Đến chiều cùng ngày, đại diện tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam đã đến tận nhà thăm hỏi bà Lê Thị Phú Dung, vợ mục sư Quang, đồng thời ghi nhận tình hình."
Bà vợ Mục sư Quang còn cho biết thêm trước đây hồi năm 2002, CS ra lịnh cưỡng chế tháo dỡ nhà 4 mét thôi, nhưng bây giờ lại tháo dỡ thêm 4 mét nữa, tức tổng cộng là 8 mét. Thấy vô lý, Bà Phú Dung không ký biên bản cho tháo dỡ, thế là họ cưỡng hành. Đến 12h trưa CS làm xong chuyện của họ thì (lời Bà Phú Dung) "cái gác của tôi bây giờ bị mất 1 cái đà ngang. Tôi nghĩ bây giờ mà gió lớn có thể nó sẽ sập. Còn Mục sư Quang chồng Bà bị CS buộc đi lao động, "ngồi lên máy tách vỏ điều gì đó. Chồng tôi nói là chịu không nổi vì chồng tôi bị thấp khớp và cũng bị đau đầu, cho nên làm những việc chăm chú như vậy thì sức khỏe không chịu nổi" .
2h chiều phái đoàn đại diện tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam đã đến thăm hỏi gia đình Bà và tình hình Ms Quang, coi giấy tờ, hỏi rất nhiều chi tiết về sự cưỡng chế tháo dỡ. Phái đoàn cũng hỏi về việc hội thánh bị gây khó khăn còn xảy ra hay không. Bà trả lời mới tối chủ nhật vừa CS vẫn tiếp tục đến đuổi tín đồ của chúng tôi về. Trả lời phóng viên RFA, Bà Phú Dung nói, "Họ đến ghi nhận những sự việc này để họ báo cáo về bên đó."
Bên đó mà Bà Phú Dung nói là bên Mỹ. Bên Mỹ việc CS cưỡng chế tháo dỡ Hội Thánh Tin Lành Mennonite ắt có nhiều suy nghĩ. Trước nhứt đối với người Việt dù nghe thấy một chuyện phá đạo đau xót trong lòng nhưng coi đó là chuyện đương nhiên và bình thường phải xảy ra, nếu không xảy ra thì CS không còn là cộng sản nữa. Người Việt ở Mỹ bây giờ thành người Mỹ gốc Việt kinh nghiệm CS quá nhiều, bàng máu, nước mắt, mồ hôi, tương lai, sự nghiệp - chớ không phải như mấy ông chánh trị gia Mỹ chỉ biết CS qua sách vở hay cùng lắm là đi làm cố vấn ở VN vài năm trong Chiến Tranh VN. Người Việt ở Miền Bắc có gần 80 năm kinh nghiệm CS, đã biết CS coi tôn giáo còn hại hơn thuốc phiện đối với quyền thế của CS. Người Việt ở Miền Trung và Miền Nam có 30 năm kinh nghiệm CS, đã biết CS coi các giáo hội và khối tín đồ là lực lượng thù địch vì không chịu theo CS. Nên việc lũng đoạn, triệt hạ, đàn áp các tôn giáo là chuyện bình thường, là nguyên tắc, đương nhiên CS phải làm. Không làm mới là điều la, là biệt lệ.
Còn đối với người Mỹ, nhứt là các chánh trị gia không có tham chiến VN, như TT Bush, Phó TT Cheney, và Bà Ngoại Trưởng Rice việc cưỡng chế tháo dỡ Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Saigon là một cơ hội học thêm một bài học về CS Hà Nội. Bài học về lời hứa và chữ ký của CS trong bang giao. TT Bush có dịp ngẫm nghĩ việcThủ Tướng VC Phan văn Khải đã làm cho vị lãnh đạo đệ nhứt siêu cường thế giới bị hố khi TTBush "hồ hởi, phấn khỏi" báo cáo với quốc dân Mỹ biết sau cuộc tiếp kiến Ô Khải, rằng Mỹ đã đạt được với Ô Khải thỏa hiệp làm cho các tôn giáo được dễ dàng hơn. Tiến sĩ Kissinger gốc người Do Đức Do Thái thông kim quán cỗ, làm cố vấn mấy đời tổng thống Mỹ kia, còn bị một thầy lang vườn Xuân Thủy và công tử bột ở miền Bắc VN chơi lận bài ba lá trong Hòa Đàm Paris. Hai ông trùm trưởng CS này đút viết ký hiệp ước để cho Mỹ rút quân, rồi sau đó không bao lâu xua quân qua tiến chiếm Miền Nam. Huống hồ gì TT Bush là một người vốn xuất thân từ vùng cao bồi Texas ăn ngay nói thẳng như ruột ngựa. Ông Đại sứ Mỹ Burghard lẽ ra phải có kinh nghiệm với CS khi làm việc ở Tòa Đại sứ Bắc Kinh, lại không "trình cho tổng thống" thói quen biến thành bản chất thứ hai của CS là ăn đằng sóng nói đằng gió để TT Bush hố như vậy. Còn Bà Rice tuy từng là chuyên viên Liên xô sự vụ, Nhưng CS Hà Nội là những người vừa dùng chiêu của Staline, vừa dùng chiêu của Mao Trạch Đông, vừa đánh theo kiểu tay ngang, thì một người làm việc có "bài bản" khó mà đấu lắm. Người biết võ khó mà phân miếng được của dân đánh "võ rừng".
Thế nên việc CS Hà Nội đàn áp Tin Lành Mennonite đặt TT Bush trước tình trạng khó xử, chắc phải im lìm ngậm đắng nuốt cay với CS. Ăn làm sao, nói làm sao đây với quốc dân Mỹ -- đặc biệt với đạo Tin Lành mà khối tín đồ đã giúp Ông rất nhiều để đắc cử ngày 2 tháng 11 năm 2004 và với người Mỹ gốc Việt đã ủng hộ Ông vì tin Ông chống độc tài -- về việc chánh quyền do Ông lãnh đạo và về việc Ông tiếp kiến Thủ Tướng VC Phan văn Khải và lời tuyên bố "hồ hởi, phấn khởi" đã của Ông đã đạt được thỏa hiệp được với Việt Công để tôn giáo VN "dễ dàng" hành đạo.
Là một đảng chuyên cướp và bám chánh quyền, hơn ai hết CS Hà Nội biết, khối quần chúng có tín ngưỡng là lực lượng tương đối cón có tổ chức, có lãnh đạo trong nước VN, sau khi họ diệt gần hết các tổ chức chánh trị, văn hóa, xã hội khác. Việc đòi hỏi tự do tôn giáo đã diễn biền hòa bình qua dân chủ, dân sinh, và dân quyền, bây giờ đã dến giai đoạn bất tuân hành dân sự và đang tiến đến giai đoạn đấu tranh trực diện tổng hợp quyền lợi tinh thần, và quyền lợi vật chất. Đó là một chất xúc tác mạnh có thể biến thành cách mạng nhung như ở Ba Lan thời CS hay cách mạnh màu hồng, màu cam, màu hoa tulip thời hậu CS. Qui trình này là qui trình không thể đảo ngược ở VN và hợp với xu thế toàn cầu. Hành Pháp Mỹ chỉ còn có cách tỏ ra độc lập hay âm thầm yểm trợ như Quốc Hội Mỹ, chớ làm ngược lại như đi với CS Hà Nội thì sớm muộn gì trong cuộc cách mạng nhung ở VN sẽ có biểu ngữ "Yankee Go Home."
Đây là lúc thoái trào của quyền kiểm soát của CS Hà nội đối với nhân dân VN. Nên CS Hà Nội hứa suông hứa cuội ngoài miệng với Mỹ, ký tên đóng dấu với Mỹ, nhưng thâm tâm là câu giờ, mua thời gian để mua chuộc không được thì tỉa dần, lũng đoạn, triệt hạ các tôn giáo. Phương pháp gần đây là hình sự hóa các hành động đấu tranh, như truy tố các nhà đấu tranh và lãnh tụ tôn giáo với tội cản trở, chống chống nhân viên công lực, tiết lộ bí mật quốc gia, làm gián điệp để quốc tế không xem vào được.
Nhưng lịch sử thế giời cổ kim đã chứng minh, nếu trong thời gian phát khởi đấu tranh của nhân dân nếu nhà cầm quyền không tiêu diệt đước, thì phong trào đấu tranh nhân dân sẽ trưởng thành và phát triển trên tro tàn của chế độ. Sử gia Toynbe đã chứng minh điều đó rất rõ bằng sự kiện lịch sử sưu tầm rất khoa học. Ky tô giáo như con tầm đã phá vỡ cái kén là đế quốc La mã binh hùng tướng mạnh vạn lần hơn các thánh Tông Đồ, các tín đồ không một tấc sắt trong tay, phải trốn trong các hầm mộ để cầu nguyện. Thế mà đế quốc La mã phải suy tàn và sụp đổ, và Ky tô giáo vươn lên trở thành linh hồn của văn minh Tây Phương. Còn đối với Phật Giáo người ta nhớ đến câu đạo diệu diệu thâm thâm mà ngàn năm vẫn còn. Chủ nghĩa CS dưới cái nhìn của lịch sử chỉ là một chủ nghĩa chết yểu mà thôi, mới có 75 tuổi đã đi đời nhà ma, so với các tôn giáo tuổi thọ tính bằng thiên niên kỷ.