Hôm nay,  

Võ Việt Dạy Ở Ni Viện Nepal Vang Dội Sang Tận Bhutan...

10/05/201000:00:00(Xem: 6931)

Võ Việt Dạy ở Ni Viện Nepal Vang dội Sang Tận Bhutan...


Ni cô Jigme Wangchuk (Photo: kuenselonline.com)


KATHMANDU, Nepal -- Võ Việt Nam đang dạy ở một ni viện Nepal, và đã có tiếng vang sang tận nhiều nước lân bang vùng Hy Mã Lạp Sơn, như quốc gia Bhutan. Bản tin sau lược dịch theo báo Kuensel (kuenselonline.com) hôm chủ nhật 9-5-2010.
Tại Druk Amitabha Nunnery (Ni Viện Druk A Di Đà), cô ni Jigme Wangchuk Lhamo, 12 tuổi, khi đứng dưới sân trông có vẻ thẹn thùng, dịu dàng, nhưng khi lên sân võ ở mái tu viện 4 tầng lầu ở Kathmandu, cô Jigme đấm nhanh hơn và đá cao hơn một người trung bình.
Ước mơ của cô Jigme Wangchuk là sẽ đưa môn võ cổ truyền Việt Nam mà cô học ở ni viện này về nước Bhutan, “Ước mơ của tôi là trở thành một võ sư dạy kung-fu người Bhutan đầu tiên, ngay cả nếu tôi không có thể hiểu hết kinh điển Phật Giáo.”
Cô là một trong 400 ni cô ở Ni Viện Druk A Di Đà này. Mỗi ngaỳ, các ni cô thức dậy lúc 4 giờ sáng, bắt đầu tụng kinh và giáo lý khoảng 1 giờ, sau đó là phải học võ khoảng 1 giờ nữa. Buổi tối, họ có thêm một giờ tập võ nữa.
Cô ni nhỏ Jigme là từ Nganglam Dechenling tại Pemagatshel của nước láng giềng Bhutan sang. Cô là một trong những vị ni say mê, nhiệt tâm với môn võ Việt Nam này nhất.
Cô mới vào ni viện này năm ngoái, sau khi học xong lớp 5 ở trường tiểu học Lungtenphu ở Thimphu. Mặc dù cô đứng trong nhóm 10 học sinh giỏi nhất trong lớp ở Thimphu, Jigme nói rằng niềm tin vào Phật Giáo và ước mơ đi tu đã đưa cô vào ni viện.
Cô nói, bây giờ là 6 tháng trong ni viện rồi, tuy thời gian ngắn như thế, cô đã có thể nói thông thaạ các ngôn ngữ Nepal, Hindi (Ấn Độ), Tây Tạng và tiếng Ladhaki -- là các ngôn ngữ nói thường xuyên ở ni viện.
Thầy võ người Việt của cô nói, mặc dù mới học võ, cô Jigme đã thăng vọt tới cấp 6 trong 16 cấp của môn võ này.


Cô Jigme nói, bên cạnh việc học võ để tự vệ, còn là để giúp ngồi thẳng lưng nhiều giờ trong khi các buổi tập thiền, nghi lễ và học pháp.
Thân thể cường tránh, tinh thần khỏe mạnh... Đaị sư Khamtrul Rinpoche nói, “Ngay cả Đức Phật Thích Ca cũng nói, nếu quý vị có bệnh thì phaỉ uống thuốc, ngay cả nếu thuốc có là cá. Nếu không có thân này, tu học là chuyện bất khả.”
Cô Jigme nói là môn võ đã giúp các ni cô khỏe mạnh và lạc quan về mọi thứ họ làm trong đời thường.
Người sáng lập ni viện này là ngài Gyalwang Drukpa đời thứ 12, đã đưa môn võ vào chương trình tu học của ni viện từ 2 năm trước, sau khi nhìn thấy các ni cô tập võ tại Việt Nam. Thầy được giải thích là môn võ đã giúp các ni cô tập trung hơn và tự tin hơn. Ngài nói điều đó đúng, bởi vì từ khi môn võ Việt Nam dạy ở ni viện này, các ni cô hiếm khi mới bbbệnh, điều trước đó là thường xuyên.
Trái nghịc với giaó lý bất bạo động, Thầy Drukpa nói là mọi chuyện tùy theo tâm mình, “Nếu bạn làm việc với động cơ tốt, bạn có thể là một vị bồ tát phẫn nộ...”
Jetsuma Tenzin Palmo, một vị nữ lưu người Anh đã trở thành một ni cô Phật Giaó Tây Tạng từ hơn 30 năm trước và nổi tiếng với nhiều tác phẩm viết về Phật Giáó, nói là khi người ta biết cách tự vệ, thì họ có thể chận một đối thủ mà không nhất thiết gây ra thiệt hại lớn, “Bạn sẽ biết phần nào trong thân để gỡ vũ khí mà không gây bị thương cho đối thủ.”
Vị ni trưởng người Anh này nói thêm, bên cạnh việc luyện tâm, giữ sức khỏe cường tráng và tăng sức định tâm, võ học còn cho sự tự tin để tuụ vệ.
Ni trường Palmo nói, “Khi bọn nam thanh niên trong các khu phố gần đây biết là các ni cô học võ kung-fu, họ đã tránh xa ra.”
Nhưng với ni cô Jigme Wangchuk, tuy mới 12 tuổi, đã có một ước mơ lớn, rằng ni cô muốn trở thành vị võ sư dạy kung-fu đầu tiên người Bhutan, ngay cả khi không hiểu hết Phật pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.