Hôm nay,  

Chuyện Xưa Chuyện Nay: Thầy Đặng Vũ Tiển Ở Làng Hành Thiện

17/01/201000:00:00(Xem: 5929)

Chuyện Xưa Chuyện Nay: Thầy Đặng Vũ Tiển ở làng Hành Thiện

Đoàn Thanh Liêm
Năm học 1950-51, tôi theo học với thầy Đặng Vũ Tiển tại lớp học tư ngay trong nhà cuả thầy ở làng Hành Thiện, cũng gần với làng Cát xuyên cuả tôi. Vì mấy năm chiến tranh, việc học cuả tôi bị gián đoạn, nên phải học bù lại bằng cách học dồn chương trình hai năm vào trong có một năm.
Thầy Tiển có bằng tú tài thời Pháp thuộc trước năm 1945, nên có tên là ông Tú Tiển. Vì thầy có dị tật với cái bướu sau lưng, nên thường được gọi là “thầy Tiển gù”, chỉ cao chừng 1,20 mét thôi. Thầy dậy chúng tôi vào buổi chiều, trong lớp chỉ có chừng 20 học sinh. Mà chỉ dậy có 4 môn, đó là Toán, Vật lý, Anh văn, Pháp văn trong chương trình 2 lớp Đệ ngũ và Đệ Tứ (tức là lớp 8 và 9 sau này). Là người đã dậy học lâu năm, nên thầy có nhiều kinh nghiệm về sư phạm và diễn giảng hướng dẫn chúng tôi rất tận tình chu đáo. Mà thầy cũng không hề tỏ vẻ chú trọng về chuyện tiền bạc cuả các học sinh phải bồi dưỡng cho thầy. Lớp học rõ ràng là giống như cuả các cụ đồ nho ngày trước ở các làng quê : học trò thường không phải trả ‘học phí”, mà chỉ lâu lâu đem biếu ông thầy ít sản phẩm nông nhiệp như một thúng gạo, con gà, chục trứng, con cá lớn, hay mấy nải chuối, gọi là “ lễ vật để tạ ơn thầy”.
Làng Hành Thiện rất nổi danh ở miền Bắc với câu dân gian thường hay truyền tụng : “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện”. Làng Cổ Am ở miệt Hải Dương – Kiến An về phía đông so với thủ đô Thăng Long. Còn làng Hành Thiện ở miệt Sơn Nam tức là về phía nam so với Hanoi. Hành Thiện có rất nhiều nhân tài với biết bao nhiêu vị khoa bảng đỗ đạt thành danh qua rất nhiều kỳ thi dưới các triều vua chúa ngày xưa. Mà ngay dưới thời Pháp thuộc, thì cũng có rất nhiều vị bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo sư nổi tiếng khắp nước. Điển hình như bác sĩ Đặng Vũ Lạc là một vị bác sĩ trong lớp đầu tiên cuả giới bác sĩ y khoa và đã đứng ra thiết lập một bệnh viện tư nhân lớn nhất toàn cõi Đông Dương hồi trước 1945. Còn phải kể đến nhà cách mạng lừng danh Nguyễn Thế Truyền đã hoạt động chung với các cụ Nguyễn An Ninh, Phan văn Trường, Phan Châu Trinh... ngay tại Pháp hồi thập niên 1920. Kể cả Trường Chinh Đặng Xuân Khu một nhân vật khét tiếng trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản, bị mất chức Tổng Bí thư đảng cộng sản sau vụ cải cách ruộng đất năm 1955-56, thì cũng là người xuất thân từ làng Hành Thiện.
Hồi tôi theo học với thầy Tiển ở Hành Thiện, thì hay được các bậc cha bác ở trong làng nhắc nhủ rằng: “Cháu phải cố gắng mà học tập theo gương kiên trì hiếu học cuả người Hành Thiện đấy nhé. Mong sao cho lớp trẻ tuổi như bọn cháu sánh bước theo kịp được với các bạn đồng lưá cuả làng này. Chứ đừng có lẹt bẹt thua kém như lớp tuổi cuả chúng tao ngày trước ấy. Có như thế, thì chúng cháu mới xứng đáng với câu tục ngữ : “hậu sinh khả uý”, “con hơn cha, nhà có phúc” vậy đó...” Và ngay từ hồi còn theo học ở Hanoi vào các năm 1952-54, tôi đã hết sức thán phục cái thành tích đáng nể cuả các anh Đặng Vũ Biền, Nguyễn Xuân Nghiên, Đặng Văn Nhân, Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Quang v.v... đều là dân Hành Thiện mà học hành thi cử lúc nào cũng thành công nổi bật cả ở cấp trung học đến cấp đại học. Có thể nói sự thành công cuả các anh này đã khích lệ cho tôi thêm miệt mài trong việc sách đèn, để mà “có thể theo kịp được với dân Hành Thiện”, đúng như lời nhắc nhủ cuả cha bác làng Cát xuyên cuả tôi như đã ghi ở trên.


Trở lại với chuyên cuả thầy Đặng Vũ Tiển, thì từ ngày di cư vào Nam năm 1954, thầy đi mở trường dậy học ở Phan Thiết. Mãi đến sau năm 1975, tôi và anh bạn Trịnh Ngọc Cứ vốn là học trò xưa mới có dịp đến thăm thầy được mấy lần tại nhà riêng ở khu Ngã Ba Ông Tạ Saigon. Thầy vẫn còn nhớ anh em chúng tôi và tiếp chuyện rất thân tình với bọn tôi. Tôi nhận thấy thầy có tâm sự bi quan, buồn rầu trước tình hình ngột ngạt, tiêu điều hiu quạnh ở miền nam hồi đó. Và chẳng bao lâu sau, thì tôi được tin thầy mất, mà vì không được thông báo qua báo chí hay radio, nên hầu như không có mấy học trò cũ như chúng tôi được biết để mà đến viếng và tiễn đưa thầy vào dịp tang lễ. Một lần nưã, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ cuả một môn sinh đã có may mắn được thụ giáo với vị thầy rất tận tâm chu đáo là thầy Đặng Vũ Tiển cuả làng Hành Thiện vậy.
Sách vở, báo chí và tài liệu viết về làng Hành Thiện thì rất nhiều, có đến cả hàng ngàn, hàng vạn tài liệu không thể liệt kê cho hết được. Đặc biệt, tôi chú ý đến công trình sưu tầm nghiên cưú gần đây cuả cụ Đăng Hưũ Thụ hiện đã vào tuổi thượng thọ cưủ tuần rồi. Cụ nguyên là một vị chánh án tại miền Nam trước năm 1975. Sau đó cụ sang định cư tại Pháp và kể từ ngày về hưu vào năm 1984, cụ đã dành hết thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu lịch sử văn hoá cuả làng Hành Thiện vốn là quê hương bản quán cuả mình. Cụ làm việc say mê, miệt mài và theo phương pháp khoa học, nên đã hoàn thành được nhiều tác phẩm về các sự tích lịch sử cũng như về các danh nhân xuất thân từ đất Hành Thiện. Tôi đặc biệt rất thích thú khi được đọc cuốn tiểu sử cuả nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền do cụ biên soạn vào đầu thập niên 1990. Rõ ràng là Hành Thiện rất xứng đáng với danh hiệu “Điạ linh Nhân kiệt” như dân gian thường nói vậy. Và tôi xin giới thiệu với bạn đọc loại sách biên khảo cuả cụ Đặng Hữu Thụ rất có giá trị riêng về lịch sử văn hoá và danh nhân cuả Hành Thiện.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng thương tiếc đối với các anh bạn thân thiết, đồng lưá tuổi người Hành Thiện mà đã ra đi trong các năm qua. Đó là các bạn Nguyễn Xuân Nghiên, Đặng Văn Nhân, Nguyễn Xuân Quế, Đặng Mộng Lân... Tuy các anh đã đi xa, nhưng cái kỷ niệm chung với các anh về thời thơ ấu ở quê nhà tại Hành Thiện – Xuân Trường – Nam Định, thì không bao giờ phai mờ trong tâm trí cuả tôi được.
California, ngày cuối năm Kỷ sửu
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.