế Giới thứ 3 xảy ra, khi toàn bộ cơ cấu chính phủ và toàn dân Hà Nội và Saì Gòn phải di tản về miền quê, thì cũng chính nông dân mới là các thành lũy vững vàng để cả dân  tộc nương tựa.

Không nhìn xa, không sửa soạn cho một chính sách ưu đãi nông dân, thì là chính mình tự hại nhau trứơc. Haỹ gìn giữ các nông dân. Không có nghĩa là cần ngăn cản các đám cưới với ngoaị nhân, vì các cuộc hôn nhân này không có gì cần cấm cản. Nhưng chính là phải nâng giai tầng nông dân lên trong một chinh sách ưu đãi, vì thấy rõ rằng họ luôn luôn là nơi nương tựa cuối cùng, và là nơi nương tựa vững vàng, khi, giả sử như, tất cả các thị trấn ven biển và các thành phố lớn đều đã bị tan rã, hoặc không còn giữ nổi nữa.

Mặt khác, hãy chăm sóc cho nông dân, vì họ thực sự là mẹ, là cha, là anh chị của chúng ta. Và haỹ chứng tỏ cho nông dân thấy rằng họ thực sự ở chung với cả nước trong một gia đình, chứ không phaỉ là những người khi túng quẩn phaỉ chạy lên thành phố để xin làm ôshin cho tư bản đỏ.

Hãy cho nông dân thấy, chính họ là nơi cả nứơc đã nương tựa, đang nương tựa và sẽ nương tựa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.