Hôm nay,  

Công Ước Chống Tra Tấn?

30/11/200800:00:00(Xem: 3807)

Công Ước Chống Tra Tấn"

Trần Khải
Nhà nước CSVN có nên ký bản văn gia nhập Công ước về chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc hay không" Tại sao phải vào, hay tại sao không nên vào" Có phải đây cũng là một âm mưu thâm độc của các nước tử thù của xã hội chủ nghĩa đưa ra để giăng bẫy" Và nhà nước có nên biểu diễn ký kết bản văn, nhưng làm hay không lại là chuyện linh động sáng tạo của các cán bộ địa phương"
Thực là đủ thứ câu hỏi nhức đầu. Thế mới biết… chính trị thời kỳ hậu hiện đại quả nhiên là phức tạp. Bạn thù có vẻ như bất minh. Trong khi Trung Quốc đưa tàu vào Biển Đông kiếm dầu, thì Liên Hiệp Quốc thừa cơ gài bẫy trên bộ…
Bản tin của đài BBC nhan đề "VN tham gia Công ước chống tra tấn"" cho thấy một thế khó xử của nhà nước Hà Nội. Bản tin viết:
"Việt Nam đang cân nhắc gia nhập Công ước về chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc, hiện đã có 145 nước ký kết.
Đại diện của Bộ Công an nói tại Hội thảo tổ chức hôm thứ Ba với sự tham gia của các bộ ngành liên quan nói "gia nhập Công ước chống tra tấn là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển, tiến bộ của thời đại".
Công ước chống tra tấn và đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo đã được thông qua từ ngày 1/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987.
Việc giới chức Việt Nam tổ chức hội thảo nghiên cứu về vấn đề này cho thấy việc gia nhập Công ước có thể xảy ra trong một tương lai gần.
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng cần nghiên cứu nội dung công ước một cách toàn diện trước khi có thể đưa vào thực hiện.
Giới chuyên gia luật pháp thì nói cơ sở văn bản pháp luật cũng sẽ phải điều chỉnh bổ sung một khi Việt Nam ký vào Công ước này.
Lợi hại
Được biết khi gia nhập Công ước Quốc tế về chống Tra tấn, nước thành viên sẽ phải chấp thuận các định nghĩa quốc tế về tra tấn; có trách nhiệm ban hành và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn hành vi tra tấn.
Quốc gia thành viên cũng phải bảo đảm khung luật pháp của mình quy định hành vi tra tấn là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị trừng phạt; đồng thời phải có cơ chế thực hiện khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của việc tra tấn.
Tuy thừa nhận việc tham gia Công ước như một yêu cầu không thể bỏ qua trong thời đại hội nhập toàn cầu, VN còn có một số quan ngại.
Wesbite Thư viện Pháp luật trích lời tiến sỹ Nguyễn Thị Báo từ Viện Nghiên cứu quyền con người (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) nói "dưới góc độ chính trị, Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức".
Theo bà Báo, đó là "những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn có dã tâm lợi dụng các vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong đó có Việt Nam".
Bà tiến sỹ cũng cảnh báo VN còn thiếu nguồn lực để thực hiện cam kết quốc tế khi tham gia Công ước.
Cáo buộc tra tấn xảy ra ở không ít quốc gia. Những cường quốc phương Tây như Hoa Kỳ, Anh quốc, đều đã bị tố cáo vi phạm…" (hết trích)
Cần ghi nhận rằng, trong khi Đại diện của Bộ Công an nói tại Hội thảo là "gia nhập Công ước chống tra tấn là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển, tiến bộ của thời đại", thì tiến sỹ Nguyễn Thị Báo đã nhìn ra tầm xa hơn cả Bộ Công An, nói ngay rằng đó là "những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch…"
Nói như thế không có nghĩa là bà Báo công nhận trước giờ CSVN có tra tấn. Không hề như thế. Thậm chí như phóng viên Ben Stocking của thông tấn AP tới giáo xứ Thái Hà để tìm tin nóng đã bị công an bá cổ đưa về đồn, xáng máy ảnh vào đầu mạnh tới nổi phải đi bệnh viện may vá mấy mũi… thì cũng được giải thích rằng không hề có chuyện đó, vì nhà nước Hà Nội không hề có chuyện tra tấn bao giờ. Chẵng qua, là phóng viên quốc tế và nhân viên bệnh viện Hà Nội nếu không phải nói điêu thì hẳn là đang nằm mơ…


Điều có thể thấy rằng, nếu chính phủ CSVN lúc đó mà đã ký kết bản Công ước chống tra tấn thì văn phòng LHQ tại Hà Nội có thể đưa đặc sứ tới gặp ngay phóng viên Ben Stocking, chụp hình, phỏng vấn, quay phim để làm hồ sơ bêu rếu công an Hà Nội với khắp 145 quốc gia khác… Bấy giờ, hẳn đúng như lời bà Báo tiên báo, là chuyện ký công ước rõ ràng là âm mưu, thủ đoạn… Thậm chí lúc đó, có thể phóng viên Ben Stocking giả vờ kiếm chuyện khều chọc để gài bẫy công an. Có thể hình dung rằng, lúc đó, cơ quan LHQ tại Hà Nội sẽ lấy bản Công ước ra mà kiếm chuyện, theo đúng bản tin trên là công an "tra tấn là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị trừng phạt; đồng thời phải có cơ chế thực hiện khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân của việc tra tấn…"
Thế là vụ Thái Hà đang từ nhỏ, đang từ chỗ Thành Ủy Hà Nội cố ý cho là tầm cỡ phường xã, bỗng nhiên mắc bẫy tra tấn phóng viên Ben Stocking mà thành chuyện ầm ĩ quốc tế. Thế là không chỉ phải trừng phạt các cán bộ công an đã kẹp cổ, đã xáng máy ảnh vào đầu Ben Stocking, mà còn phải khởi tố tội hình sự các công an này.  Sau đó, chính phủ Hà Nội lại mất công bồi thường thiệt hại… Thế là hỏng cả.
Thực ra, nhìn qua nhiều vụ đàn áp các nhà dân chủ thời gian qua, chúng ta thấy không có yếu tố tra tấn, nhưng lại thâm độc hơn nhiều, mà thế giới cũng không có chứng cớ mà chất vấn Hà Nội. Có vẻ như cái thời công an đối xử thô bạo trắng trợn đã qua rồi, kiểu như  thời công an Gia Lai Kontum đưa tay bóp dế mục sư cũng không thấy còn nữa. Bây giờ cũng lắm trò làm mệt nhọc hơn thời đó nữa.
Thí dụ, như màn công an liên tục triệu tập nhà dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải lên bắt phạt liên tục, ký đủ thứ giấy, đòi phạt tiền tổng cộng gần sáu ngàn đô la… Không ngu gì mà tra tấn, vừa kém văn minh, mà không bao giờ có thể trở thành chủ nợ…
Thí dụ, như màn công an bắt giam nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, không cần tra tấn gì, cứ việc cấm khám bệnh, cấm uống thuốc là cả ngày đêm xương cốt rã rời, vừa đau bệnh bây giờ mà vừa giảm thọ tương lai… Không ngu gì mà tra tấn, nhà văn này đang bệnh, rủi chết lại mang tiếng…
Thí dụ, như công an vừa thả sinh viên Bùi Văn Toản sau 2 tháng giam giữ, và rồi cuối tháng 10-2008 mới đưa về nguyên quán ở Thái Bình để quản chế. Một cách kỳ lạ, chưa từng thấy nơi nào trên thế giới, trong thời gian 2 tháng bị giam, anh Toản bị công an giam 1 tháng ở 1 ngôi nhà lá ở đường Lê Trọng Tấn, tỉnh Hà Đông, và tháng kế tiếp là quản chế bằng cách ép buộc làm việc ở một quán thịt chó đối diện bên kia đường với ngôi nhà lá này. Nhà dân chủ trẻ này bị công an đánh, đấm, hù dọa, ép viết đủ thứ bản tường trình không thực… Vì sao" Chỉ vì anh biểu tình đòi giữ đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Trường hợp này thì lộ quá, công an không ngu gì mà không tra tấn. Nếu mà ký công ước xong, là nhân viên LHQ lại xuống đòi bồi thường cho anh Bùi Văn  Toản, rồi lại bêu rếu trước hội nghị LHQ với 145 quốc gia khác thì là hỏng kiểu. Đánh, đấm… tất nhiên là tra tấn rồi. Nhưng nơi đây lại thêm màn cưỡng bức lao động (bán quán thịt chó cho công an một tháng) thì là tội gia trọng nữa…
Vậy thì, nên ký Công ước về chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc hay không" Tại sao không" Bởi vì, tới Công ước chống tham nhũng còn dám ký, thì nói gì tới các Công ước khác.
Đài RFA tuần trước đã nhắc rằng CSVN đã ký nhiều công ước chống tham nhũng mang tầm vóc quốc tế: "Chương trình thứ nhất là Công Ước Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam tham gia năm 2003. Chương trình thứ hai, do Tổ chức Hợp tác Phát Triển Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á khởi xướng, có tên Công Ước Chống Tham Nhũng OECD. Việt Nam tham gia chương trình này vào năm 2004."
Thế đấy, từ đó tới giờ có thấy cán bộ nào tham nhũng đâu… Chỉ là cầm hộ tiền thôi, khi người dân "bức xúc" mà đưa tiền; thế mà bọn xấu cứ bảo đó là hối lộ. Chỉ là cầm hộ tiền công quỹ thôi, khi nào cơ quan có "nhu cầu" thì sẽ hoàn trả lại; thế mà bọn xấu cứ bảo đó là tham nhũng.
Chuyện tra tấn cũng thế. Chỉ là giao lưu quyền cước tí thôi… Có ký Công ước cũng chẳng sao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.